Ấn Độ từ thế kỉ XIII đến đầu thế kỉ XVI
1. Nước Xuntan Đêli và sự thống trị của các vương triều Hồi giáo (1206-1526)
Vào cuối thế kỉ XII, miền Bắc Ấn Độ lại liên tục bị người Hồi giáo xâm lược. Vào năm 1175, Môhamét Go lật đổ vương triều Gazni và sáng lập vương triều Go. Ngay sau đó, Môhamét Go mang quân tràn vào Pengiáp. Sau khi chiếm được vùng này, Mohamét Go tiếp tục chinh phục phía đông và nhiều vùng khác. Đến năm 1200 thì hầu hết miền Bắc Ấn Độ rơi vào tay kẻ xâm lược, và trở thành một bộ phận của đế quốc Gazni. Với tư cách là kẻ chiếm hữu tối cao tất cả đất đai của quốc gia, Mohamét Go đã đem đất đai chinh phục được ở miền Bắc Ấn Độ phân phong cho các tướng lĩnh của mình làm thái ấp gọi là ikta, đồng thời cử Cútútdin Aibếch làm quan cai trị các đất đai đó. Năm 1206, trên đường trở về sau cuộc hành quân trấn áp cuộc khởi nghĩa ở Pengiáp, Môhamét Go bị giết, Cútútdin Aibếch và các tướng lĩnh được phong đất ở Bắc Ấn Độ không chịu thừa nhận người cai trị mới của Gazni là tôn chủ, nên đã tách Bắc Ấn Độ ra thành một quốc gia riêng do Aibếch làm vua gọi là Xuntan, đóng đô ở Đeli. Từ đó cho đến năm 1526, tuy thay đổi nhiều vương triều, nhưng hầu hết những người Hồi giáo cai trị Ấn Độ đều lấy Đêli làm kinh đô. Vì vậy, lịch sử gọi thời kì người Hồi giáo thống trị Ấn Độ từ năm 1206 đến năm 1526 là thời kì Xuntan Deli.
Thời kì đầu, nền thống trị của nước Xuntan Đeli còn chưa được vững chắc. Bọn tướng lĩnh phong kiến Hồi giáo chia cắt đất nước, chiếm cứ từng vùng vẫn chưa thoả mãn, họ còn muốn Xuntan ban cấp thêm nhiều đất đai mới và đặc quyền mới. Do vậy, họ không chịu sự kiểm soát của Xuntan, khiến cho quyền hành của Xuntan, ở một mức đáng kể, chỉ là danh vị. Sau khi Aibếch chết (1210), những cuộc tranh giành ngôi vua diễn ra đẫm máu và liên tiếp ở triều đình, nên chỉ trong vòng 36 năm (1210 – 1246) đã thay đổi tới 6 đời Xuntan. Đồng thời giữa các chúa phong kiến Hồi giáo cũng diễn ra cuộc chiến tranh tương tàn không ngớt, làm cho Ấn Độ hết sức rồi loạn và suy yếu.
Trong tình hình như vậy, Ấn Độ lại nhiều lần bị quân Mông Cổ đột nhập tàn phá và cướp bóc. Lần đầu tiên họ tràn vào lãnh thổ Ấn Độ là vào năm 1221. Trong lần đột nhập đó, người Mông Cổ đã phá sạch vùng Muntan, Lahoro và Pétva, rồi rút khỏi Ấn Độ, mang theo một vạn tù binh. Theo tài liệu lịch sử Ấn Độ thì, vì thiếu lương thực mà dọc đường đi, những tù binh này đều bị giết. Năm 1241, quân Mông Cổ lại tấn công Ấn Độ và chiếm được Lahora. Từ đó, người Mông Cổ liên tiếp đột nhập vào Ấn Độ và chiếm được miền Tây Bắc của nước này.
Tuy vậy, để bảo vệ đất đai của mình, các chúa phong kiến đã tập hợp lại, dưới sự lãnh đạo của tế tướng nước Xuntan Đêli là Banban, để chống lại quân Mông Cổ. Nhờ đó, nhiều cuộc tấn công của quân Mông Cổ bị đẩy lùi.
Năm 1265, Banban lên làm vua (1265 – 1287). Sau khi lên ngôi, Banban đã thi hành nhiều biện pháp nhằm củng cố quyền lực của mình. Ông tổ chức một lực lượng quân đội thường trực rất lớn bao gồm những lính tuyển mộ từ người Trung Á, Apganixtan và Iran. Nhờ có quân đội mạnh. Banban đã bảo vệ được đất nước trước nhiều cuộc tấn công của người Mông Cổ, đồng thời trấn áp được những cuộc nổi dậy trong nước, đánh bại các lãnh chúa phong kiến cát cứ, thu hồi đất về cho Xuntan, mở rộng lãnh thổ. Ngoài ra, để củng cố sự thống trị của người Hồi giáo ở Ấn Độ, Banban còn khuyến khích người Ấn theo đạo Hỏi. Ông dành cho người theo đạo Hồi những ưu tiên đặc biệt trong việc giữ những chức vụ cao trong quân đội và trong bộ máy cai trị, cho thu thuế và nhiều đặc quyền khác…
Sau khi Banban chết (1287), những người kế tục ông còn tiếp tục phải đối phó với nhiều đợt tấn công nữa của người Mông Cổ. Dưới thời của Xuntan Ala Útdin (1296 – 1316), quân Mông Cổ tiến hành ba cuộc xâm lược lớn vào Ấn Độ, nhưng cả ba lần đều bị Ala Útdin đánh bại. Từ đó, người Mông Cổ phải tạm thời ngừng những cuộc tấn công vào Ấn Độ.
Sau khi đã bảo vệ được lãnh thổ của mình trước những cuộc tấn công của người Mông Cổ, Ala Útdin đã hướng nỗ lực của mình vào việc bành trướng xuống phía Nam. Năm 1308 bắt đầu diễn ra cuộc tấn công lớn vào vùng Đécăng của Ala Útđin. Cuộc chiến kéo dài 3 năm (1308 – 1311) và lần lượt các nước : Yadava (1308), Cacati (1309) và Hoysa (1311) bị chỉnh phục. Miền Đécăng kéo dài đến sông Cariari bị sáp nhập vào đế quốc Xuntan Đeli. Cũng trong những năm này, đế quốc Xuntan Đeli ở vào thời kì cường thịnh nhất.
Sau khi Ala Útdin chết, một cuộc đấu tranh giành ngôi vua đã diễn ra. Cuối cùng, vào năm 1320, Ghiatutdin Tuglúc, Tổng đốc miền Pengiáp, đã giành thắng lợi, trở thành Xuntan, mở đầu cho vương triều Tuglúc (1321 – 1414). Trong thời kì rối loạn, tất cả các vương quốc Đécàng bị Ala Útdin chinh phục đều tách ra khỏi sự lệ thuộc Xuntan.
Người kế nghiệp Ghiatútdin Tuglúc là Mohamét bin Tuglúc (1325 – 1351), đã phải tốn nhiều công sức để chiếm lại các công quốc ở Đécăng. Vào năm 1326, Môhamét dời đô về Đèôghĩa. Cuộc đời đỏ gây ra hậu quả rất tai hại cho Đêli, đồng thời làm cho thế lực của Xuntan ở miền Bắc Ấn Độ trở nên suy yếu. Lợi dụng tình hình đó, người Mông Cổ lại tiến hành những cuộc xâm nhập vào Ấn Độ, còn ở trong nước thì khắp nơi các lãnh chúa phong kiến nổi dậy chống Xuntan. Mohamét đánh lui được người Mông Cổ, nhưng cuộc đấu tranh với các lãnh chúa phong kiến địa phương diễn ra dai dẳng và hết sức khó khăn, Mohamét phải thành lập một quân đội rất lớn. Việc nuôi dưỡng đội quân này đã làm cho ngân khố nhà nước kiệt quệ. Để bổ sung cho công quỹ, Môhamét tiến hành tăng thuế, vốn đã rất cao, làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân trở nên điêu đứng.
Năm 1357, Mohamét bin Tuglúc chết. Cảnh tranh giành ngôi vua giữa những người trong dòng họ Tuglúc lại diễn ra. Chính quyền Xuntan, vì thế, trở nên suy yếu. Trong khi đó, bọn phong kiến Hồi giáo và Ấn Độ giáo liên tục gây chiến với nhau, tàn phá đất nước. Đó là những nguyên nhân để nhiều vương quốc như Manva, Hanđét… tách ra khỏi sự lệ thuộc Xuntan.
Năm 1398, quân Mông Cổ do Timua dẫn đầu vượt sông Ấn tràn vào Bắc Ấn Độ, đánh tan đạo quân của Xuntan Mohamét Tuglúc, chiếm Đeli, cướp phá thành phố và tàn sắt dân cư. Năm 1399, Timua rút về Samacanđơ ở Trung Á, với rất nhiều của cải cướp được và nhiều tù binh Ấn Độ. Khi rút khỏi Ấn Độ, Timua để lại viên tướng của mình là Khidơrơ làm tổng đốc. Vương triều Tuglúc của người Hồi giáo vẫn tồn tại, nhưng phạm vi thống trị chỉ còn rất hẹp ở Đeli và Pengiáp mà thôi.
Năm 1414, ông vua cuối cùng của vương triều Tuglúc chết, Khidơrở lên làm Xuntan, lập ra vương triều Xait (1414 – 1450). Đến năm 1450, nhân khi vương triều Xait suy yếu, tổng đốc Pengiáp là Balon Khan Lô đi chiếm Đêli và tự xưng Xuntan, lập ra vương triều Lođi (1451 – 1526). Nước Xuntan Đeli dưới thời thống trị của hai vương triều Xaít và Lođi chỉ còn rất hẹp, mà thực chất chỉ là tiểu quốc Đeli mà thôi. Còn phần lớn miền Bắc Ấn Độ chia ra thành nhiều nước nhỏ, không ngừng đánh chiếm lẫn nhau. Tình trạng đó khiến cho Ấn Độ không chống đỡ nổi làn sóng xâm lăng của người Mông Cổ vào đầu thế kỉ XVI. Năm 1526, Đeli bị người Mông Cổ chiếm, vương triều Lođi diệt vong, chấm dứt 320 năm Ấn Độ nằm dưới sự thống trị của các vương triều Hồi giáo.
2. Kinh tế, xã hội của nước Xuntan Đêli
Thời Xuntan Đeli, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ, được nhà nước chú ý. Nhà nước đã có nhiều biện pháp để phát triển ngành kinh tế này, trong đó đáng chú ý hơn cả là việc tiến hành xây dựng các công trình thuỷ lợi và mở rộng diện tích canh tác. Xuntan Ala Útdin (1296 – 1316) đã cho xây dựng một hồ chứa nước rất lớn ở ngoại thành Đeli, có chiều dài 0,5 dặm và rộng 0,4 dặm, nhờ đó đã tưới nước cho cả một vùng rộng lớn để trồng trọt. Đến thời trị vì của Phirudo Sát (1357 – 1388), người ta lại đào một con kênh dài gần 200km.
Đất đai trồng trọt được khai thác nhiều hơn, đặc biệt là những vùng đất phì nhiều dọc theo những dòng sông. Theo lệnh của các Xuntan, nhiều rừng ở chung quanh Đêli được phát quang để trồng trọt. Nhờ vậy, diện tích gieo trồng được mở rộng, nhiều làng mới được mọc lên. Người ta trồng nhiều loại cây, nhưng lúa là loại cây trồng chính. Có tới 21 loại lúa được trống ở Ấn Độ thời kì này. Ngoài ra người ta còn trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp. Các biện pháp thâm canh và các kĩ thuật canh tác được chú ý, năng suất trong nông nghiệp tăng lên, đồng thời lại có thể thu hoạch một năm từ 2 đến 3 vụ. Baran (1286 – 1356), một người sống vào thời của Mohamét Tuglúc (1325 – 1351), đã nhận xét rằng: “Các vùng trở nên phồn thịnh. Ruộng đồng nối với ruộng đồng, vườn tược nối với vườn tược, làng ấp nối liền với làng ấp”.
Thủ công nghiệp vẫn tiếp tục phát triển, đặc biệt là những nghề thủ công truyền thống như nghề dệt, nghề làm đồ trang sức… Kinh tế riêng rẽ của người thợ thủ công là hình thức hoạt động chủ yếu của sản xuất thủ công nghiệp. Theo hình thức sản xuất này thì người thợ thủ công, thường có sự giúp đỡ của những người trong gia đình, đảm nhiệm toàn bộ quá trình sản xuất ra vật phẩm, với công cụ và nguyên vật liệu riêng. Sản phẩm làm ra được đem bán ở thị trường địa phương, hoặc theo sự đặt hàng của quý tộc, quan lại phong kiến.
Thời Xuntan Đeli xuất hiện nhiều thành phố lớn. Đó chủ yếu là những nơi trú ngụ của Xuntan và các quan cai trị địa phương, nên có nhu cầu lớn về tiêu thụ các sản phẩm thủ công nghiệp và nông nghiệp. Do vậy, thành phố là nơi có thủ công nghiệp phát triển. Khác với ở nông thôn, thủ công nghiệp ở các thành phố có sự phân công giữa các ngành nghề khá tỉ mỉ. Phẩm chất của sản phẩm thủ công ở thành phố cũng tốt hơn. Ngoài các thợ thủ công tự do, ở thành phố còn có những thợ thủ công lệ thuộc làm việc trong các xưởng thủ công của nhà nước, để sản xuất ra những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày của Xuntan. Thời Ala Útdin (1296 – 1316) có 17.000 thợ thủ công như thế, trong đó có 7.000 thợ xây dựng.
Ngoài ra, còn có những thành thị tồn tại gắn liền với ngoại thương. Đó là những hải cảng ở vịnh Bengan, biển A Rập, và một số địa điểm trên các đèo ở dọc các đường thương mại lớn. Văn như trước kia, thời Xuntan Đeli, Ấn Độ đem vải vóc, đồ trang sức và gia vị để đổi lấy hàng hoá của các nước khác. Ngựa chiến là hàng hoá nhập khẩu quan trọng nhất, được đưa từ các nước Trung Á và Tiền Á sang. Còn các loại hàng hoá khác như : đồ sứ tráng men, đồ sơn mài và một số kim loại thì chủ yếu được nhập từ Trung Quốc. Những kim loại quý như bạc, vàng nhập khẩu vào Ấn Độ, một phần để đúc tiền, nhưng chủ yếu được tích tụ lại trong các kho tàng của nhà nước.
Tuy nền kinh tế dưới thời Xuntan Đêli có sự phát triển nhất định, nhưng nó chỉ có lợi cho giai cấp thống trị, còn quần chúng nhân dân thì vẫn cực khổ do chịu thuế khoá nặng nề, chiến tranh tàn phá và sự thù hận về tôn giáo. Điều đó đã làm cho những mâu thuẫn giai cấp, tôn giáo trong xã hội nước Xuntan Đêli rất gay gắt. Nhiều cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân đã nổ ra, dưới nhiều hình thức.
Dưới thời Mohamét Tuglúc (1325 – 1351), nông dân ở Đoáp đã nổi dậy đốt thóc giống, bỏ súc vật, trốn vào rừng lập căn cứ, rồi tiến hành đánh phá nhà cửa của bọn quý tộc phong kiến ở nhiều nơi. Tuglúc phải rất khó khăn mới dập tắt được cuộc khởi nghĩa đó.
Trong các thế kỉ XIII – XIV, đã xuất hiện nhiều giáo phái đi truyền bá trong nhân dân tư tưởng về lòng yêu thương con người, về sự bình đẳng của mọi người trước thượng đế và kêu gọi những người cầm quyền quan tâm đến cuộc sống của nhân dân, giúp đỡ những người bị đau khổ.
Ngay ở kinh đô Đeli, quần chúng lao động cũng điều đứng vì ách thuế má nặng nề và vì sự chèn ép tàn nhẫn của các quan lại, nên đã nhiều lần nổi dậy chống các Xuntan. Một tài liệu lịch sử thời Ala Útdin cầm quyền (năm 1296 – 1316) có kể lại một trong những cuộc khởi nghĩa như vậy của dân thành Đeli. Đứng đầu cuộc khởi nghĩa này là Hốtgia Mola, người đã dũng cảm giết một tên quan cai trị thành phố. Những người khởi nghĩa đã mở cửa ngục để thả tù nhân, chiếm quốc khố và kho vũ khí, lấy tiền bạc, vũ khí phân phát cho những người khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong một tuần thì bị trấn áp. Hotgia Mola bị chết, còn những người khởi nghĩa khác thì bị bắt và bị hành hình.
Đến thế kỉ XV, phong trào đấu tranh của các giáo phái bùng lên ở nhiều nơi trên đất Ấn Độ. Những nhà tư tưởng của phong trào đấu tranh này đều phủ nhận sự phân chia đẳng cấp trong xã hội, tuyên truyền về sự bình đẳng của mọi người trước thần linh và chủ trương không phân biệt địa vị xã hội và tôn giáo, tín ngưỡng. Họ cho rằng, thân sinh ra mọi người từ một vật thể như nhau, do vậy, người Ấn giáo, người Hồi giáo hay người của bất kì tôn giáo nào, cũng đều như nhau, không có gì phải phân biệt.
Như vậy, cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân Ấn Độ dưới thời Xuntan Đeli tuy diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đều giống nhau về mục đích là : chống ách áp bức phong kiến và sự phân biệt vu đẳng cấp, tôn giáo, và đòi sự bình đẳng về mọi mặt giữa các tầng lớp, giai cấp. Những cuộc đấu tranh đó, phần lớn bị đàn áp đẫm máu, nhưng nó đã góp phần làm cho các vương triều Xuntan Đeli suy yếu và sụp đổ vào năm 1526.
3. Các quốc gia ở miền Nam Ấn Độ
Trong khi đế quốc Xuntan Đeli ở miền Bắc Ấn Độ đang tan rã thì ở Nam Ấn Độ, trên cao nguyên Đécăng, xuất hiện hai quốc gia: Bumani và Vigiayanaga.
Bamani nằm ở phía bắc Đê căng, được thành lập vào năm 1347. Quốc gia này do các lãnh chúa và các quan cai trị của nước Xuntan Đeli nổi dậy chống vương triều Tuglúc lập nên, do vậy, Bamani theo Hỏi giáo và có thiết chế phong kiến giống như nước Xuntan Đêli.
Bamani có một nền kinh tế công thương nghiệp phát triển. Thợ thủ công Bamani sản xuất được nhiều mặt hàng có chất lượng cao như : vải, lụa, thảm, các đồ dùng kim khí và nhiều loại sản phẩm khác. Bọn phong kiến và bọn lái buôn kiếm được rất nhiều lợi nhuận trong việc buôn bán các sản phẩm thủ công. Họ đem các sản phẩm này bán lại trên thị trường các thành phố lớn ở Ấn Độ, hoặc bán cho các nhà buôn nước ngoài đến Ấn Độ. Ngoài các sản phẩm thủ công, Bamani còn xuất cảng gạo, đỗ nhuộm và đặc biệt là gia vị.
Tuy vậy, tình hình chính trị ở Bamani thường xuyên không ổn định do nội bộ giai cấp quý tộc chia thành hai phái, đấu tranh kịch liệt với nhau. Một phải gọi là “những người Đe căng” gồm những quý tộc Hồi giáo người bản xứ, và một phải gọi là những người “ngoại quốc” gồm những quý tộc phong kiến có gốc gác ở Trung Á và Iran. Cuộc đấu tranh lâu dài giữa hai phái đã làm cho đất nước bị chia rẽ và dần dần tan rã. Vào năm 1500, Bamani hoàn toàn suy sụp. Trên lãnh thổ của vương quốc này hình thành 5 công quốc độc lập với nhau, đó là: Amétnaga, Lêra, Bida, Bigiabua và Gòncônđa. Khi Bamani sụp đổ thì Vigiayanaga trở thành quốc gia lớn nhất ở Đécàng.
Khi mới thành lập (1336), Vigiayanaga cũng chỉ là một vương quốc nhỏ, nhưng nó đã nhanh chóng mở rộng lãnh thổ ra toàn bộ miền Nam hai con sông Tunga Badra và Kistna. Khác với vương quốc Xuntan Đeli và Bamani, nơi mà đất đai thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà nước, thì ở Vigiayanaga tồn tại song song cả hai hình thức sở hữu đất đai : nhà nước và tư nhân. Ở đây, bên cạnh ruộng đất nhà nước ban cấp cho phong kiến để làm bổng lộc một cách ước lệ thì vẫn có đất đai riêng của quý tộc phong kiến và của các đền chùa. Ngay các nhà vua Vigiayanaga cũng chiếm hữu những đất đai như vậy. Chiếm địa vị thống trị trong giai cấp phong kiến là tầng lớp quý tộc quân sự. Họ được nhà vua ban cấp rất nhiều đất đai với điều kiện phải nuôi một số quân nhất định và phải nộp cho công khố khoảng 1/2 thu nhập của mình. Nếu những điều kiện trên được các quý tộc quân sự thực hiện đầy đủ thì họ có quyền tuyệt đối trên lãnh thổ của họ, còn ngược lại sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc và bị tịch thu lãnh thổ.
Nguồn thu nhập chủ yếu của các chúa phong kiến ở Vigiayanaga là tô hiện vật và một phần to tiền. Song ở một vài nơi, các chúa phong kiến tiến hành một nền kinh tế riêng, sử dụng lao động của những người thuộc đẳng cấp thấp và lực dịch của nông dân. Thường thường đó là những lãnh địa trồng dưa và đồ gia vị để chế biến và đem bán.
Vigiayanaga có một nền kinh tế rất phát triển, nhất là dưới thời trị vì của vua Crixna Raya. Vào thời đó, kinh đô Vigiayanaga là đô thị giàu nhất Ấn Độ, khiến nhiều người nước ngoài đến đây phải kinh ngạc. Một người Italia là Nicolo Cônti đến Vigiayanaga khoảng năm 1420 bảo rằng, kinh đô có chu vi dài non trăm cây số. Những người nước ngoài khác thì khen kinh đô Vigiayanaga “lớn bằng thành La Mã và rất đẹp”, lại có “nhiều hoa viên, nhiều ống nước”, “khắp thế giới, chưa từng thấy mà cũng chưa nghe thấy nói có một thành phố nào được như vậy”.
Trong khi ở các nơi khác, đạo Hồi và văn hoá Hồi giáo có ảnh hưởng về mọi mặt, thì ở Vigiayanaga nền văn hoá truyền thống của Ấn Độ vẫn được bảo tồn và phát triển. Đáng chú ý nhất là sự thịnh vượng của văn học, với những tác phẩm viết bằng tiếng Sanxcrít và các thổ ngữ miền Nam Ấn, sự phát triển rực rỡ của hội hoạ, kiến trúc thể hiện trong việc xây cất những ngôi đền vĩ đại bằng đá.
Nhưng sự thịnh vượng của Vigiayanaga đã bị cuộc xâm lăng của những quốc gia Hồi giáo vùng Đecang huỷ diệt. Vào năm 1565, liên quân bốn nước : Bigiapua, Amétnaga, Gỗncônđơ và Biđa đã tấn công và cướp phá nước Vigiayanaga. Rất nhiều người ở đây bị giết, kinh đô bị phá hoại tan hoang. Các vương hầu tách rời khỏi Vigiayanaga, làm cho quốc gia to lớn ở miền Nam Ấn Độ này chỉ còn là một vương quốc nhỏ với thành phố chính là Penuconda.