Các nước tư bản Tây Âu
1. Nét khái quát về Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản Tây Âu, kể cả nước chiến thắng và chiến bại, đều bị tàn phá nặng nề và lâm vào tình trạng kinh tế tiêu điều, kiệt quệ. Những năm đấu sau chiến tranh, hàng loạt nước trước đây từng nổi tiếng trong thế giới tư bản, đã phải dựa vào “viện trị” của Mĩ để khôi phục và phát triển kinh tế đất nước mình như Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Áo, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch… Trong thời gian thực hiện kế hoạch “phục hưng châu Âu” do ngoại trưởng Mĩ Macsan để ra (còn gọi là “kế hoạch Macsan” 1948 – 1952), các nước Tây Âu đã nhận “viện trợ” của Mi tới 15 tỉ đôla. Cũng vì thế, tình hình kinh tế và chính trị của các nước Tây Âu đã bị đặt dưới sự thống trị của Mĩ.
Từ nửa sau những năm 50, khi đã phục hồi được nền kinh tế, các nước Tây Âu bắt đầu phát triển với độ tăng trưởng cao hơn ở Mỹ. Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế nhanh chóng, cơ cấu kinh tế cũng thay đổi nhiều. Các ngành cơ khí, hoá chất, năng lượng phát triển cao nhất, trong khi đó các ngành truyền thống như luyện kim, may mặc, thực phẩm tuy vẫn phát triển nhưng ở mức độ thấp hơn. Các mặt hàng tiêu dùng mới, lâu bén như ô tô, tủ lạnh, tiện nghi sinh hoạt tăng lên rất nhiều.
Về sản lượng công nghiệp, trong vòng 25 năm (1950 – 1975) Italia tăng lên 5 lần; Tây Đức – 4,4 lần; Pháp – 3,3 lần (so với Mỹ 2,5 lần). Do vậy, sức mạnh kinh tế của các nước Tây Âu ngày càng tăng rõ rệt: năm 1948, Mĩ chiếm 54,6% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, Tây Âu – 28,8%, Nhật- 1,2%. Đến 1973, Mĩ chiếm chưa đầy 40%, Tây Âu – 31%, Nhật Bản-9,2%. Như vậy, Tây Âu và Nhật đã trở thành hai trung tâm kinh tế, tài chính cạnh tranh với Mỹ.
Từ đầu những nam 70, các nước Tây Âu đã đuổi kịp và vượt Mỹ về nhiều mặt, đặc biệt là vẽ vàng và ngoại tệ dự trữ (Cộng hoà liên bang Đức hơn 30 tỉ đô la, Mĩ – 11,6 tỉ đôla), về sản lượng thép, ôtô và về khối lượng xuất khẩu (1978, xuất khẩu của Mĩ chỉ còn chiếm 143%, trong khi xuất khẩu của toàn Tây Âu lên đến 51,2% và của riêng khối Thị trường chung là 42,3%).
Một cuộc tranh giành gay gắt về thị trường tiêu thụ và đầu tư, về nguồn nguyên liệu và nhiên liệu, những cuộc “chiến tranh vàng” (1964 – 1965), “chiến tranh trứng” “chiến tranh sữa” (1965), v.v.. đã diễn ra giữa Mỹ và Tây Âu. Tuy nhiên, giữa Mĩ và Tây Âu vẫn có sự cấu kết với nhau chạt chẽ để chống lại phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là cách mạng xã hội chủ nghĩa.
2. Pháp
Nước Pháp ra khỏi chiến tranh với những thiệt hại nặng nề về kinh tế. Sản xuất công nghiệp giảm gần 3 lần, nông nghiệp giảm 2 lần. Trong những năm 1945 – 1950, kinh tế Pháp phát triển rất chậm chạp, gặp nhiều khó khăn. Năm 1948. Pháp nhận viện trợ kinh tế của Mi theo “kế hoạch Macsan”. Nhờ đó, từ năm 1950 kinh tế Pháp được phục hồi và tiếp đó là 20 năm phát triển liên tục với tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) những năm 1950 – 1955-1960: 4,6%; 1960 1965: 5,1%. 1955: 4,3%;
Sau hơn hai thập niên phát triển, Pháp đã trở thành cường quốc công nghiệp thứ 5 trên thế giới và là nước đứng đầu châu Âu về sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Pháp gồm: công nghiệp sản xuất các mặt hàng cao cấp (đồ trang sức, mĩ phẩm, thời trang, đồ sứ cao cấp…); công nghiệp điện tử và tin học (đứng thứ hai trên thế giới, sau Mi); công nghiệp hàng không và vũ trụ (đứng thứ ba thế giới, sau Mĩ và Liên Xô); công nghiệp chế tạo vũ khí (đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu vũ khí); công nghiệp luyện gang thép.
Nền nông nghiệp Pháp đã được công nghiệp hoá. Ruộng đất trở thành xí nghiệp với phương thức canh tác và quản lí hiện đại, tiến hành sản xuất chuyên canh trên những vùng đất đai rộng lớn. Nước Pháp được coi là vựa lúa của khối Thị trường chung châu Âu (EEC), trung bình hàng năm cung cấp 55 triệu tấn lương thực; đàn bò đứng đầu khối EEC, đàn lợn đứng vị trí thứ hai (sau Đức) và lượng sữa bò đạt 32 triệu tấn/năm ..
Về tài chính, thị trường chứng khoán Pari đứng hàng thứ hai châu Âu và thứ sáu thế giới về lưu lượng tiền chuyển dịch. Bốn ngân hàng chính của Pháp nằm trong số 20 ngân hàng lớn nhất thế giới.
Những thay đổi lớn cũng diễn ra trong đời sống chính trị của đất nước. Các đảng tư sản cũ bị phá sản . Giai cấp công nhân đóng vai trò tiên phong trong phong trào kháng chiến, củng cố liên minh với nông dân, tiểu tư sản thành thị và trí thức. Uy tín của Đảng Cộng sản tăng lên, Đảng trở thành lực lượng chính trị vào loại lớn nhất trong nước. Những tổ chức dân chủ của quần chúng do Đảng lãnh đạo. Nhân dân Pháp yêu cầu thực hiện những cải cách kinh tế xã hội sâu sắc.
Trong những điều kiện đó, giai cấp tư sàn vội vàng tập hợp lại lực lượng. Chúng thành lập một đảng mới gọi tên là phong trào Cộng hoà bình dân (MRP). Đảng này thu hút được một số đông tiểu tư sản thành thi, nông dân, nhất là giáo dân theo đạo Thiên chúa . Về thực chất, đảng này là đại diện của tư bản lũng đoạn có liên quan với Mĩ và toà thánh Vaticang.
Trong cuộc bầu cử hội nghị lập hiến tháng 10 – 1945, Đảng Cộng sản thu được nhiều phiếu nhất (hơn 5 triệu phiếu). Hai đảng của giai cấp công nhân – Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội – có thể thành lập chính phủ dân chủ. Những lãnh tụ phái hữu của Đảng Xã hội đã từ chối hợp tác với Đảng Công sản . Trong chính phủ mới thành lập, bên cạnh những đảng viên xã hội và cộng hoà bình dân, có 5 đảng viên cộng sản giữ những chức vụ quan trọng như phó thủ tưởng, bộ trưởng quốc phòng lao động y tế.
Tháng 9 – 1946, Hội nghị lập hiến thông qua bản hiến pháp mới, thiết lập nền Cộng hoà thứ tư), với chế độ tổng thống tiến bộ hơn, quyền hạn của tổng thống bị giảm nhiều so với trước chiến tranh. Hiến pháp tuyên bố quyền lao động, nghỉ ngơi, tổ chức công đoàn, quyền bãi công, quyền của công nhân tham gia quản lí xí nghiệp. Trong khuôn khổ của Hiến pháp, đã mở ra khả năng tiến hành những cải tạo kinh tế – xã hội sâu sắc.
Bọn tư bản lũng đoạn nắm trong tay những vị trí chỉ huy trong nền kinh tế và bộ máy nhà nước đã mau chóng chuyển sang tấn công. Việc những người cộng sản tham gia chính phủ là trở ngại rất lớn cho việc thực hiện những kế hoạch của chúng và đế quốc Mĩ, cho nên chúng tìm cách gạt những người cộng sản.
Tháng 5 – 1947, thủ tướng Ramađie (thuộc phái xã hội cánh hữu) lấy cớ là các bộ trưởng cộng sản đã phá hoại “sự đoàn kết nội bộ, đã gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
Sau khi gạt những người cộng sản, chính phủ ngày càng thiên dẫn sang phía phản động. Những thành quả dân chủ dần dần bị thủ tiêu. Thuế mà tăng, trợ cấp giảm.
Chính sách đối ngoại ngày càng mang tính chất phản dân tộc (như việc Pháp gia nhập khối NATO), hạn chế chủ quyền quốc gia, đặt quân đội Pháp dưới sự kiểm soát của Mĩ. Giới cầm quyền Pháp còn tán thành việc tái vũ trang cho kẻ thù của nhân dân Pháp là bọn quân phiệt phục thủ Cộng hoà liên bang Đức. Trong khi đó, họ quan hệ không tốt đối với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam và thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ năm 1954, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương là một thất bại lớn của giới cầm quyền Pháp. Tuy vậy, giai cấp tư sản Pháp vẫn cố gắng duy trì bằng mọi giá các thuộc địa của họ.
Thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam năm 1954, thực dân Pháp lại tiến hành cuộc chiến tranh chống nhân dân Angiêri. Nam 1956, cùng với bọn xâm lược Anh và Ixraen, chúng mở cuộc tấn công quân sự vào Ai Cập. Cuộc phiêu lưu đó bị Đảng Cộng sản và nhân dân Pháp phản đối kịch liệt, nhân dân toàn thế giới lên án.
Chính sách đối nội và đối ngoại phản nhân dân đã gây nên sự bất mãn sâu sắc trong quần chúng lao động.. Bãi công, biểu tình diễn ra sôi nổi. Trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1956, Đảng Cộng sản lại giành được số phiếu lớn nhất (5,6 triệu). Bọn phản động cực hữu cũng bất mãn vì sự bất lực của chính phủ, mặc dù luôn thay đổi nội các (trong những năm của nền Cộng hoà thứ tư đã thay đổi 25 nội các). Tháng 5 – 1958, bọn tư bản thực dân, bọn sĩ quan phát xít đã làm cuộc đảo chính phản động ở Angiêri, đòi thành lập ở Pháp một “chính quyền vững mạnh”.
Hoàng sợ trước triển vọng của một cao trào dân chủ mới, tập đoàn tài phiệt đã đi tới thủ tiêu nền Cộng hoà thứ tư. Ngày 1- 6- 1958, Quốc hội đã chuyển giao chính quyền vào tay tướng Đờ Gòn, và tháng 10 năm đó, Hiến pháp của nền Cộng hoà thứ năm bắt đầu được thực hiện.
Theo hiến pháp mới, quyền của tổng thống được mở rộng, quyền của Quốc hội bị hạn chế rất nhiều. Tổng thống là tổng tư lệnh quân đội, chỉ định thủ tướng và các nhân vật cao cấp nhất, có thể giải tán quốc hội trước thời hạn, và trong trường hợp đặc biệt, nắm toàn bộ chính quyền trong tay mình. Hiến pháp cũng thay đổi luật bầu cử mới. Với luật bầu cử này, trong cuộc bầu cử quốc hội 1958, Đảng Cộng sản Pháp được nhiều phiếu nhất (4 triệu) mà chỉ có 10 đại biểu quốc hội.
Với nền Cộng hoà thứ nam, một chính quyền vững mạnh và ổn định đã được xác lập ở Pháp cho đến tận ngày nay. Chế độ này biểu hiện tập trung sự thống trị của các độc quyền đối với đời sống của đất nước. Dưới chính quyền Đờ Gòn, chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước phát triển mạnh mẽ. Đặc điểm của nó là sự tham gia của nhà nước vào việc xây dựng những xí nghiệp mới hiện đại. Những xí nghiệp do nhà nước quốc hữu hoá hoặc mới xây dựng biến thành những vật phụ thuộc của các công ti độc quyền lớn, phục vụ quyền lợi cho các công ti độc quyền này.
Chính quyền Đô Gòn quan tâm đến việc áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật, xây dựng những xí nghiệp khổng lồ bằng thiết bị hiện đại nhất. Do đó, nền kinh tế Pháp trong những năm này phát triển khá mạnh mẽ. Tốc độ tăng của sản xuất công nghiệp có năm tới 8-9%.
Về đối ngoại, do thất bại về quân sự và bị áp lực của dư luận trong nước và thế giới, tháng 3 – 1962, Đồ Gòn đã chấm dứt cuộc chiến tranh Angiri với việc công nhận nền độc lập của Angiêri. Từ giữa thập niên 60, chính sách đối ngoại của Pháp có những thay đổi lớn lao. Biết rằng việc gắn bó với khối NATO không tránh khỏi dẫn đến mất độc lập dân tộc, năm 1966, Pháp đã rút ra khỏi bộ chỉ huy của tổ chức này và yêu cầu triệt thoái tất cả các căn cứ quân sự Mỹ và quân đội Mi ra khỏi đất Pháp. Chính phủ Pháp cũng chống lại việc trang bị vũ khí hạt nhân cho quân đội Cộng hoà liên bang Đức, đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, củng cố quan hệ hữu nghị với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Từ năm 1963 – 1964, chính quyền Đồ Gòn bước vào giai đoạn suy yếu. Tuy kinh tế phát triển, nhưng đấu tranh giai cấp ngày càng tăng, bởi vì đời sống nhân dân lao động vẫn thấp kém, năng suất lao động tăng lên một lần rưỡi, nhưng tiền lương thực tế tăng rất chậm, trong nhiều ngành còn giảm, thất nghiệp lên tới nửa triệu người.
Để trả lời sự tấn công của bọn tư bản độc quyền, tháng 5 – 1968, 10 triệu công nhân bãi công. Phong trào lan tới tầng lớp thanh niên, sinh viên và trở thành cơn bão lớn. Ngày 29 – 5, 80 vạn công nhân, thanh niên, sinh viên Pari hiểu tình kéo cờ đỏ trên nóc các nhà máy và trường đại học, lập chướng ngại vật ngoài đường phố chiến đấu với cảnh sát. Bọn tư bản phải nhượng bộ , tăng lương cho công nhân và cải tổ chế độ giáo dục.
Tháng 4 – 1969, Đờ Gòn phải từ chức, Pompidu – một chủ ngân hàng lớn, thuộc đảng của Đờ Gòn lên làm Tổng thống. Ông ta tiếp tục đường lối của Đờ Gôn – một đường lối độc lập đối với Mỹ trong nhiều vấn đế quốc tế, phản ánh mâu thuẫn về quyền lợi giữa bọn tư bản lũng đoạn Pháp và Mi.
Tháng 5 – 1974, Pompiđu chết. Cuộc bầu cử tổng thống ngày 19-5-1974 đã đưa Gixca Đextanh lên cầm quyền. Gixca Đextanh vẫn tiếp tục đường lối của hai tổng thống trước, nhưng tỏ ra mềm dẻo hơn với Mĩ.
3. Anh
Chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến sự suy yếu của đế quốc Anh. Hệ thống thuộc địa rộng lớn (chiếm 35 triệu km, gấp 143 lần diện tích nước Anh với hơn 500 triệu dân – gấp hơn 12 lần dân số Anh) bị tan rã. Nước Anh cũng bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nợ của nhà nước tang lên gấp bốn lần, kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, trang bị kĩ thuật của Anh, vốn được coi là “công xưởng của thế giới” trong suốt thế kỉ XIX, nay đã trở nên lạc hậu.
Năm 1948, Anh phải dựa vào viên trợ kinh tế của Mĩ thông qua “kế hoạch Macsan” để phục hồi sản xuất, cũng vì thế Anh phải để cho tư bản Mĩ đầu tư, mở các xí nghiệp ngay trên đất Anh (hãng Ford của Mĩ vào những năm 70 kiểm soát gần 50% ngành sản xuất ô tô của Anh).
Năm 1950, Anh phục hồi lại được nền sản xuất đạt mức trước chiến tranh, rồi sau đó phát triển tương đối nhanh chóng (nhưng thua kém tốc đô phát triển của Tây Đức, Pháp và Italia). Anh vẫn tập trung phát triển những ngành kinh tế truyền thống của mình: xuất khẩu tư bản sang các nước trong khối Liên hiệp Anh (bao gồm các thuộc địa cũ của Anh) để cho vay lấy lãi nặng hoặc mở mang các xí nghiệp, đón điển nhằm vơ vét nguyên liệu, bóc lột nhân công rẻ mạt (về xuất khẩu tư bản, Anh đứng thứ hai thế giới, sau Mi); phát triển các ngành công nghiệp than, chế tạo cơ khí, công nghiệp đóng tàu và công nghiệp dệt. Trong nông nghiệp, chăn nuôi là ngành chủ yếu, lâu đời, có nhiều kinh nghiệm; nông nghiệp đảm bảo được 60% lương thực và thực phẩm trong nước (trong đó thịt đảm bảo được 89%).
Đặc điểm của kinh tế Anh là sự suy yếu vai trò của nó trong hệ thống tư bản thế giới. Trong một số năm đầu sau chiến tranh, Anh chỉ thua Mỹ trong sản xuất công nghiệp của thế giới tư bản. Nhưng từ đầu năm 60, Anh đã phải lùi từ địa vị thứ hai xuống hàng thứ ba và đến năm 1969 lại xuống hàng thứ tư (sau Mỹ, Nhật và Cộng hoà liên bang Đức).
Những khó khăn kinh tế của Anh là do nhiều nguyên nhân. Bọn tư bản Anh, trong việc chạy theo lợi nhuận cao, thích xuất khẩu tư bản ra nước ngoài mà không đầu tư vào công nghiệp trong nước. Chính sách quân sự hoá ngốn mất những khoản tiền khổng lồ. Về chi tiêu cho vũ trang. Anh chiếm hàng thứ hai trong các nước tư bản, sau Mỹ. Tham gia vào những khối liên minh quân sự và vẫn cố bám lấy những tàn dư của đế quốc thuộc địa, Anh vẫn duy trì quân đội của mình ở nhiều nơi trên thế giới, chi vào đó những khoản tiền lớn, điều đó đã luôn luôn gây nên những cuộc khủng hoảng tài chính. Anh buộc phải thường xuyên nhờ và sự giúp đỡ của các ngân hàng Mỹ và trở thành con nợ của chúng. Một nửa số xí nghiệp của Anh về các ngành công nghiệp hiện đại (ô tô, hoá chất, kĩ thuật điện tử, v.v…) là thuộc về các độc quyền Mỹ.
Nền kinh tế Anh thường được mệnh danh là “con bệnh của châu Âu” vì sự “ốm yếu” của nó. Tuy nhiên, Anh vẫn là một trong những cường quốc tư bản.
Vẻ chính trị, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Bảo thủ và Công đảng thay nhau nắm chính quyền ở Anh.
– Từ 1945 – 1951: Chính phủ Công đảng thứ ba, do Atli làm Thủ tướng
– Từ 1951 – 1964: các chính phủ Bảo thủ với các Thủ tướng Sousin (1951 – 1955), Iđơn (1955 – 1957), Mac Milan (1957 – 1963) và Hiumơ (1963-1964).
– Từ 1964 – 1970: Chính phủ Công đảng thứ tư, do Uynxơn làm Thủ tướng.
– Từ 1970 – 1974: Đảng Bảo thủ nắm chính quyền, do Hút làm Thủ tướng.
Cũng như chế độ hai đảng ở Mĩ, hai đảng Bảo thủ và Công đăng ở Anh nhằm phục vụ quyền lợi của giai cấp tư bản lũng đoạn, tuy mỗi đảng có chính sách khác nhau và Công đảng tự xưng là “đảng của công nhân”. Với cương lĩnh lừa bịp về “chủ nghĩa xã hội dân chủ”, Công đảng đã phát triển thành một đảng lớn thu hút khá đông lực lượng công nhân và lao động. Sau chiến tranh, đảng này có gần 7 triệu đảng viên. Trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5 – 1945, Công đảng đã giành được thắng lợi và thành lập chính phủ. Đây là chính phủ Công đảng thứ ba (chính phủ Công đảng thứ nhất năm 1921 và chính phủ Công đồng thứ hai năm 1929 – 1931).
Chính phủ Công dàng đã quốc hữu hoá ngân hàng, công nghiệp than, hơi đốt, đường sắt, hàng không dân dụng, luyện kim, điện lực và vô tuyến nhằm tăng cường chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước.
Những biện pháp đó phục vụ lợi ích của bọn chủ xí nghiệp bị quốc hữu hoá, bởi vì các xí nghiệp được mua lại cao hơn với giá vốn nhiều (ví dụ, bọn chủ đường sắt đã nhận được tiền chuộc một tổ bảng – tức là gấp hai lần giá trị thực của đường sắt), hoặc chính phủ quốc hữu hoả các mỏ than đã lỗ vốn (đấy là một cách để cứu nguy cho các xí nghiệp đang bị phá sản, bởi thưởng hậu hĩnh cho chúng).
Sau khi quốc hữu hoá, bọn chủ cũ vẫn đứng đầu các xí nghiệp với tư cách là những nhân viên nhà nước, được trả “hoa hồng hàng năm – 80 triệu bảng. Hơn nữa, chúng còn lợi dụng địa vị mới của chúng (giám đốc) mà thu thêm cho mình những lợi lộc phụ. Những xí nghiệp quốc hữu hóa vẫn là những vật phụ thuộc của các độc quyền, cung cấp cho họ điện, nguyên liệu, hơi đốt, v.v… với giá rẻ.
Để mị dân, chính phủ Cộng đảng nâng tiền lương danh nghĩa của công nhân, nhưng lại tăng thuế, tăng giá hàng, hạ giả đống bảng; cho nên thực tế là mức sống bị hạ thấp. Chính phủ còn đàn áp các cuộc bãi công, ra lệnh loại trừ những người cộng sản ra khỏi các cơ quan nhà nước, quân đội, các xí nghiệp.
Về đối ngoại, chính phủ Công đảng bắt buộc phải công nhận độc lập của Ấn Độ, Miến Điện, Xri Lanca, nhưng lại chia cắt Ấn Độ là hai nước, vẫn duy trì các quyền lợi kinh tế của mình ở các nước trên. Đồng thời, Chính phủ Công đảng đàn áp dã man phong trào giải phóng dân tộc ở Nigieria, Uganda, Malaixia, Kenia và những nơi khác. Họ còn ủng hộ Mĩ trong nhiều vấn đề: phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Cộng hoà liên bang Đức, kế hoạch Macsan, tích cực tham gia thành lập khối NATO, tham gia chiến tranh Triều Tiên, giúp đỡ Hà Lan, Pháp đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở Inđônêxia, Đông Dương, v.v.. Chính phủ Công đảng thứ tư của Uynxơn đã hoàn toàn ủng hộ Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Lào, Campuchia và cuộc chiến tranh xâm lược của Ixraen chống các dân tộc A Rập.
Chính sách đối nội và đối ngoại phản động của Công đảng đã gây nên. sự bất bình trong quần chúng và đưa đến thắng lợi của Đảng Bảo thủ trong những năm 1951 – 1954 và những năm 1970 – 1974. Với việc năm chính quyền của Đảng Bảo thủ, sự kiểm soát của các độc quyền đối với quốc hội và chính phủ càng được tăng cường. Các thủ tướng và các bộ trưởng Bảo thủ đều là những nhà đại tư bản, giảm đốc các ngân hàng, các công ti công nghiệp và thương mại, hoặc thuộc về giai cấp quý tộc ruộng đất. Dưới chính quyền Bảo thủ, các giám đốc của 8 ngân hàng lớn nhất đã hoặc đang chiếm những chức vụ nhà nước. Tư bản lũng đoạn đà hoàn toàn khống chế bộ máy nhà nước.
Chính phủ Bảo thủ đã tấn công vào mức sống của những người lao động. Viện lí do cần thiết để củng cố nền kinh tế của đất nước, chính phủ đã giảm các khoản chi phí cho giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, nâng giá hơi đốt, điện, vận tải. Mặt khác, chính phủ Bảo thủ lại tăng các khoản chi phi quân sự. Chính sách chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh của giới cầm quyển Anh đã làm cho tình hình kinh tế và tài chính của nước Anh thêm khó khăn, và làm cho Anh càng thêm lệ thuộc Mĩ trong chính sách đối ngoại.
Chính phủ Hít theo đuổi chính sách chống Liên Xô, cản trở việc làm dịu tình hình căng thẳng trên thế giới. Bất chấp sự phản đối của nhân dân Anh, chính phủ Hit đã đưa nước Anh gia nhập Khối thị trường chung và lợi ích của các độc quyền lớn có liên hệ với tư bản quốc tế và để các nước tư bản có thể “tăng cường cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa xã hội”. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Anh chống chính sách phản động của các chính phủ Công đảng và Bảo thủ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, phong trào công nhân Anh vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa cải lương do các lãnh tụ Công đảng và “Công đoàn vàng” gieo rác. Đảng Cộng sản Anh đấu tranh kiên cường nhưng ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng còn nhỏ bé (Đảng có gần 3 vạn đảng viên).
4. Cộng hoà liên bang Đức (Tây Đức)
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các cường quốc phương Tây, nhất là Mĩ, đã không chịu thi hành đúng đắn những nghị quyết của hiệp ước Pôtxđam và âm mưu chia cắt nước Đức. Họ muốn dựng lên ở Tây Đức một nhà nước phản động quân phiệt, thù địch với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Trong suốt hai thập niên, liên minh dân chủ Thiên chúa giáo nắm chính quyển ở Cộng hoà liên bang Đức. Thực hiện ý đồ của bọn tư bản lũng đoạn, đảng này đã thi hành một chính sách phản động. Năm 1956, chúng đã đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. Gần 200 tổ chức tiến bộ bị cấm. Những nhà hoạt động tiến bộ, đấu tranh cho hoà bình, dân chủ chống họn phục thủ đã bị truy nã.
Về đối ngoại, giới thống trị Cộng hoà liên bang Đức theo đuổi chính sách phục thù, không công nhận những đường biên giới tồn tại sau chiến tranh, không công nhận nước Cộng hoà dân chủ Đức (theo hiệp định Pôtxđam, Tây Béclin là thành phố tự do, phi quân sự, không thuộc vào nước Đức nào). Chúng còn đòi cả một số đất đai của Ba Lan, Tiệp Khắc, Liên Xô. Năm 1955, được sự ủng hộ của Mi và các nước phương Tây, Cộng hoà liên bang Đức đã gia nhập khối NATO. Việc đó đã tạo ra khả năng hợp pháp cho Cộng hoà liên bang Đức xây dựng quân đội phục thù. Trong một thời gian ngắn, những tướng tá và sĩ quan cũ của Hitle đã xây dựng quân đội liên bang với số lượng 50 vạn người, làm cơ sở cho sự triển khai thành một đội quân đông đảo trong trường hợp cần thiết. Sau đó, quân đội Cộng hoà liên bang Đức đã được trang bị vũ khí nguyên tử và những phương tiện chuyên chở những vũ khí đó (về mặt này, Cộng hoà liên bang Đức đứng thứ hai trong thế giới tư bản). :
Chính sách đối nội và đối ngoại phản động của Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo đã dẫn tới sự chống đối ngày càng tăng ở trong nước và sự cô lập của Cộng hoà liên bang Đức trên vũ đài quốc tế. Để ra khỏi tình trạng bế tắc, năm 1966, Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo đã liên hiệp với Đảng Xã hội – dân chủ thành lập chính phủ do Kiđinhgơ đứng đầu, tạo ra cái gọi là “khối liên hiệp lớn”. Nhưng chính phủ này vẫn tiếp tục các chỉnh sách phản động củ.
Tháng 9 – 1969, một cuộc bầu cử quốc hội đã diễn ra ở Cộng hoà liên bang Đức. Đảng Xã hội – dân chủ quyết định cắt đứt sự liên hiệp với Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo. Họ hứa hẹn cải thiện quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, bảo đảm an ninh chung châu Âu. Nhờ đó, họ đã thắng cử và thành lập chính phủ do Vili Boran (Willy Brandt) đứng đầu.
Ngày 12 – 8 – 1970, Liên Xô và Cộng hoà liên bang Đức đã kí hiệp ước công nhận tất cả những đường biên giới hiện tại ở châu Âu, kể cả đường biên giới Ôđe – Naixơ (biên giới giữa Đức và Ba Lan) và biên giới giữa hai nước Đức. Ngày 7 – 12 – 1970, giữa Cộng hoà nhân dân Ba Lan và Cộng hoà liên bang Đức lại kí hiệp ước bình thường hoá quan hệ, tôn trọng biên giới và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Chính phủ Cộng hoà liên bang Đức đã thương lượng với Cộng hoà dân chủ Đức và công nhận sự tồn tại của hai nước Đức, công nhận thoả hiệp bốn bên về vấn đề Tây Beclin.
Đó là thắng lợi to lớn của cuộc đấu tranh của nhân dân Tây Đức, của nước Cộng hoà dân chủ Đức, của Liên Xô và các lực lượng hoà bình trên thế giới, đồng thời là thất bại của các lực lượng quân phiệt và chiến tranh.
5. Italia
Italia ra khỏi chiến tranh với nền kinh tế bị tàn phá nặng nề: Italia mất 1/3 của cải quốc gia, 1/5 xí nghiệp bị phá huỷ, gần 2 triệu người thất nghiệp. Ở nông thôn, trật tự nửa phong kiến tiếp tục tồn tại, chế độ sở hữu lớn về ruộng đất thống trị, gần một nửa nhân dân không có ruộng đất, phải lĩnh canh của địa chủ với những điều kiện lệ thuộc hoàn toàn.
Chính quyền tư sản Italia đã nhận “viện trợ” của Mĩ theo “kế hoạch Macsan” để khôi phục và phát triển kinh tế. Cuộc đấu tranh của quần chúng buộc họ phải thực hiện một số cải cách. Cải cách ruộng đất được thực hiện hạn chế, 1,5 triệu hecta ruộng đất chuyển sang tay nông dân bằng cách mua lại. Với sự giúp đỡ đấu tư của nhà nước, sự cách biệt giữa miền Bắc công nghiệp và miền Nam nông nghiệp giảm xuống một phần. Bọn chủ xí nghiệp phải tăng lương cho công nhân. Điều đó dẫn tới việc mở rộng thị trường trong nước và thúc đẩy kinh tế phát triển. Italia đã trở thành một nước công – nông nghiệp phát triển ở châu Âu.
Cũng như Cộng hoà liên bang Đức và Nhật, trong những năm 50, kinh tế Italia phát triển với tốc độ cao hơn các nước tư bản chiến thắng (Mi, Anh, Pháp). Nhà nước giúp đỡ rất nhiều cho các độc quyền. Nhiều ngành kinh tế do nhà nước nắm. Ở các ngành khác, bên cạnh những xí nghiệp tư doanh, chính phủ thúc đẩy quá trình tập trung tư bản. Những tổng thể kinh tế lớn hình thành và tư bản nước ngoài, nhất là Mĩ, đã thâm nhập mạnh mẽ vào kinh tế Italia.
Sang những năm 60, tốc độ phát triển kinh tế của Italia chậm dần. Từ năm 1971, Italia đã lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính trầm trọng kéo dài: lạm phát khoảng 20%, cán cân thanh toán thiếu hụt (65.000 tỉ lia năm 1974), nợ nước ngoài hơn 10 tỉ đô la, v.v. . đó là những nét đen tối của nền kinh tế Italia.
Cũng giống Pháp, sau chiến tranh, ba đảng mạnh nhất của Italia (ba đảng trong liên minh cũ chống phát xít) là Đảng Cộng sản (năm 1945, có 1 triệu 78 vạn đảng viên), Đảng Xã hội và Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo. Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo tự nhận là “Đảng của nhân dân”, “Đảng của tất cả những người Thiên chúa giáo, nhưng thực chất nó là công cụ của họn tư bản lũng đoạn phản động Italia.
Italia là nước chiến bại, bị quân đội Mĩ, Anh chiếm đóng. Lực lượng này khi tiến vào đất Italia đã giải giáp các đơn vị du kích, giải tán các uỷ ban giải phóng dân tộc, tạo điều kiện cho bọn phản động nắm chính quyền. Do đó chính phủ do Đờ Gatxperi (Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo) đứng đầu, lên cầm quyền. Nhưng trước sức đấu tranh của quần chúng và uy tín lớn lao của Đảng Cộng sản, Đờ Gatxpêri phải mở rộng cho Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội tham gia chính phủ.
Tháng 6 – 1946, trong cuộc tổ chức trưng cầu dân ý, đa số nhân dân bỏ phiếu đòi xoá bỏ vương quyền. Italia tuyên bố là nước cộng hoà. Do đấu tranh của nhân dân và Đảng Cộng sản, Hiến pháp được ban hành năm 1946 ở Italia là hiến pháp tiến bộ nhất trong tất cả các hiến pháp của các nước tư bản. Nó duy trì quyền sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, nhưng đồng thời tạo ra những khả năng cho các lực lượng tiến bộ đấu tranh trên cơ sở hợp pháp cho những cải tạo dân chủ sâu sắc trong nước.
Để ngăn chặn quá trình dân chủ hoá đất nước, tháng 5 – 1947, Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo đã gây ra cuộc khủng hoảng chính phủ, gạt những người cộng sản và xã hội ra, độc chiếm chính quyền. Các chính phủ kế tiếp từ đó đến nay đều do Đảng này nắm.
Chính sách của Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo phục vụ trung thành cho lợi ích của tư bản độc quyền. Chúng nhiều lần âm mưu huỷ bỏ các quyền lợi hợp hiến của nhân dân lao động và quyền hành của quốc hội. Mùa hè 1960, phái hữu của Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo định làm cuộc đảo chính phản động (như cuộc đảo chính 1959 ở Pháp), sử dụng lực lượng cảnh sát và các tổ chức phát xít mới. Nhưng âm mưu của chúng bị thất bại vì vấp phải sự chống đối mãnh liệt của quần chúng. Quần chúng lập chướng ngại vật trên các đường phố, chiến đấu với cảnh sát, tổng bãi công trong toàn quốc.
Trước thất bại đó và trước nguy cơ bị mất cơ sở quần chúng, ban lãnh đạo Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo phải thay đổi sách lược. Chúng từ bỏ việc liên minh với bọn phản động cực đoan và chuyển sang liên minh với Đảng Xã hội, thực hiện cái gọi là chính sách “trung tâm – tả”.
Về đối ngoại, trong gần 30 năm cầm quyền, Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo luôn luôn theo đuổi chính sách của Mĩ. Năm 1949, Italia gia nhập khối NATO. Những hải cảng của Italia biến thành những căn cứ của Hạm đội 6 của Mĩ. Nhiều vùng lãnh thổ trở thành căn cứ tên lửa của Mỹ, đe doạ hoà bình ở khu vực Địa Trung Hải và Trung Cận Đông.
Từ năm 1971 trở đi, cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính, nước Italia lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị triển miền. Các nội các liên tiếp đổ, có nội các tồn tại không quá tám ngày. Italia là nước ở Tây Âu chiếm kỉ lục về số chính phủ bị đổ trong gần 30 năm qua. Điều đó phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt ở Italia, trong đó các lực lượng tiến bộ do Đảng Cộng sản lãnh đạo ngày càng giành được những thắng lợi to lớn.
6. Khối thị trường chung châu Âu (EEC)
Ở Tây Âu, việc chuyển sang chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước không chỉ dừng lại trong phạm vi quốc gia, mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, hình thành sự liên hợp quốc tế của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước, hay còn gọi là nhất thể hoa quốc tế. Nửa cuối những năm 50, đã xuất hiện hai hình thức liên hợp quốc tế của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước: Khối thị trường chung và Khối mậu dịch tự do. Hình thức liên hợp cao nhất là Khối thị trường chung thành lập ngày 25 – 3 – 1957 bằng việc kí kết hiệp ước Rôma giữa 6 nước – Pháp, Cộng hoà liên bang Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxembua. Khối này thực hiện từng bước việc nhất thể hoá về kinh tế (xoá bỏ dần hàng rào quan thuế, tự do lưu thông giữa các nước trong khối về vốn, hàng hoá, công nhân; làm cho cả khối dần dần trở thành một đơn vị kinh tế duy nhất, rồi tiến đến nhất thể hoá về chính trị, thành lập một nhà nước duy nhất siêu dân tộc. Ngày 19 – 1 – 1959, để chống lại Khối thị trường chung. Anh thành lập Khối mậu dịch tự do gồm 7 nước: Anh, Đan Mạch, Na Uy, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Sĩ, Thuỵ Điển. Mục tiêu của khối này nhằm giải quyết vấn đề quan thuế và thực hiện mậu dịch tự do giữa các nước trong khối. Vì thất bại trong mục tiêu chống lại Khối thị trường chung, tháng 1 – 1973, Anh, Ailen và Đan Mạch cùng gia nhập Khối thị trường chung làm cho khối này càng lớn mạnh, trở thành một đối thủ nguy hiểm của Mĩ và Nhật Bản.
Khuynh hướng nhất thể hoa châu Âu này bắt nguồn từ những nguyên nhân kinh tế, chính trị sâu sa. Thứ nhất, các nước tư bản Tây Âu muốn liên kết với nhau thành một liên minh châu Âu nhằm chống lại hệ thống xã hội chủ nhĩa, chống phong trào cách mạng vô sản ở các nước Tây Âu và chống phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa của họ. Thứ hai, về mặt kinh tế, đây là sự liên kết có tính chất quốc tế của tư bản tài chính nhiều nước, thành lập các cácten quốc tế kiểu mới, nhằm giải quyết hiện tượng sản xuất vô chính phủ trong phạm vi quốc tế và nhằm điều hoà mâu thuẫn giữa các lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (tiến bộ khoa học – kĩ thuật đòi hỏi có những đơn vị sản xuất lớn, vốn lớn và thị trường lớn…). Trong nội bộ khối, đó là một hình thức chia lại thị trường cho phù hợp với so sánh lực lượng mới và cũng là một cách mở rộng thị trường về bể sâu (xây dựng giao thông vận tải, những xí nghiệp khổng lồ…). Cuối cùng, liên hiệp Tây Âu còn nhằm điều hoà mâu thuẫn giữa các nước Tây Âu và nhằm chống lại sự cạnh tranh, xâm nhập của Mĩ.
Sau khi ra đời, khối EEC trên thực tế đã tạo ra một cộng đồng kinh tế và một thị trường chung với số vốn, khoa học và kĩ thuật hùng hậu. Điều này cho phép EEC nói chung và các nước thành viên nói riêng,có khả năng phát triển nhanh chóng về kinh tế, ứng dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại vào sản xuất công – nông nghiệp, thực hiện có hiệu lực cuộc cạnh tranh về kinh tế, tài chính và thương mại với những nước ngoài khối, đặc biệt đối với Mỹ và Nhật Bản