Sự hình thành đế quốc thực dân và chính sách thực dân của Bồ Đào Nha

Sau khi tìm được đường biển sang Ấn Độ, Bồ Đào Nha tìm mọi cách để nắm độc quyền thương mại ở Ấn Độ Dương. Trước hết Bồ Đào Nha tìm cách loại máy đối thủ cạnh tranh của mình là người A Rập, Ai Cập và Venexia. 

Năm 1503, hạm đội người Bồ Đào Nha tới đóng ở Ấn Độ Dương để bắt giữ các tàu biển của người Ả Rập đi từ Ai Cập qua Hồng Hải tới Ấn Độ. Họ chiếm giữ đảo Xôcótra, với mục đích án ngữ biển Ả Rập thông với Ấn Độ Dương. Họ chiếm giữ đảo Oócmudơ để ngăn chặn con đường từ Bátđa đến vịnh Pécxích. Nam 1509, một cuộc hải chiến giữa người Bồ Đào Nha và người A Rập đã diễn ra ở Địa Trung Hải. Kết quả, người A Rập bị thua. Từ đó, Bồ Đào Nha độc chiếm con đường hàng hải buôn bán với Ấn Độ. Bất cứ thuyền bè nào qua con đường này đều phải xin phép người Bồ Đào Nha, còn thuyền buôn của người A Rập đều phải nộp thuế cho họ. 

Sau đó, người Bồ Đào Nha còn tiến sâu hơn nữa sang phía đông vì họ biết rằng các hương liệu và gia vị quý giá không phải chỉ có ở Ấn Độ mà còn có rất nhiều ở các đảo thuộc Inđônêxia. Vì thế, năm 1509 họ tới đảo Xumatøra, đến năm 1511 họ chiếm Malácca và đảo Giava, án ngữ con đường buôn bán Ấn Độ – Trung Quốc. 

Bồ Đào Nha tiếp tục tiến sâu lên phía bắc. Năm 1517 họ tới Macao (Trung Quốc) và năm 1542 tới Nhật Bản. Thế là một đế quốc thực dân to lớn Bồ Đào Nha đã được thiết lập trải dài trên 8000 km bờ biển, rải rác dọc bờ biển châu Phi, Ấn Độ đến đảo Moluých trên Thái Bình Dương. Ngoài ra, Braxin ở Nam Mĩ được coi là thuộc địa của Bồ Đào Nha từ năm 1500 sau phát kiến của Cabran. 

Việc buôn bán với thuộc địa đã đem lại cho Bồ Đào Nha một lợi nhuận vô cùng to lớn. Rất nhiều đại lí thương mại ở Ấn Độ, Trung Quốc và những nơi khác đã được lập ra để mua hương liệu, tơ lụa và các thứ quý giá khác. Tại những thuộc địa châu Phi, người Bồ Đào Nha lùng bắt những người da đen, đem bán họ làm nô lệ cho các đồn điền trồng mía ở châu Mĩ, thu được những món lợi khổng lồ. 

Chính sách thực dân của Bồ Đào Nha tuy tỏ ra tham lam và tàn ác, nhưng vì dân số ít nên Bồ Đào Nha chưa đi sâu vào các vùng thuộc địa, chưa tổ chức bộ máy địa phương, cũng như chưa mở rộng lãnh thổ chiếm đóng. Nó chỉ chiếm một số địa điểm ven biển đặt làm hải cảng và xây dựng những thương điểm. Người Bồ Đào Nha dùng chính sách chia rẽ, mua chuộc các quốc vương địa phương để cướp đoạt hay bắt cống nạp hàng hoá để chở về nước. Lixbon trở thành chợ lớn buôn bán gia vị của toàn châu Âu, và trở thành một trong những thành phố sầm uất nhất của châu Âu thời đó. Tuy nhiên, thành quả của những cuộc phát kiến địa lí cũng như của cải do nó mang lại đều lọt vào tay giai cấp quý tộc phong kiến Bồ Đào Nha. Công thương nghiệp trong nước không được chú trọng để phát triển mà còn bị phá hoại. Vàng bạc của cải chỉ phục vụ cho sự ăn chơi xa xỉ của giai cấp quý tộc, nên nhanh chóng chuyển sang tay giai cấp tư sản các nước phát triển hơn lúc bấy giờ – như Anh, Pháp, Hà Lan… Tài sản trong nước khô cạn dẫn. Đế quốc Bồ Đào Nha rộng lớn không đủ sức tự bảo vệ nữa. Bồ Đào Nha bị phụ thuộc vào Tây Ban Nha trong 60 năm liền, từ 1580 – 1640. Năm 1588, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha bị Hà Lan đánh bại. Lợi dụng tình hình ấy, Hà Lan đã chiếm lấy phần lớn các thuộc địa của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Sự hùng cường của đế quốc Đây Đào Nha chỉ kéo dài không đầy 75 năm.