Sự xuất hiện hai khối quân sự đối đầu và cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối

Để tiến thêm một bước nữa trong việc thực hiện âm mưu thống trị thế giới và chống lại các nước xã hội chủ nghĩa, chống lại phong trào giải phóng dân tộc, Mĩ tiến hành thành lập các khối quân sự xâm lược nhằm tập hợp các lực lượng phản cách mạng đặt dưới sự chỉ huy của Mỹ để bao vây Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu và các nước có cao trào giải phóng dân tộc. 

Bước đầu tiên trên con đường xây dựng các khối quân sự xâm lược là “Hiệp định phòng thủ Tây bán cầu kí giữa Mỹ và các nước chư hầu Mĩ ở hội nghị Riô đơ Gianêrô (Rio de Janeiro) tháng 9-1947. Tiếp theo hiệp định trên, Anh, Pháp và các nước phương Tây bắt đầu thương lượng xây dựng liên minh quân sự chính trị giữa các nước phương Tây (vì Anh, Pháp sau khi bị lệ thuộc vào Mỹ bằng kế hoạch Macsan muốn tập họp “một lực lượng thứ ba mà trung tâm là Anh, Pháp – vừa để chống được cộng sản, vừa hạn chế được sự chèn ép của Mĩ). Ngày 17-3-1948, hiệp ước “Liên hiệp Tây Âu” (Pacte de L’Union de L’Europe Occidentale), đã được kí kết giữa 5 nước (Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Lucxembua) ở Brucxen. Mã hoan nghênh việc thành lập liên minh quân sự phương Tây, nhưng không thoả mãn vì liên minh này không có tác dụng lớn về mặt quân sự và Anh lại chiếm địa vị lãnh đạo trong khối này. Hơn nữa, Mĩ không thể tham gia vào khối liên hiệp Tây Âu được cho nên Mỉ cố gắng nắm lấy khối này và dựa vào đó làm nòng cốt cho việc xây dựng “Khối Bắc Đại Tây Dương rộng lớn hơn, trong đó Mĩ sẽ giữ vai trò lãnh đạo. Để xúc tiến việc thành lập, Mĩ đã tiến hành những cuộc vận động trong Quốc hội Mĩ và thương lượng giữa Mỹ với khối liên hiệp Tây Âu. Kết quả ngày 11-6-1948, Quốc hội Mĩ đã thông qua quyết định Vanđenby(1) cho phép chính phủ Mỹ, lần đầu tiên trong lịch sử, có quyền được kí kết những liên minh quân sự với các nước ngoài châu Mĩ trong thời bình. Sau đó ở Oasinhton, cuộc đàm phán giữa các chính phủ Mỹ, Canada với các nước tham gia Hiệp ước Brucxen về việc thành lập khối Bắc Đại Tây Dương được tiến hành. Cuối cùng, hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã được 12 nước (2) kí kết ở Oasinhtơn ngày 4-4-1949 và có hiệu lực từ ngày 4-8-1949, thời hạn hiệu lực 20 năm (có thể gia hạn thêm). Tháng 9-1949, khoa họp đầu tiên của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã họp ở Oasinhtơn, lập ra uỷ ban phòng thủ và uỷ ban quân sự. Như vậy, Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi là NATO (North Atlantic Treaty Organisation) đã ra đời. 

Sau “chủ nghĩa Tơruman” và “kế hoạch Macsan”, việc thành lập Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một bước tiến mới và cũng là một bộ phận quan trọng trong việc thực hiện những kế hoạch thống trị thế giới của Mĩ. Thực chất, khối NATO là một công cụ của chính sách bành trướng xâm lược của Mĩ. Vì thế, ngay sau khi thành lập, khối NATO đã chứa chất những mâu thuẫn nội bộ gay gắt: Anh và Mĩ tranh giành nhau quyền lãnh đạo và ảnh hưởng trong khối NATO; sau khi vươn lên, Pháp và Tây Đức cũng đấu tranh gay gắt đòi Mĩ chia sẻ quyền lãnh đạo(3). 

Nam 1954, sau khi chia cắt nước Đức và thành lập nước Cộng hoà liên bang Đức, Mỹ và các nước phương Tây đã kí hiệp ước Pari nhằm vũ trang lại Tây Đức và đưa Tây Đức vào khối quân sự NATO, biển Tây Đức thành “một lực lượng xung kích” chống lại Cộng hoà dân chủ Đức, Liên Xô và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa. 

Trước tình hình đó, các nước Anbani’), Bungari, Hunggari, Cộng hoà dân chủ Đức, Ba Lan, Rumani, Liên Xô và Tiệp Khắc đã tổ chức hội nghị ở Vácxava từ ngày 11 đến 14-5-1955. Hội nghị đã nhận định: trong tinh hình hiện nay, phương pháp giữ gìn hoa hình và ngăn chặn chiến tranh tốt nhất là tổ chức hệ thống an ninh tập thể gồm tất cả các nước châu Âu có chế độ xã hội khác nhau, dựa trên các nguyên tác đã nêu lên trong bản tuyên bố của Hội nghị Mátxcơva năm 1954, Các nước tham gia hội nghị đã quyết định kí kết hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ Vácxava (14-5-1955) với thời hạn 20 năm, nhằm giữ gìn an ninh của các nước hội viên, duy trì hoà bình ở châu Âu và củng cố hơn nữa tỉnh hữu nghị và sự hợp tác vững bến giữa các nước hội viên. 

Các nước hội viên thoả thuận: trong trường hợp một hay nhiều nước tham gia hiệp ước bị một hay nhiều nước tấn công thì các nước tham gia hiệp ước có nhiệm vụ giúp đỡ nước bị tấn công bằng mọi phương tiện có thể có, kể cả lực lượng vũ trang. Hội nghị đã thành lập bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang chung, nguyên soái Liên Xô – I. C. Cônhép được cử làm tổng chỉ huy lực lượng vũ trang chung 

Các nước tham gia hiệp ước đã cam kết là sẽ không đe doạ hoặc dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và sẽ giải quyết những cuộc tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình. .

Sau khi thành lập, cả hai khối quân sự đều ra sức chạy đua vũ trang, trang bị những vũ khí hết sức hiện đại để tăng cường sức mạnh của khối mình. 

Mĩ đã tiếp tục thành lập các khối quân sự, liên minh quân sự ở các khu vực khác nhằm hỗ trợ cho khối NATO và bao vây Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa: hiệp định an ninh Mỹ – Nhật (9-1951), khối ANZUS (Mĩ – Ôxtrâylia – Niu Dilen, 9-1951), khối SEATO ở Đông Nam Á (9-1954), khối CENTO ở Trung Cận Đông (1959). Mĩ đã thiết lập trên 2000 căn cứ quân sự, đưa hàng chục vạn quân Mi đóng rải rác khắp mọi nơi (năm 1968-1969, Mi có 1,5 triệu quân đóng ở nước ngoài trong tổng số 3.477.000 quân thường trực của Mi, trong đó có 60 vạn quân ở Đông Dương, 32 vạn ở châu Âu, 28 vạn ở Nhật Bản và một số đảo khác). 

Phía Liên Xô cũng đưa hàng chục vạn quân ra đóng ở các nước Đông Âu (tập trung ở Đông Đức), ở Mông Cổ và biên giới Xô – Trung 

Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước Xô – Mĩ đã lên tới đỉnh cao vào những năm 70. Theo ước tính của các nhà quân sự thì chỉ cần phóng ra 1/2 số kho vũ khí hạt nhân của Mĩ hoặc của Liên Xô, cũng đủ để huỷ diệt toàn bộ sự sống con người và nên văn minh của toàn nhân loại. 

Ngoài ra, những cuộc xung đột quân sự ở các khu vực trong thời kì này như: chiến tranh cục bộ ở Triều Tiên (1950-1953); vụ quốc hữu hoá kênh Xuyê và cuộc chiến tranh xâm lược Ai Cập của Anh, Pháp, Ixraen (1956); việc kí kết hiệp định an ninh Mĩ – Nhật (9-1951); thất bại của Mỹ trong ăn mưu can thiệp và mở rộng chiến tranh xâm lược ở Đông Dương (7-1954); sự cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc ở khu vực Trung Cận Đông từ cuối thập niên 40 nhằm tranh chấp độc quyền thăm dò và khai thác dầu lửa; sự liên kết của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và châu Phi tại Hội nghị Bang Đung (Inđônêxia, 4-1955)… đều có liên quan đến sự đổi đầu của hai cực Xô – Mĩ và lôi cuốn nhiều nước trên thế giới tham gia.