Cuộc đấu tranh trong quan hệ quốc tế nhằm thực hiện những nguyên tắc đã cam kết về việc thanh toán chiến tranh và tổ chức hòa bình sau chiến tranh

1. Đấu tranh trong việc giải quyết vấn đề Đức vào những năm đầu sau Hội nghị Potxđam (1945 – 1947) 

Vấn đề Đức là vấn đề trung tâm của tỉnh hình châu Âu sau khi chiến tranh kết thúc. Việc giải quyết vấn đề Đức có một vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ nền hoà bình, dân chủ ở châu Âu cũng như toàn thế giới. 

Xử tội phạm chiến tranh Nadi ở Nuyrambe 

Sau chiến tranh, việc xử những tội phạm chiến tranh là một điều cần thiết và quan trọng để nhằm củng cố những thắng lợi chống phát xít, bằng cách trừng trị không để bọn phát xít ngóc đầu dậy và đồng thời cũng để cảnh cáo những bọn hiếu chiến âm mưu gây chiến tranh xâm lược sau này. Do đấu tranh của Liên Xô và nhân dân thế giới, ngày 20 – 10 – 1945, các nước Đồng minh đã thành lập toà án xét xử tội phạm chiến tranh với trên 400 phiên toà, đến 31-8-1946 thì kết thúc.

Toà án Nuyrămbe đã kết án tổ chức Ghettapô, tổ chức cảnh sát bí mật S.S., cơ quan an ninh” đều là những tổ chức tội phạm. Toà án đã xử tử treo cổ 12 tên tội phạm đầu sỏ, trong đó có Grinh, Ripbentørốp.v.v… Còn một số tên tội phạm khác cũng đáng xử tử hỉnh hoặc phải từ tội nặng nhưng Mĩ, Anh, Pháp … chỉ kết tội nhẹ (như Hetxơ), hoặc tha bổng như (Phồn Papen), hoặc dung túng để cho một số khác chạy trốn ra nước ngoài… 

Tuy không đạt được mọi kết quả, việc xử tội phạm chiến tranh ở Nuyrămbe cũng đã có tác dụng quan trọng trong việc củng cố những tháng lợi chống phát xít, và lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã tổ chức một toà án quốc tế để trừng trị những bọn tội phạm gây ra chiến tranh xâm luge. 

Chính sách phủ hoại hiệp ước Polxdam của Mỹ, Anh, Pháp ở Tây Đức 

Sau khi phát xít Đức đầu hàng, theo quy định của Hội nghị cấp cao Ianta và Hội nghị cấp cao Potxđam, bốn nước Liên Xô, Mĩ, Anh và Pháp tạm thời chiếm đóng nước Đức, và toàn bộ chính quyền ở Đức tạm thời chuyển sang tay nhà đương cục quân sự bốn nước chiếm đóng 

Ở Tây Đức, các nước Mĩ, Anh, Pháp không thực hiện những điều đã kí trước đây. Bọn chúng đã dung túng, nuôi dưỡng lực lượng quản phiệt, phát xít, tìm mọi cách cho các thế lực này tồn tại và phục hồi dưới những hình thức che đậy khác. 

Chính quyền chiếm đóng Mĩ, Anh, Pháp đã công khai ủng hộ các đảng phái tư sản, địa chủ của các thế lực phát xít Đức và các đảng phái này đã dần dần nắm lấy chính quyền ở Tây Đức. Hoạt động của các đảng phái và các tổ chức dân chủ bị hạn chế. Đảng Cộng sản bị công khai đàn áp. Về công nghiệp và nông nghiệp, những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít vẫn được tiếp tục duy trì. Bọn “cá mập” về công nghiệp và tài chính trước kia như Titxen, Sacto, Crup v.v.. vẫn tiếp tục độc chiếm quyền thống trị trong đời sống kinh tế và chính trị ở Tây Đức. Các công ti độc quyền, các tơrớt, cacten… được giải tán một cách giả tạo bằng cách phân tán nhỏ, gọi là chính sách “chia nhỏ cácten” hoặc là chia nhỏ một số tập đoàn tư bản lũng đoạn nhưng vẫn nằm trong tay bọn chủ cũ hoặc họ hàng bọn chủ cũ. Các cơ sở công nghiệp, quân sự vẫn được duy trì nguyên vẹn, như xí nghiệp sản xuất máy bay Metxecsdmit, Ốcxbua v.v… 

Những quyết định về việc Đức bồi thường chiến tranh không được thực hiện. Các nước Mĩ, Anh đã phá hoại công việc của Uỷ ban bồi thường Đồng minh. Những yêu cầu bồi thường chính đáng của Liên Xô và các nước khác bị ngăn trở, không được giải quyết một cách chính đáng. Nhưng Mi, Anh lại tịch thu 270 tấn vàng mà bọn Hitle đã mang sang Tây Đức, tịch thu tất cả vốn đầu tư của Đức ở nước ngoài (trừ các nước Đông Âu) trị giá 5 tỉ đô la, v.v… Tổng cộng, Mi và Anh đã tịch thu của Đức tất cả là 10 tỉ dō la. 

Để chuẩn bị cho việc chia cắt nước Đức, ngày 2-12-1946 tại Oasinhtơn, Mỹ và Anh đã kí kết hiệp nghị về việc thống nhất kinh tế và hành chính hai khu vực do Mi và Anh chiếm đóng. Hiệp nghị này còn quy định việc phát triển tiềm lực kinh tế của Tây Đức để làm cơ sở mở rộng sản xuất, phục vụ chiến tranh và phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức sau này. Để thực hiện mục đích ấy, Mỹ đã cho các công ti độc quyền Tây Đức vay gần 1 tỉ đôla và hùn vốn vào đầu tư ở Tây Đức. Mĩ, Anh còn khống chế hoàn toàn ngành ngoại thương của khu vực hợp nhất bằng cách chỉ cho khu vực này được phát triển quan hệ buôn bán với các nước phương Tây. Điều này đã khiến cho Mĩ có địa vị độc quyền trên thị trường Tây Đức. Việc buôn bán giữa Đông Đức và Tây Đức đã bị cản trở nghiêm trọng vì đồng đôla được dùng làm ngoại hối chính trong việc thanh toán mậu dịch giữa hai mién. 

Những chính sách và hành động của Mĩ, Anh, Pháp trong những năm 1946-1947 đã hoàn toàn trái ngược với những quyết định của Hội nghị cấp cao Pôtxđam làm cho tình hình nước Đức trở nên không ổn định và việc giải quyết vấn đề Đức càng trở nên khó khăn, phức tạp. 

2. Đấu tranh trong việc kí kết hoà ước với các nước chiến bại (Italia, Phần Lan, Bungari, Hunggari và Rumani) 

Ngày 10-2-1947, sau nhiều năm đấu tranh gay gắt qua nhiều lần hội nghị quốc tế, hoà ước với á nước phát xít chiến bại – Italia, Bungari, Hunggari, Rumani và Phần Lan đã được kí kết tại Hoà hỏi Pari gồm đại diện của 21 nước tham gia cuộc chiến tranh chống phát xít. 

Hội nghị cấp cao Potxđam đã quyết định thành lập Hội nghị ngoại trưởng để chuẩn bị nhưng hoà ước với các nước chiến bại, trước tiên là các hoà ước với Italia, Phần Lan, Bungari, Hunggari và Rumani. 

Nội dung các Hoà ước: 

– Hoà ước với Italia: biên giới Italia được quy định theo biên giới cũ (tới ngày 1-1-1938) với những thay đổi chút ít có lợi cho Pháp như sau: đất đai đèo Tiểu Xanh Béna, cao nguyên Mông Xơn, một phần Mông Tabo và Sabecting nay thuộc Pháp. Italia còn phải nhượng Röd và Đôđêcanen cho Hi Lạp. Về vùng Tơriet đang tranh chấp giữa Nam Tư và Italia thì mỗi bên giữ lấy một phần theo quy chế quốc tế gọi là “lãnh thổ tự do Tariet” (I). 

Italia phải công nhận độc lập của Anbani, Etiopi, huỷ bỏ tất cả đặc quyền có ở Trung Quốc, và mất tất cả quyền hành đối với các nước thuộc địa Bắc Phi (2), Italia phải bồi thường cho Liên Xô 100 triệu đôla trả trong 7 năm dưới hình thức giao thiết bị sản phẩm công nghiệp, cũng như giao cho Liên Xô một phần vốn đầu tư của Italia ở Bungari, Hunggari và Rumani. Ngoài ra, Italia còn phải bồi thường 125 triệu đôla cho Nam Tư, 105 triệu đô la cho Hi Lạp, 25 triệu đôla cho Êtiôpi và 5 triệu đôla cho Anbani. 

Italia phải cam kết huỷ các công sự ở gần biên giới Pháp và Nam Tư, ở các đảo Polatoru Xác đēnha và Fangtenbgri. Lực lượng quân đội Italia được quy định hạn chế như sau: lục quân 250.000 người, hải quân và không quản, mỗi quân chủng 2.500 người.

– Hoà ước với Phần Lan: biên giới giữa Liên Xô và Phần Lan được quy định theo con đường sẵn có từ trước ngày 1-1-1941, ngoài ra khu Petxamd được trao trả cho Liên Xô, thay vào bán đảo Hãnggỗ mà Liên Xô thuê trước đây, Phần Lan cho Liên Xô thuê khu vực Poocralaut với thời hạn 50 năm để xây dựng căn cứ quân sự(1), 

Phần Lan phải bởi thường cho Liên Xô 300 triệu đôla giao bằng thiết bị và hàng hoá. 

Hoà ước với Bungari, Hunggari và Rumani 

Biên giới giữa Hunggari, Áo và Nam Tư giữ nguyên như hồi tháng }-1938. Biên giới giữa Hunggari và Tiệp Khắc, những quyết định của Uỷ ban trọng tài viên ngày 2-11-1938 đã bị huỷ bỏ, miền Nam Xlôvakia lại trở về với Tiệp Khắc. Biên giới Hunggari – Liên Xô theo biên giới giữa Hunggari và Ucraina Toranxcacpat trước kia. Ngoài ra, Hunggari còn chuyển vùng bắc Toranxinvania cho Rumani và một phần đất đai không đáng kể ở khu vực gần biên giới Áo là Bratixlava cho Tiệp Khắc để mở rộng hai bến tàu của Tiệp Khác ở khu vực này. 

Biên giới Rumani – Liên Xô được quy định theo hiệp nghị giữa hai nước kỉ kết ngày 28-6-1940 nghĩa là Liên Xô được giao lại hai vùng Bétxarabia và Bác Bucovina. 

Về bồi thường chiến tranh, Bungari có nhiệm vụ trả 45 triệu đôla cho Hi Lạp và 25 triệu đô la cho Nam Tư; Hunggari phải trả 200 triệu đôla cho Liên Xô, 100 triệu đô la cho Tiệp Khắc và Nam Tư. Các khoản bối thường sẽ trả trong vòng 8 năm bằng thiết bị và hàng hoá(2) 

Về chính trị, các nước Đồng minh tuyên bố đình chỉ tính trạng chiến tranh với các nước chiến bại và cam kết ủng hộ các nước này khi họ đệ đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc hoặc tham gia các công ước do Liên Hợp Quốc chú trị. Các nước chiến bại sẽ cam kết thi hành mọi biện pháp đảm bảo quyền tự do dân chủ cho mọi người, giải tán các tổ chức phát xít có tính chất chính trị, quân sự hay phi quân sự, nộp các tên tội phạm chiến tranh để đưa ra xét xử. Ngoài ra hoà ước với mỗi nước chiến bại còn có những quy định cụ thể nhằm hạn chế các lực lượng vũ trang với số lượng đủ để phòng thủ đất nước. 

Các bản hoà ước được kí kết, về căn bản, đã đáp ứng được quyền lợi của nhân dân các nước chiến thắng và cũng không trái với quyền lợi của nhân dân các nước chiến bại. 

Như thế, trong những năm 1945-1947, một trật tự thế giới đã được thiết lập trên cơ sở những thoả thuận của ba cường quốc tại hội nghị Ianta mà thường được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”. Trong vòng thế kỉ XX, loài người đã chứng kiến sự hình thành và sụp đổ của hai trật tự thế giới sau hai cuộc chiến tranh thế giới: “Trật tự theo hệ thống Vecxai – Oasinhton” và “Trật tự hai cực Ianta”. Điểm giống nhau của hai trật tự thế giới này là đều trải qua cuộc chiến tranh thế giới ác liệt, đẫm máu và đều do các cường quốc thắng trận chủ yếu thiết lập nên để phục vụ cho lợi ích cao nhất của mình. Ở “Trật tự hai cực Ianta”, Liên Xô đã đạt được 3 mục tiêu cơ bản: +/ Bảo vệ vững chắc sự tồn tại và phát triển của đất nước Xô viết; +/ Thu hồi lại những đất đai của đế quốc Nga trước đây (kể từ chiến tranh Nga – Nhật 1904-1905 đến chiến tranh chống ngoại xâm và nội phản 1918-1920); + / Mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á, qua đó thiết lập một vành đai an toàn bao quanh phía tây, đông và nam Liên Xô. Còn Mi, với trật tự thế giới mới này, Mi đã khống chế được Tây Âu, Nhật Bản, chi phối cục diện thế giới. Mặt khác, sự thoả thuận giữa ba cường quốc ở Hội nghị Ianta đã xâm phạm đến chủ quyền, lãnh thổ và lợi ích của nhân dân nhiều nước. 

Nhưng “Trật tự hai cực Ianta” cũng có những điểm khác biệt sau đây: 

+ Giữa “hai cực” Liên Xô và Mĩ có sự khác nhau hoàn toàn: “cực” Liên Xô luôn luôn làm hậu thuẫn cho phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; ngược lại, “cực” Mi luôn ra sức cấu kết, giúp đỡ các thế lực phản động chống phá cách mạng thế giới với mưu đồ vươn lên vị trí “thống trị” thế giới – đây là điểm khác biệt cơ bản để từ đó nhìn nhận, đánh giá về “trật tự hai cực Ianta”. 

– Về cơ cấu tổ chức, việc thanh toán chiến tranh và duy trì hoà bình an ninh sau chiến tranh, việc kí kết hoà ước với các nước chiến bại…. “Trật tự hai cực lanta thể hiện rõ sự tiến bộ và tích cực hơn so với “hệ thống Vecxai-Oasinhtơn”: Liên Hợp Quốc so với Hội Quốc Liên, các mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội rộng khắp so với những hoạt động hoàn toàn mang tính “đế quốc chủ nghĩa” của trật tự thế giới trước đây. 

– Trong “trật tự thế giới hai cực lanta đã diễn ra một cuộc đổi đấu gay gắt, quyết liệt và kéo dài tới gần bốn thập niên giữa hai “cực” Xô-Mĩ, làm cho cục diện thế giới luôn luôn phức tạp, căng thẳng. Cuộc đối đầu này đã dẫn tới cuộc đối đầu giữa hai khối Đông – Tây và cuốn hút từng quốc gia, từng khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc đối đầu này.