Quốc tế cộng sản (Komintern) và những hoạt động của nó (1919 – 1943)

1. Quốc tế cộng sản thành lập 

Từ sau khi Ph.Enghen qua đời (8-1895), kể từ Đại hội lần thứ IV (họp tháng 8-1896 ở Luân Đôn), cơ quan lãnh đạo của Quốc tế thứ hai dẫn dẫn rơi vào tay các phần tử cơ hội chủ nghĩa, đứng đầu là E.Bécxtaing. Họ phủ nhận chuyên chính vô sản, liên minh công nông và tư tưởng về chuyển cách mạng dân chủ tư sản lên cách mạng XHCN, tuyên truyền thuyết “hòa bình giai cấp” và thuyết “chủ nghĩa tư bản hòa bình nhập vào chủ nghĩa xã hội vv… Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, đối lập với những người bônsevich giữ lập trường chống chiến tranh đế quốc chủ nghĩa, các phần tử cơ hội chủ nghĩa trong Quốc tế thứ hai đã công khai đứng về phía giai cấp tư sản nước họ, ủng hộ cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Cũng vì thế, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Quốc tế thứ hai, dưới sự thao túng của các phần tử cơ hội chủ nghĩa, đã không còn đủ uy tín và khả năng lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế nữa và bắt đầu bị phân hóa, tan rã. 

Ngay từ năm 1914, VILênin đã nhận thức rõ sự cẩn thiết phải thành lập một tổ chức quốc tế mới. 

nghị Dimmécvan lần thứ nhất (9-1915), Hội nghị Dimnécvan lần thứ hai (4-1916) đã tập hợp những người cách mạng chân chính trong phong trào cộng sản lúc đó, gọi là phải tả Dimmécvan, “đã lên tiếng” chống chiến tranh đế quốc, đòi hòa bình, giành chủ nghĩa xã hội”. Đó là nằm mống của Quốc tế thứ ba, mặc dấu các hội nghị Dinmécvan còn có nhiều hạn chế, nhất là không chịu chấp nhận đường lối, chính sách đấu tranh cách mạng triệt để của Lênin và Dảng bónsivich (biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng, làm thất bại các chính phủ trong cuộc chiến tranh. thành lập Quốc tế mới thay thế Quốc tế thứ hai phản bội). Sau chiến tranh đế quốc (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi. những điều kiện thành lập Quốc tế cộng sản đã chín muối. 

Vì vậy, sau khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thành công. Lênin và Đảng bỏnsévich đã tích cực tiến hành tập hợp những lực lượng cách mạng vỏ sản chân chính, tiến tới thành lập một tổ chức Quốc tế mới của giai cấp vô sản. Tháng 1-1918, hội nghị đại biểu các phái tả trong các Đảng Xã hội – dân chủ đã họp ở Pêtrôgrit. Hội nghị đã nêu rõ sự cần thiết phải triệu tập một Hội nghị quốc tế của các chiến sĩ cách mạng vô sản chân chính trên thế giới, đưa ra những điều kiện tham gia hội nghị này – tán thành con đường đấu tranh chống chính phủ đế quốc nước minh, ủng hộ Cách mạng tháng Mười và nước Nga Xô viết. Tháng 1-1919, ở Mátxcơva, hội nghị của các đại biểu 8 đảng mácxit Nga, Ba Lan, Hunggari. Đức, Áo, Litvia, Phần Lan và Liên hiệp cách mạng Ban Cang đã họp dưới sự lãnh đạo của Lênin. Hội nghị đã thông qua lời kêu gọi gồm 15 điểm trình bày đường lối cách mạng đúng đắn của phong trào cách mạng võ sản, chỉ rõ vai trò làm tay sai cho giai cấp tư sản thống trị của bọn xã hội-dân chủ phải hữu và phải giữa, và nêu lên sự cấp thiết phải thành lập Quốc tế cộng sản để lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới trong thời kì mới – thời kì cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc. 

Tháng 2-1919, Quốc tế thứ hai họp hội nghị ở Bécnơ (Thụy Sĩ), tìm cách ngăn trở Quốc tế thứ ba thành lập. Nhưng âm mưu của họ đã bị thất bại. 

Đại hội thành lập Quốc tế cộng sản được khai mạc ở Mátxcơva và họp từ ngày 2 đến 6-3-1919. Tham dự Đại hội có các đại biểu của 19 Đảng và nhóm, có quan sát viên 15 nước. Mặc dấu bị cản trở, đông đảo các đảng phương Tây đều có đại biểu và lần đầu tiên có các đại biểu của các đảng phương Đông. Các đại biểu của các chính đảng lớn ở phương Tây và phương Đông đều có mặt Nga, Đức, Áo, Hunggari, Ba Lan, Phần Lan, Pháp, Bungari, Mi, Trung Quốc, Triều Tiên. Sự có mặt của các đại biểu các nước phương Đông tuy không nhiều nhưng đã chứng tỏ Quốc tế thứ ba chẳng những chỉ là tổ chức của giai cấp công nhân các nước tư bản chủ nghĩa. mà còn là tổ chức của quần chúng công nhân và nhân dân lao động các nước thuộc địa và phụ thuộc. 

Vấn đề tổ chức Quốc tế thứ ba được thảo luận trước tiên. Lénin đã kiện trì đòi hỏi phải thành lập ngay Quốc tế cộng sản. Tất cả các đại biểu đều tán thành việc thành lập Quốc tế mới, trừ các đại biểu Đảng Cộng sản Đức. Ngày 4-3-1919, Đại hội tự tuyên bố là Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế cộng sản, Quốc tế thứ ba.

Đại hội đã thảo luận và thông qua Cương lĩnh của Quốc tế cộng sản được xây dựng theo những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin do Lênin trình bày. Mở đầu, cương lĩnh vạch rõ thời đại mới đã bắt đầu: “Thời đại mới nảy sinh, thời đại tan rã của chủ nghĩa tư bản, của sự suy sụp bên trong của nó, thời đại cách mạng của giai cấp vỏ sản”. 

Cương lĩnh cũng đã vạch ra đường lối cách mạng triệt để và khoa học của phong trào cách mạng là lật đổ chính quyền tư sản, giành chính quyền vô sản, thiết lập chuyên chính vô sản với sự giúp đỡ của nước Nga Xô viết, tước đoạt tài sản của giai cấp tư sản, xã hội hóa sản xuất và chuyển sang xã hội cộng sản không giai cấp.

Trong Tuyên ngôn gửi những người và sản toàn thế giới, Đại hội đã kêu gọi giai cấp vô sản quốc tế đấu tranh quyết liệt để thực hiện chuyên chính vô sản. Tuyên ngôn nhấn mạnh: “Nếu như Quốc tế thứ nhất nhìn thấy trước sự phát triển tương lai và phác ra đường đi của nó, nếu như Quốc tế thứ hai đã tập hợp và tổ chức hàng triệu người vỏ sản lại, thì Quốc tế thứ ba là Quốc tế hành động quần chúng công khai, là Quốc tế thực hiện cách mạng, là Quốc tế của việc làm”. 

Báo cáo “Luận cương và báo cáo về chế độ tư sản dân chủ và chuyên chính vô sản(1) của Lênin là báo cáo cực kì quan trọng trong chương trình nghị sự của Đại hội. Lênin đã nhấn mạnh sự cần thiết của chuyên chính vỏ sản nhằm đè bẹp sự phản kháng của giai cấp bị lật đổ và xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Người đã vạch trần luận điệu giả dối của bọn lãnh tụ Quốc tế thứ hai nấp dưới chiêu bài bảo vệ nền “dân chủ thuần túy” hay “dân chủ nói chung”, để hòng duy trì nền dân chủ tư sản và hò hét chống lại chuyên chính vô sản dưới danh nghĩa chống lại “chuyên chính nói chung. 

Đại hội đã bầu ra một Ban chấp hành trung ương của Quốc tế cộng sản. 

Trong bài “Quốc tế thứ ba và địa vị của nó trong lịch sử”, viết vào tháng 4-1919, Lenin đã vạch rõ Quốc tế cộng sản là người thừa kế và người kế tục sự nghiệp của Quốc tế thứ nhất: “Ý nghĩa lịch sử của Quốc tế thứ ba đối với toàn thế giới là đã bắt đầu đem thực hiện cái khẩu hiệu vĩ đại nhất của Mác, khẩu hiệu tóm tất cả một thế kỉ tiến bộ của chủ nghĩa xã hội và của phong trào công nhân, tức là khẩu hiệu quy định bởi khái niệm: chuyện chính vô sản.

2. Những hoạt động của Quốc tế cộng sản từ 1919 đến 1943 

Sau đại hội thành lập Quốc tế cộng sản, phong trào cộng sản thế giới đã có bước tiến to lớn. Ảnh hưởng của Quốc tế cộng sản đối với những công nhân theo bọn xã hội trong nhiều nước châu Âu cũng được tăng cường. Quá trình hình thành vẻ mạt tổ chức của các Đảng Cộng sản trong một số nước cũng xúc tiến thêm. Các tổ chức cộng sản thanh niên lần lượt xuất hiện dẫn đến sự thành lập Quốc tế cộng sản thanh niên 

Lênin đã kêu gọi đấu tranh không khoan nhượng với những người cơ hội đang âm mưu chui vào hàng ngũ các tổ chức cộng sản quốc tế. Ngoài ra, các quan điểm biệt phải tá khuynh đang có nguy cơ lan rộng trong phong trào cộng sản quốc tế cùng gây trở ngại cho những người cộng sản trong việc tranh giành ảnh hưởng đối với quần chúng. Những người cộng sản “tả khuynh” phủ nhận việc tham gia vào các nghị viện tư sản, phong tỏa cô lập các công đoàn do những người cải lương lãnh đạo, cự tuyệt mọi sự thỏa hiệp với những người xã hội – dân chủ trong việc phối hợp hành động chống lại thế lực phản động. Như Lênin đã nói, những quan điểm bè phải “tá khuynh” mang lại những tai hại to lớn cho phong trào cộng sản. 

Những bài học của các cuộc đấu tranh giai cấp 1914 – 1920, sự thất bại của nước Hunggari Xô viết đã chỉ ra rằng giai cấp vô sản không thể củng có được tháng lợi nếu không có một chính Đảng Cộng sản đoàn kết, có kỉ luật và kinh nghiệm. Cần phải tìm kiếm các con đường và phương thức để thu hút về phía những người cộng sản đa số công nhân và quân chúng không vỏ sàn khác. Trước các Đảng Cộng sản non trẻ, nhiệm vụ đặt ra là phải học được sự mềm dẻn linh hoạt trong việc đưa quần chúng tới cách mạng. 

Tháng 4-1920, Lênin viết tác phẩm nổi tiếng – Bệnh ấu trị “tả khuynh trong phong trào cộng sản, cho đến nay vẫn có ý nghĩa sâu sắc đối với phong trào cộng sản quốc tế. Trong tác phẩm này, Lênin đã nêu những kinh nghiệm của Đảng hỏnsevich và kêu gọi những người cộng sản nước khác nghiên cứu và áp dụng nó trên cơ sở tính toàn các đặc điểm cụ thể của nước mình. Lênin đã phê phán các Đảng trẻ tuổi ở Đức, Anh và một số nước khác vệ sai lầm “tả khuynh” đã dẫn đến tách rời với giai cấp công nhân. 

Tác phẩm Bệnh âu trị “tà khuynh” trong phong trào cộng sản của Lênin là sự chuẩn bị vẽ tư tưởng cho các công việc của Đại hội lần thứ hai của Quốc tế cộng sản. Tác phẩm đó được công bố bàng tiếng Anh. Nga, tiếng Pháp ngay trước khi khai mạc đại hội và được phân phát đến tay các đại biểu. Đại hội II khai mạc ngày 10-7-1920 tại Pétrográt và Matxcova với sự tham gia của đại biểu các Đảng Cộng sản và tổ chức phải tá từ 37 nước. 

Một bộ phận lớn các nhà cách mạng đến từ các nước thuộc địa, phụ thuộc Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kì… Công việc trung tâm của Đại hội là bản về vấn đề thành lập và củng có các Đảng Cộng sản trong các nước, đồng thời thu hút và tranh giành ảnh hưởng trong quán chúng 

Đại hội đã thảo luận và thông qua báo cáo quan trọng của Lênin: “Về tình hình thế giới và về những nhiệm vụ cơ bản của Quốc tế cộng sản. Báo cáo này trở thành cơ sở có tính nguyên tắc cho tất cả các nghị quyết của Đại hội. Trên cơ sở đó, Đại hội đã thông qua bản luận cương về những nhiệm vụ cán bàn của Đại hội II Quốc tế cộng sản. Đại hội II cũng thảo luận và thông qua 21 điều kiện gia nhập Quốc tế cộng sản, vạch ra những nguyên tác chính trị và tổ chức của Quốc tế thứ ba nhằm bảo đảm sự đoàn kết nhất trí, ngăn ngừa không để cho những phần tử cơ hội hữu khuynh. trước hết là những phân tử phải giữa, lén lút chui vào Quốc tế cộng sản. 

Một vấn đề quan trọng khác được thảo luận tại Đại hội II là vấn đề dân tộc thuộc địa. Báo cáo của Lênin – Sơ thảo đề cương về các vấn đề dàn tộc thuộc địa là một đóng góp quan trọng vào học thuyết Mác-Lênin và vạch ra con đường đấu tranh cho các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, cũng như chỉ ra sự phối hợp hành động giữa phong trào công nhân quốc tế và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Khẩu hiệu của C. Mác: “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!” đã được Lênin phát triển thành: “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!”. Đó là bước ngoạt to lớn trong nghệ thuật lãnh đạo chính trị của những người cộng sản, làm cho Quốc tế cộng sản trở thành người lãnh đạo, lãnh tụ của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức toàn thế giới. 

Đại hội cùng thông qua điều lệ của Quốc tế cộng sản, trong đó nguyên tác tập trung dân chủ là cơ sở của tổ chức. Đại hội II là một trong những đại hội quan trọng nhất của Quốc tế cộng sản, nó hoàn thành công việc thành lập Quốc tế thứ ba – Quốc tế cộng sản. Đại hội đã “tạo ra một thứ kỉ luật và một sự đoàn kết chưa từng thấy trong các Đảng Cộng sản trên toàn thế giới” (Lênin). 

Các nghị quyết của Đại hội đã củng cố các Đảng Cộng sản trẻ tuổi, chuẩn bị cơ sở cho sự thành lập các Đảng Cộng sản ở các nước khác và thu hút họ tham gia Quốc tế cộng sản. 

Tiếp theo Đại hội II, tháng 12-1920, Đại hội của các Đảng Cộng sản phương Đông đã họp ở Baru (Aidéchaigian) để bàn về tương lai của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Đại hội đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng tán thành đường lối chính trị của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa và đã nêu cao tinh thần đoàn kết anh em của các dân tộc phương Động với giai cấp vô sản phương Tây.

Năm 1921, trường Đại học lao động phương Đông được thành lập ở Mátxcơva nhằm đào tạo, bồi dưỡng lí luận cho cán bộ các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc. 

Trong các năm từ 1921 đến 1923, các Đảng Cộng sản tiếp tục được thành lập. Nam 1921, có Đảng Cộng sản Italia, Tiệp Khác, Trung Quốc, Nam Phi. Năm 1922, có các Đảng Cộng sản Chilê, Braxin, Nhật Bản. Từ những năm 1920 – 1921, phong trào cách mạng trong các nước tư bản bắt đâu đi xuống. Hoàn cảnh thay đổi, bọn tư sản phản động chuyển sang khủng bố trắng các đảng viên cộng sản và phong trào quần chúng Quốc tế cộng sản kêu gọi những đảng viên cộng sản đi vào quần chúng và thành lập Mặt trận công nhân thống nhất. Mặc dù cao trào cách mạng 1918 – 1923 không thành công, nhưng uy tín của Quốc tế cộng sản không ngừng được tăng cường. Nam 1918, mới chỉ có 10 Đảng Cộng sản, nam 1921tang lên 48 Đảng. 

Dại hội III của Quốc tế cộng sản họp từ ngày 22-6 đến 12-7-1921, tại Matxcơva. Đại hội nhận định rằng giai cấp vô sản đã tạm thời thất bại trong những cuộc đấu tranh giai cấp vừa qua. Nguyên nhân chính là do chính sách chia rẽ, phá hoại của các lãnh tụ Đảng Xã hội-dân chủ. 

Đại hội IV của Quốc tế cộng sản họp từ ngày 5-11 đến ngày 5-12-1922, đúng vào dịp kỉ niệm 5 năm Cách mạng tháng Mười Nga. 408 đại biểu từ 58 nước đã tham dự, đại diện cho gần 2 triệu đảng viên. Đại hội đã vạch ra nguy cơ sự tấn công của chủ nghĩa phát xít và để ra khẩu hiệu thành lập mặt trận thống nhất trong các nước thuộc địa, phụ thuộc và phong trào công nhân chính quốc. Lênin đọc báo cáo: “Nam năm cách mạng Nga và những triển vọng của cách mạng thế giới!”, nêu rõ ý nghĩa quốc tế của chính sách kinh tế mới ở nước Nga. 

Quốc tế cộng sản rất coi trọng việc xây dựng các tổ chức quần chủng Quốc tế thanh niên (1919), Quốc tế phụ nữ (1920), Quốc tế công đoàn đó (1921), Quốc tế nông dân (1923), vv… Nguyễn Ai Quốc đã than gia Đại hội thành lập Quốc tế nông dân với tư cách là đại biểu của nông dân các nước thuộc địa và được bầu vào Ban chấp hành Quốc tế nông dân. Các tổ chức quần chúng này đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Quốc tế cộng sản trong đông đảo quần chúng 

Đại hội V Quốc tế cộng sản họp từ ngày 17-6 đến 8-7-1924 tại Mátxcơva với sự tham gia của 510 đại biểu của 46 Đảng Cộng sản, 4 đảng cánh tả và 10 tổ chức quần chúng. Đây là Đại hội đầu tiên vắng Lênin, song những luận điểm của Người về vấn đề “liên minh công nông, về vấn đề dân tộc và thuộc địa, về chuyên chính vô sản … đã nói lên sự đóng góp lí luận to lớn về nhiều mặt của Lênin vào kho tàng lí luận của chủ nghĩa Mác. 

Nhiệm vụ chủ yếu của Đại hội V là “bônsửvích hóa” các Đảng Cộng sản. Sự phát triển tiếp tục của phong trào công nhân quốc tế phụ thuộc vào khả năng của Đảng Cộng sản trở thành một tổ chức vững mạnh về tư tưởng, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của Đảng Bônsèvich. “Bôngðvích hóa” các Đảng Cộng sản có nghĩa là sử dụng kinh nghiệm Nga trên cơ sở tính toàn hoàn cảnh lịch sử cụ thể mỗi nước. Các Đảng Cộng sản không được khoan nhượng với những kẻ thù của chủ nghĩa Mác-Lênin, “tả khuynh cũng như “hữu khuynh”, không để cho bọn cơ hội chui vào hàng ngũ của mình. Để tạo được mối liên hệ với quần chúng, những người cộng sản phải biết hoạt động trong những điều kiện hợp pháp cũng như bất hợp pháp, kết hợp cuộc đấu tranh giành chuyên chính vô sản với cuộc đấu tranh cho những đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày của công nhân và nhân dân lao động. 

Để biến các Đảng Cộng sản thành các đảng kiểu mới, cần phải cải tổ về tổ chức trên cơ sở các tổ chức đảng tại các xí nghiệp, đòi hỏi sự tham gia một cách có hệ thống của những người cộng sản trong phong trào công đoàn, triển khai cuộc đấu tranh cách mạng ở nông thôn, giải quyết đúng đán vấn đề dân tộc. 

Đại hội V tiếp tục thảo luận về vấn đề dân tộc, thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đọc bản tham luận quan trọng. Người vạch trần chính sách áp bức dân tộc thuộc địa của bọn đế quốc thực dãn, tỉnh cảnh đói khổ của nhân dân bản xứ và kêu gọi các đảng vô sản chính quốc lưu ý tới vấn đề dân tộc thuộc địa như giáo huấn của Lênin. 

Đại hội VI của Quốc tế cộng sản, họp từ ngày 17-7 đến 11-9-1928, tại Mátxcơva với sự tham gia của 532 đại biểu thay mặt cho 55 Đảng Cộng sản và 10 tổ chức quần chúng từ 57 nước. Đại hội xác định nhiệm vụ chính của phong trào cộng sản quốc tế trong giai đoạn trước mắt là đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh đế quốc đang đến gần. Nghị quyết về nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới vạch rõ mục tiêu chính trong âm mưu gây chiến lần này của chủ nghĩa đế quốc là can thiệp, chia cắt Trung Quốc và tiêu diệt Liên Xô, vì vậy Đại hội kêu gọi giai cấp vô sản thế giới phải bảo vệ Liên Xô và Trung Quốc trong trường hợp bị tấn công. 

Đại hội VI cũng thông qua để cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, phụ thuộc, khẳng định lại giá trị của đế cương về dân tộc thuộc địa của Lênin tại Đại hội lần II. Từ sau Đại hội Ví và được sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản, phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Từ năm 1929, các nước tư bản làm vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ chưa từng thấy. Làn sóng đấu tranh của giai cấp công nhân đã phát triển mạnh mẽ. Phong trào giải phóng dân tộc cũng lên cao ở Đông Bắc Á, Đông Dương và Nam Á. Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (từ tháng 10-1930, đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương), nhanh chóng trở thành một chi bộ của Quốc tế cộng sản (4-1931), mở ra kỉ nguyên hòa nhập cách mạng Việt Nam vào dòng thác cách mạng thế giới. 

Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản đã họp ở Matxcơva, từ ngày 25-7 đến ngày 25-8-1935, trong hoàn cảnh cuộc tấn công của chủ nghĩa phát xít trong phạm vi từng nước và trên thế giới đang mở rộng, phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân chống nguy cơ phát xít và chiến tranh đang diễn ra sợi nổi Ý muốn thống nhất hành động của nhân dân lao động là tăng cường mạnh mẽ sức mạnh to lớn của mình trong công cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và mọi thế lực phản động khác đã thể hiện rõ rệt. Đại hội c 510 đại biểu (371 đại biểu có quyền biểu quyết của 65 nước trong số 76 chi bộ các nước, thay mặt cho 3141000 đảng viên cộng sản, trong đó 785000 người thuộc các Đảng Cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa. 

Đại hội đã tổng kết những kinh nghiệm phong phủ của phong trào cách mạng thế giới từ sau Đại hội lần thứ VI và của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Mọi hoạt động của Đại hội đều xoay quanh việc xây dựng cương lĩnh quốc gia và quốc tế để ngăn chặn nguy cơ chủ nghĩa phát xít đang đe dọa tự do và an ninh của toàn thể loài người, việc bảo vệ Liên Xô-thành trì của cách mạng và hòa bình thế giới, chống âm mưu xâm lược của bọn tư bản lùng đoạn phản động quốc tế. Do đó, Đại hội lần thứ VII năm 1935 của Quốc tế cộng sản đã được ghi vào lịch sử là Đại hội tháng lợi của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, là Đại hội đấu tranh cho mặt trận công nhân thống nhất và cho mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới. Đoàn đại hiểu Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội đã dọc tham luận về các vấn đề quan trọng nêu ra trong Đại hội. 

G Dimitơröp đã đọc bản báo cáo chính của Đại hội – “Sự tấn công của chủ nghìn phát xít và những nhiệm ưu của Quốc tế cộng sản trong cuộc đấu tranh để thông nhất giai cấp công nhân chống chủ nghia phát xít”.

Bản báo cáo đã mở đầu bằng việc vạch rõ bản chất giai cấp của chủ nghĩa phát xít. Đimitgrốp đã phê phán nhận định sai lầm và nguy hại của Đảng Xã hội – dân chủ cho rằng chủ nghĩa phát xít là sự vùng dậy của tiểu tư sản, đã phân tích tính chất giai cấp của chủ nghĩa phát xít và đã nhắc lại định nghĩa nổi tiếng của Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành mở rộng lần thứ XIII của Quốc tế rộng sản nhận định rằng “Chủ nghía phát xịt năm chính quyền là nên chuyên chính khủng bố công khai của những phân tử phản động nhất, sôuanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính”.

Báo cáo cũng vạch rõ nguyên nhân lên nắm chính quyền của chủ nghĩa phát xít. Theo Đinitơrốp: “Chủ nghĩa phát xít sử dĩ đã có thể lên cấm quyền được trước hết là vì các lãnh tụ xã hội – dân chủ đã thi hành chính sách hợp tác giai cấp với giai cấp tư sản, vì giai cấp công nhân đã bị chia rẽ, bị tước mất vũ khí chính trị và tổ chức trước sự tấn công của giai cấp tư sản. Còn các Đảng Cộng sản thì chưa thật mạnh để không cần có các Đảng Xã hội – dân chủ và đấu tranh chống các Đảng Xã hội – dân chủ. phát động quần chúng và hướng dẫn họ tham gia cuộc chiến đấu kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít”(1) 

Đimitơrốp nhấn mạnh chủ nghĩa phát xít Đức là chủ nghĩa phát xít phản động nhất, “là đội xung kích của bọn phản cách mạng quốc tế, là kế chủ yếu gây ra cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa, là kẻ âm mưu tổ chức cuộc hành quân chữ thập chống Liên Xô – Tổ quốc vì đại của nhân dân lao động trên thế giới”… Báo cáo vạch tiếp việc bọn phát xít lên cấm quyền không phải là sự thay đổi thông thường chính phủ tư sản này bàng một chính phủ tư sản khác, mà là sự thay đổi hình thức thống trị nhà nước của giai cấp tư sản – hình thức thống trị khủng bố công khai thay thế cho nén dân chủ đại nghị. Kết luận quan trọng đó đã chấm dứt sự đồng nhất đẩy tác hại các hình thức khác nhau của chế độ đại nghị tư sản với chủ nghĩa phát xít đã nêu ra cơ sở khoa học để hiểu rõ mẫu thuẫn giữa chủ nghĩa phát xít và nền dân chủ tư sản. Thật vậy, chủ nghĩa phát xít là bước lùi to lớn so với nén dân chủ tư sản, là con đẻ của chủ nghĩa tư bản thổi nát. Đại hội vạch rõ ràng cuộc tấn công của chủ nghĩa phát xít và bọn để quốc phản động đã làm thay đổi sâu sắc tình hình so sánh lực lượng giai cấp trên thế giới, và nêu rõ nhiệm vụ hàng đầu chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ dân chủ chung của phong trào công nhân các nước tư bản chủ nghĩa. Những mâu thuẫn sâu sắc giữa chủ nghĩa phát xít và nền dân chủ chứng tỏ rằng chủ nghĩa phát xít không những đối lập với Liên Xô và giai cấp công nhân cách mạng, không những đối lập với những người lao động giác ngộ là những người bảo vệ chủ nghĩa xã hội, mà còn đối lập với tất cả những ai đấu tranh cho dân chủ và hòa bình, chống bạo lực dã man và chiến tranh đế quốc, đó là cơ sở giai cấp và xã hội của sách lược mới của những người cộng sản. 

Đại hội đã thông qua nghị quyết, trong đó nêu bật rằng mặt trận thống nhất rộng rãi đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh phải được xây dựng trên phạm vi thế giới; tỏ rõ sự ủng hộ những cố gắng của chính phủ Liên Xô nhàm thành lập Mặt trận hòa bình và dân chủ rộng rãi trên toàn thế giới chống lại liên minh chiến tranh của bè lũ phát xít. 

Đại hội đã nhấn mạnh: không được đánh giá thấp nguy cơ của chủ nghĩa phát xít, đồng thời cũng kiên quyết bác bỏ quan điểm sai lầm có tính chất định mệnh nói rằng sự tháng lợi của chủ nghĩa phát xít là điều không tránh khỏi. Đại hội đã chỉ rõ ràng điều kiện cần thiết chủ yếu để đấu tranh thắng lợi chống chủ nghĩa phát xít là việc thực hiện sự thống nhất lực lượng của giai cấp công nhân trong từng nước và trên toàn thế giới. Hàng triệu công nhân và người lao động các nước tư bản chủ nghĩa đang đặt vấn đề là làm thế nào để ngăn chặn chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền và làm thế nào để lật đổ được chủ nghĩa phát xít đã cấm quyền? Quốc tế cộng sản trả lời: “Điều trước tiên cần phải làn và cần phải bắt đầu từ điều đó, là thực hiện mạt trận thống nhất, thiết lập sự thống nhất hành động của những người công nhân trong mỗi xí nghiệp, trong mỗi khu, trong mỗi vùng, trong mỗi nước trên thế giới. Sự thống nhất hành động của giai cấp vô sản trên phạm vi toàn quốc và quốc tế đó là vũ khí hùng mạnh khiến cho giai cấp công nhân không những có thể tự bảo vệ một cách thắng lợi mà còn có thể chuyển qua phản công một cách thắng lợi chống chủ nghĩa phát xít, chống kẻ thù giai cấp”(“). Đimitơrốp đã phê phản chính sách thỏa hiệp với giai cấp tư sản của những người cầm đầu của Đảng Xã hội – dân chủ làm cho lực lượng của giai cấp công nhân bị chia rẻ, đồng thời cũng chỉ rõ rằng chủ nghĩa biệt phải là sự ngăn trở nghiêm trọng đối với việc khác phục tình trạng chia rẽ trong hàng ngũ giai cấp công nhân. Đại hội kêu gọi “tất cả các Đảng Cộng sản hãy tích cực đấu tranh để lập mặt trận thống nhất của tất cả những bộ phận trong giai cấp công nhân, không kể họ thuộc về đảng nào hoặc tổ chức nào, là điều cần thiết trước khi đa số giai cấp công nhân đoàn kết nhau lại trong cuộc tấn công để lật đổ chủ nghĩa tư bản và giành thắng lợi cho cuộc cách mạng vô sản. Quốc tế cộng sản không đạt một điều kiện nào cho sự thống nhất hành động, trừ một điều kiện cơ bản mà tất cả mọi công nhân đều có thể chấp nhận được-đó là sự thống nhất hành động phải nhằm chống chủ nghĩa phát xít, chống sự tấn công của tư hản, chống sự đe dọa của chiến tranh, chống kẻ thù giai cấp. Đó là điều kiện của chúng ta 2) 

Đại hội đã để ra chính sách liên hợp mọi tổ chức của giai cấp công nhân: công đoàn, Đảng, tổ chức thanh niên và các giai cấp khác. Nghị quyết của Đại hội đã để ra khẩu hiệu: “… Một công đoàn cho mỗi ngành sản xuất, một liên hiệp công đoàn cho mỗi nước, một liên hiệp công đoàn thế giới cho mỗi ngành sản xuất, một quốc tế công đoàn trên cơ sở đấu tranh giai cấp”, “ở đâu mà các công đoàn thuộc liên minh quốc tế các công đoàn đó.

Bảo cáo cũng vạch rõ nguyên nhân lên nắm chính quyền của chủ nghĩa phát xít. Theo Đinitơrốp: “Chủ nghĩa phát xít sở dĩ đã có thể lên cấm quyền được trước hết là vì các lãnh tụ xã hội – dân chủ đã thi hành chính sách hợp tác giai cấp với giai cấp tư sản, vi giai cấp công nhân đã bị chia rẽ, bị tước mất vũ khí chính trị và tổ chức trước sự tấn công của giai cấp tư sản. Còn các Đảng Cộng sản thì chưa thật mạnh để không cần có các Đảng Xã hội – dân chủ và đấu tranh chống các Đảng Xã hội – dân chủ. phát động quần chúng và hướng dẫn họ tham gia cuộc chiến đấu kiến quyết chông chủ nghĩa phát xít”(I), 

Đimitơrốp nhấn mạnh chủ nghĩa phát xít Đức là chủ nghĩa phát xít phản động nhất, “là đội xung kích của bọn phản cách mạng quốc tế, là kẻ chủ yếu gây ra cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa, là kẻ âm mưu tổ chức cuộc hành quân chữ thập chống Liên Xô – Tổ quốc vỉ đại của nhân dân lao động trên thế giới”… Báo cáo vạch tiếp việc bọn phát xít lên cầm quyền không phải là sự thay đổi thông thường chính phủ tư sản này bằng một chính phủ tư sản khác, mà là sự thay đổi hình thức thống trị nhà nước của giai cấp tư sản – hình thức thống trị khủng bố công khai thay thế cho nền dân chủ đại nghị. Kết luận quan trọng đó đã chấm dứt sự đồng nhất đẩy tác hại các hình thức khác nhau của chế độ đại nghị tư sản với chủ nghĩa phát xít đã nêu ra cơ sở khoa học để hiểu rõ mẫu thuẫn giữa chủ nghĩa phát xít và nền dân chủ tư sản. Thật vậy, chủ nghĩa phát xít là bước lui to lớn so với nền dân chủ tư sản, là con đẻ của chủ nghĩa tư bản thổi nát. Đại hội vạch rõ ràng cuộc tấn công của chủ nghĩa phát xít và bọn để quốc phản động đã làm thay đổi sâu sắc tình hình so sánh lực lượng giai cấp trên thế giới, và nêu rõ nhiệm vụ hàng đầu chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ dân chủ chung của phong trào công nhân các nước tư bản chủ nghĩa. Những mâu thuẫn sâu sắc giữa chủ nghĩa phát xít và nền dân chủ chứng tỏ rằng chủ nghĩa phát xít không những đối lập với Liên Xô và giai cấp công nhân cách mạng, không những đối lập với những người lao động giác ngộ là những người bảo vệ chủ nghĩa xã hội, mà còn đối lập với tất cả những ai đấu tranh cho dân chủ và hòa bình, chống bạo lực dã man và chiến tranh đế quốc, đó là cơ sở giai cấp và xã hội của sách lược mới của những người cộng sản. 

Đại hội đã thông qua nghị quyết, trong đó nếu bật rằng mặt trận thống nhất rộng rãi đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh phải được xây dựng trên phạm vi thế giới; tỏ rõ sự ủng hộ những cố gắng của chính phủ Liên Xô nhằm thành lập Mặt trận hòa bình và dân chủ rộng rãi trên toàn thế giới chống lại liên minh chiến tranh của bè là phát xít.

Đại hội đã nhấn mạnh: không được đánh giá thấp nguy cơ của chủ nghĩa phát xít, đồng thời cũng kiên quyết bác bỏ quan điểm sai lần có tính chất định mệnh nói rằng sự thắng lợi của chủ nghĩa phát xít là điều không tránh khỏi. Đại hội đã chỉ rõ ràng điều kiện cần thiết chủ yếu để đấu tranh thắng lợi chống chủ nghĩa phát xít là việc thực hiện sự thống nhất lực lượng của giai cấp công nhân trong từng nước và trên toàn thế giới. Hàng triệu công nhân và người lao động các nước tư bản chủ nghĩa đang đạt vấn đề là làm thế nào để ngăn chặn chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền và làm thế nào để lật đổ được chủ nghĩa phát xít đã cầm quyền? Quốc tế cộng sản trả lời: “Điều trước tiên cần phải làm và cần phải bắt đầu từ điều đó, là thực hiện một trận thống nhất, thiết lập sự thống nhất hành động của những người công nhân trong mỗi xí nghiệp, trong mỗi khu, trong mỗi vùng, trong mỗi nước trên thế giới. Sự thống nhất hành động của giai cấp vô sản trên phạm vi toàn quốc và quốc tế đó là vũ khí hùng mạnh khiến cho giai cấp công nhân không những có thể tự bảo vệ một cách thắng lợi mà còn có thể chuyển qua phản công một cách thắng lợi chống chủ nghĩa phát xít, chống kẻ thù giai cấp…), Dimitơrốp đã phê phán chính sách thỏa hiệp với giai cấp tư sản của những người cầm đầu của Đảng Xã hội – dân chủ làm cho lực lượng của giai cấp công nhân bị chia rè, đồng thời cũng chỉ rõ ràng chủ nghĩa biệt phai là sự ngan trở nghiêm trọng đối với việc khác phục tình trạng chia rẽ trong hàng ngũ giai cấp công nhân. Đại hội kêu gọi “tất cả các Đảng Cộng sản hay tích cực đấu tranh để lập mặt trận thống nhất của tất cả những bộ phận trong giai cấp công nhân, không kể họ thuộc về đảng nào hoặc tổ chức nào, là điều cần thiết trước khi đa số giai cấp công nhân đoàn kết nhau lại trong cuộc tấn công để lật đổ chủ nghĩa tư bản và giành thắng lợi cho cuộc cách mạng vô sản. Quốc tế cộng sản không đặt một điều kiện nào cho sự thống nhất hành động, trừ một điều kiện cơ bản mà tất cả mọi công nhân đều có thể chấp nhận được-đó là sự thống nhất hành động phải nhằm chống chủ nghĩa phát xít, chống sự tấn công của tư bản, chống sự đe dọa của chiến tranh. chống kẻ thù giai cấp. Đó là điều kiện của chúng ta (2), 

Đại hội đã để ra chính sách liên hợp mọi tổ chức của giai cấp công nhân: công đoàn, Đàng, tổ chức thanh niên và các giai cấp khác. Nghị quyết của Đại hội đã đề ra khẩu hiệu: “… Một công đoàn cho mỗi ngành sản xuất, một liên hiệp công đoàn cho mỗi nước, một liên hiệp công đoàn thế giới cho mỗi ngành sản xuất, một quốc tế công đoàn trên cơ sở đấu tranh giai cấp”, “ở đâu mà các công đoàn thuộc liên minh quốc tế các công đoàn đó còn là thiểu số thỉ nó phải gia nhập vào các công đoàn khác; ở đầu mà nó là đa số, thì nó phải tiến hành đàm phán về việc thống nhất trên cơ sở bình đẳng. Nhiệm vụ của những người cộng sản là tiến hành cuộc đấu tranh nhàm thống nhất các công đoàn trên lập trường đấu tranh để chống lại cuộc tấn công của tư bản và bảo đảm nền dân chủ công đoàn”!), 

Một thắng lợi to lớn của Quốc tế cộng sản là sau Đại hội lần thứ VII, trong các nước bắt đầu diễn ra việc tập hợp đồng đảo quần chúng lao động trong những tổ chức công đoàn rộng lớn nhằm vào mục tiêu cấp bách trước mắt; chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ những quyền lợi kinh tế, chính trị thiết thần của giai cấp công nhãn. Ở Pháp, Tây Ban Nha và nhiều nước khác, các công đoàn lớn mạnh thuộc liên minh quốc tế các Công đoàn đỏ đã hợp nhất với các công đoàn thuộc các xu hướng khác trên cơ sở bình đẳng 

Đối với việc thống nhất Đảng, Đại hội đã đề ra 5 điều kiện chung cho việc thống nhất tổ chức ấy: 

“Một là, có một sự độc lập hoàn toàn đối với giai cấp tư sản và một sự đoạn tuyệt hoàn toàn của khối xã hội-dân chủ đối với giai cấp tư sản. 

Thứ hai, là phải thực hiện thống nhất hành động. 

Thứ ba, thừa nhận sự cẩn thiết phải dùng cách mạng để lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và thiết lập chính quyền Xô viết. 

Thứ tư, từ chối không ủng hộ giai cấp tư sản trong cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa 

Thứ năm, phải xây dựng Đảng trên cơ sở chế độ tập trung dân chủ, đảm bảo sự thống nhất ý chí và hành động; những điều này đã được chứng thực bằng kinh nghiệm của những người bỏnsevich Nga(2) 

Trọng tâm chú ý của Đại hội là vấn đề Mặt trận nhân dân. 

Đại hội vạch rõ Mạt trận nhân dân chống phát xít phải được xây dựng trên cơ sở Mặt trận thống nhất công nhân và hai quá trình thành lập Mặt trận thống nhất công nhân và Mặt trận nhân dân chống phát xít phải được tiến hành song song 

Trong báo cáo, Đinitơrốp nhấn mạnh rằng cương linh của Mặt trận nhân dân phải bao gồm những yêu sách thể hiện những lợi ích cơ bản của giai cấp vô sản, giai cấp nông dân, thợ thủ công và trí thức, kể cả những yêu sách về việc giải tán những tổ chức phát xít và các tổ chức phản động. khôi phục các quyền tự do dân chủ, đấu tranh bảo vệ hòa bình.

Đại hội vạch rõ phong trào đấu tranh mạnh mẽ của đông đảo nhân dân lao động dẫn đến triển vọng thành lập chính phủ của Mặt trận nhân dân, được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân rộng rãi – công nhân, nông dân. tri thức, tiểu chủ, thợ thủ công và những phần tử dân chủ. Chính phủ của Mặt trận nhân dân xuất hiện trước và không phải sau khi chủ nghĩa tư bản bị tiêu diệt. nó hoạt động dựa vào cương lĩnh chóng tư bản lũng đoạn, chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh gồm có các điểm chủ yếu như sau: quốc hữu hóa ngân hàng và các ngành công nghiệp chủ yếu; chia ruộng đất của bọn chiếm hữu lớn về ruộng đất; thực hiện bước đầu việc kế hoạch hóa trong nền kinh tế; loại trừ những phần tử phản động ra khỏi các cơ quan nhà nước, quân đội, kinh tế, giáo dục; cải thiện đời sống của nhân dân lao động. 

Đại hội kêu gọi các Đảng Cộng sản phải lãnh đạo phong trào đấu tranh giành quyền lãnh đạo Mặt trận nhân dân, phải bảo đảm thực hiện liên minh công nông và phải đấu tranh đòi chính phủ của Mặt trận nhân dân kiên trì thi hành chính sách thiên tả, hưởng đến những nguyện vọng và lợi ích của đông đảo nhân dân lao động. 

Đại hội chỉ rà Mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt trong tất cả các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Dinitơrốp nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu của các Đảng Cộng sản trong các nước thuộc địa và nửa thuộc địa là đấu tranh xây dựng một mặt trận rộng rãi, bao gồm lực lượng chống đế quốc phát xít và bọn phong kiến tay sai, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Sự thống nhất hành động giữa Mặt trận nhân dân trong các nước tư bản chủ nghĩa và Mat trận chống đế quốc trong các nước thuộc địa và nửa thuộc địa là điều cần thiết và phải nhảm mục tiêu lật đổ bọn tư bản tài chính, thủ tiêu chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa binh. 

Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các Đảng Cộng sản đã có những cán bộ lãnh đạo có kinh nghiệm, có khả năng độc lập giải quyết những vấn đề của phong trào công nhân, những nhiệm vụ dân tộc đặt ra trong mối nước. Trong điều kiện chiến tranh, sự liên lạc giữa các Đảng Cộng sản hết sức khó khăn, việc duy trì một cơ quan chỉ đạo cách mạng chung trên toàn thế giới là điều khó có thể thực hiện được. Mặt khác, giới cấm quyền trong nhiều nước tư bản lợi dụng Quốc tế cộng sản như một nhân tố cản trở quá trình thành lập Mặt trận đóng minh chống phát xít trong chiến tranh. Trong hoàn cảnh đó, sự tiếp tục tồn tại và hoạt động của Quốc tế cộng sản là không còn phù hợp nữa. Tháng 5-1943, Ban chấp hành Quốc tế cộng sản đà ra nghị quyết giải tán Quốc tế cộng sản.