Nước Mĩ từ 1945 đến 1973

1. Sự phát triển của nền kinh tế và khoa học – kĩ thuật ở Mỹ từ 1945 đến 1973 

Nước Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai trong điều kiện an toàn và thuận lợi cho mình nên đã làm giàu và phát triển mạnh mẽ về các mặt. Trong cuộc chiến tranh này, Mĩ chỉ có 30 vạn người chết (Liên Xô hơn 26,5 triệu, toàn thế giới trên 56 triệu), đất nước Mì lại không bị chiến tranh tàn phá (những sự tàn phá ở châu Âu lên tới 260 tỉ đô la, trong đó Liên Xô chiếm 49,3%). Trong thời kì đầu, Mỹ lại đứng trung lập đóng vai trò lái súng bán vũ khí cho các nước tham chiến, cho nên tư bản Mi đã thu được 114 tỉ đô la lợi nhuận. Mĩ đã làm giàu trên sự đổ nát của châu Âu và thế giới. 

Vì thế sau chiến tranh, Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản chủ nghĩa. Về quân sự, lục quân Mĩ từ vị trí thứ 17 trước chiến tranh đã vươn lên hàng đầu; hải quân và không quân cũng vượt lên hàng đầu, bỏ xa các nước khác. Thời gian đầu sau chiến tranh, Mi lại nắm độc quyền về bom nguyên tử và độc quyền về phương tiện đưa vũ khí nguyên tử tới đích xa (tức máy bay chiến lược hoạt động tầm xa) và hải quân có nhiều hàng không mẫu hạm. Mĩ có một hệ thống căn cứ quân sự dày đặc rải khắp thế giới (trên 3000 căn cứ quân sự lớn nhỏ). 

Về tài chính, Mĩ có khối lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới (gần 25 tỉ đôla năm 1949, chiếm gần 3/4 khối lượng vàng của thế giới tư bản). Sau chiến tranh, Mi là nước chủ nợ duy nhất trên thế giới, ngay cả Anh và Pháp trước đó đã từng là chủ nợ nay cũng phải đi vay Mỹ. 

Về kinh tế, Mĩ có một ưu thế lớn trong những năm đầu sau chiến tranh nhờ có một nền công nghiệp và nông nghiệp phát triển cao. Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm quá nửa tổng sản lượng công nghiệp của thế giới tư bản (56,4% năm 1948). Sản lượng nông nghiệp cũng gấp 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Cộng hoà liên bang Đức, Italia, Nhật cộng lại (1949). 

Kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ là nhờ một số yếu tố thuận lợi: điều kiện thiên nhiên (đất rộng phì nhiêu, tài nguyên phong phủ), nhân lực đối dào; thừa hưởng nền khoa học – kĩ thuật hiện đại nhất của thế giới tư bản; nhờ làm giàu qua hai cuộc chiến tranh thế giới và ra sức bóc lột nhân dân các nước sau chiến tranh; các nước tư bản khác bị kiệt quệ vì chiến tranh, phải vay nợ Mi để kiến thiết lại và mua hàng của Mĩ. 

Kinh tế Mĩ cũng phát triển mạnh sau chiến tranh nhờ trình độ tập trung sản xuất và tư bản rất cao. So với trước chiến tranh, các công ti độc quyền ở Mĩ có quy mô lớn và kết cấu phức tạp hơn nhiều. Về quy mô, các công ti khổng lồ tập trung hàng vạn công nhân, có doanh thu hàng chục tỉ đôla. Ví dụ công ti GM (General Motor) có doanh thu 27 tỉ đô la với số công nhân viên chức là 70 vạn người. GM có cơ sở ở 42 nước trên thế giới. Về kết cấu, các công ti ở Mĩ bao gồm nhiều xí nghiệp liên hợp, kinh doanh nhiều mặt hàng, bao gồm nhiều ngành, từ sản xuất đến thương nghiệp, ngân hàng, giao thông vận tải, v.v.. trở thành những tổng thể kinh tế lớn (gọi là những Cônglonêrat). Ví dụ: công ti I.T.T liên lạc viễn thông, nhưng dần dần do thôn tính các công ti khác, nó đã kinh doanh đủ các ngành từ sản phẩm nông nghiệp, khai thác nguyên liệu, đến quân sự, hàng không vũ trụ (sản xuất những thành phần cho tàu Apollo đổ bộ xuống Mặt trăng), thậm chí cả kinh doanh khách sạn, sản xuất bánh mì v.v… 

Nền sản xuất Mĩ tuy đồ sộ như vậy, nhưng cũng như các nước tư bản khác, nó không thoát khỏi những căn bệnh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trước hết, đó là một nền kinh tế quân sự hoá” cao độ, sống và phát triển nhờ vào chiến tranh. Công nghiệp chiến tranh chiếm 20% tổng sản lượng công nghiệp, 1/3 số công nhân trong các ngành công nghiệp chế tạo. Thiếu nhân tố kích thích thường xuyên của chiến tranh, của chạy đua vũ trang thì nền kinh tế đó sẽ suy giảm mạnh mẽ. 

Thứ hai, kinh tế Mĩ không thể nào khắc phục được mâu thuẫn cơ bản của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa khả năng sản xuất to lớn nhằm chạy theo lợi nhuận và khả năng tiêu thụ bị hạn chế vì quần chúng quá nghèo khổ. 

Thứ ba, thị trường thế giới ngày càng bị thu hẹp, khó khăn và bị cạnh tranh dữ dội, vì kinh tế các nước Tây Âu và Nhật Bản (bị kiệt quệ sau chiến tranh) đã dần dần trỗi dậy, đấu tranh kịch liệt với Mỹ. Do những nguyên nhân trên và nhiều nguyên nhân khác nữa, nền kinh tế Mĩ tuy lớn nhưng cũng không ổn định, bấp bênh. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973, nó đã trải qua nhiều lần khủng hoảng và suy thoái: 1945 1916, 1953 1954, 1957-1958, 1960 – 1961, 1964-1965, 1969-1970 và từ cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, kinh tế Mỹ đã lâm vào cuộc suy thoái triển miền và kéo dài suốt thập niên 70. Chiến tranh xâm lược Việt Nam cũng là một nguyên nhân quan trọng làm kinh tế Mĩ suy sụp ghê gớm (con số chính thức của Bộ thương mại Mi công bố năm 1972 là chi phí tới 352 tỉ đô la). Suy thoái đi đối với lạm phát, đồng đô la bị phá giả 2 lần (tháng 12 – 1971 và tháng 2 – 1973), Dự trữ vàng của Mì cạn dần, chỉ còn 11,6 tỉ năm 1974). Công nghiệp giảm sút (năm 1973 chỉ còn 39,8% sản lượng công nghiệp của thế giới), cán cân mậu dịch bị thiếu hụt vì nhập siêu v.v… Tóm lại địa vị ưu thế của Mĩ sau chiến tranh đang mất dán. 

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã chạy sang Mĩ, vì ở đây có điều kiện hoà bình và những phương tiện đầy đủ nhất để làm việc. Cũng vì thế, Mĩ là nước đã khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai của toàn nhân loại, diễn ra vào giữa những năm 40 của thế kỉ này và Mĩ cũng là một trong mấy nước đạt được những thành tựu kì diệu nhất trong tất cả các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật. 

Mĩ còn là một trong những nước đi đầu trong việc sáng tạo ra những công cụ sản xuất mới (máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động), nguồn năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời…), những vật liệu mới (chất polime, những vật liệu tổng hợp do con người tự chế tạo ra với những thuộc tỉnh mà thiên nhiên không sẵn có…), cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, cách mạng giao thông và thông tin, liên lạc, trong khoa học chinh phục vũ trụ (ngày 21- 7 – 1969, con tàu Apollo lần đầu tiên đưa hai nhà du hành vũ trụ Mĩ lên thám hiểm Mặt trăng, tàu con thoi Ditxcôvơri và Atlangta…) và trong sản xuất vũ khí hiện đại (tên lửa chiến lược, máy bay tàng hình, bom khinh khí…). Chính nhờ những thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật này mà nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã có nhiều thay đổi khác trước. 

2. Tình hình chính trị và chính sách đối nội của giới cầm quyền 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự tập trung sản xuất và tư bản ở Mĩ rất cao: 10 tập đoàn tài chính lớn (Morgan, Rockfeller…) khống chế toàn bộ nền kinh tế, tài chính Mĩ. Bọn này phần lớn kinh doanh công nghiệp quân sự, sản xuất vũ khí và có liên hệ mật thiết với Bộ Quốc phòng Mĩ – là cơ quan đặt mua hàng quân sự. Do đó, ở Mỹ đã hình thành nên cái mà người ta gọi là tổ hợp quân sự công nghiệp – tức là một liên minh chặt chẽ giữa giới công nghiệp và giới quân sự, giữa bọn trùm tư bản lũng đoạn với Lầu năm góc và chính phủ Mỹ nói chung. Thực ra, người của các tập đoàn tư bản, của tổ hợp quân sự – công nghiệp nắm giữ tất cả các chức vụ cao nhất trong chính quyền, kể cả chức vụ tổng thống. Điều tá đã quyết định chính sách phản động hiểu chiến và xâm lược của chính phủ Mỹ. Chính quyền Mỹ là điển hình cao nhất của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn Nhà nước. 

Nhân dân Mi bị xiết chặt dưới những “gọng kìm” của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước, mà một trong những đặc điểm thống trị của giai cấp tư bản Mi là chế độ hai đảng. Nhìn bên ngoài, hai đảng – Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ có vẻ như đối lập nhau, dảng này tạo thành phe đối lập trong quốc hội khi đảng kia cầm quyền. Trên thực tế, hai đảng này chỉ là “hai cánh tay” của giai cấp đại tư sản Mi, nhằm thu hút và kìm hãm quần chúng lao động thành lập chính đảng lớn thứ ba có thể gây nguy hại cho sự tồn tại của chế độ tư bản. 

Chế độ chính trị của Mĩ là chế độ tổng thống. Tổng thống Mĩ có quyền hành rất lớn, nấm cả bộ máy hành pháp và quân sự (kiêm Tổng tư lệnh quân đội). Các bộ trưởng chỉ là người giúp việc cho tổng thống. Tổng thống lại là người do các tập đoàn tài chính và tổ hợp quân sự – công nghiệp cử ra để phục vụ chúng. Với chế độ chính trị đó, chính quyền Mĩ luôn theo đuổi một chính sách quân phiệt, phản dân chủ, phần nhân dân. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến 1973, nước Mĩ đã trải qua các đời tổng thống: 1945 – 1953: Toruman, Đảng Dân chủ; 1953 – 1961: Aixenhao, Đảng Cộng hòa 1961 – 1963: Kennođi ”), Đảng Dân chủ; 1963 – 1969: Giônxơn, Đảng Dân chủ; 1969 – 1974: Nichxơn, Đảng Cộng hoà. Mỗi tổng thống có chính sách cụ thể khác nhau, người cứng rắn, trắng trợn, người mềm dẻo tinh vi hơn, nhưng tựu chung chính sách đối nội cơ bản của các tổng thống Mĩ (dù thuộc Đảng Cộng hoà hay Đảng Dân chủ) đều là chỉnh sách chống đối công nhân và các lực lượng dân chủ, tiến bộ ở Mỹ, tấn công vào đời sống của người lao động. 

Dưới thời Tơruman, chính quyền đã đưa ra gần 200 đạo luật nhằm chống sự hoạt động của các công đoàn và phá hoại phong trào bãi công (luật Taphaclây được ban hành, tước bỏ quyền bãi công của công nhân và nghiêm cấm không cho những người cộng sản tham gia các ban lãnh đạo công đoàn). Cục điều tra những hoạt động chống Mĩ và những Ủy ban điều tra lòng trung thành với Mĩ được thành lập nhằm truy nã những người có tư tưởng tiến bộ, nhất là khủng bố những người cộng sản. Các phong trào đòi hoà bình dân chủ, chống chiến tranh xâm lược Việt Nam cũng bị ngăn cấm. Nhiều nhân vật hoà bình nổi tiếng bị giam giữ. Những cuộc đấu tranh của sinh viên (như ở trường đại học Kentơ của người da đen ở Ditzroi, cuộc đấu tranh của người da đỏ ở Unđứtni) bị đàn áp đẫm mau bằng súng đạn và cả máy bay. Cái gọi là “nền dân chủ Mi” chỉ là hình thức bề ngoài. Nhà nước Mỹ ngày càng lộ rõ bản chất là một nhà nước cảnh sát và quân phiệt. 

Chính sách phản động của nhà nước Mĩ đã làm cho các mẫu thuẫn xã hội và mâu thuẫn giai cấp tang lên. Nước Mĩ lâm vào một cuộc khủng hoàng toàn diện trầm trọng chưa từng thấy trong những năm 60 và nửa đầu những năm 70. 

Chính sách bóc lột của bọn tư bản độc quyền làm cho đời sống của nhân dân lao động Mĩ ngày càng khó khăn Hổ ngăn cách giữa người giàu với người nghèo, sự bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng. Nước Mĩ ngày nay là thiên đường của bọn giấu có nhưng lại là nơi khổ ải của những người nghèo khổ. Ở Mỹ, khoảng 400 người có thu nhập hàng nam từ 185 triệu đôla trở lên (trong đó có những tên tỉ phú đứng đầu những công ti khổng lố với vốn liên doanh hàng chục tỉ) . Nhưng ở một cực khác là hơn 25 triệu người Mỹ sống trong cảnh nghèo đói, dưới mức tối thiểu. Những người lao động Mĩ còn bị nạn thuế khoá, nạn lạm phát, nạn giá cả leo thang, đồng đôla mất giả,tiền lương thực tế giảm sút, tình trạng thất nghiệp, nạn ô nhiễm… làm cho đời sống càng thêm cơ cực. 

Đó là nguồn gốc sâu xa của những mâu thuẫn và khủng hoảng trong lòng xã hội Mĩ, của những cơn bão táp chính trị diễn ra từ những năm 60. Đặc biệt là từ khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, xã hội Mĩ bước vào thời kì không ổn định, khủng hoảng trầm trọng. Có thể nổi, từ sau cuộc nội chiến 1861 – 1865, chưa bao giờ nước Mĩ trải qua nhiều biến động như trong những năm 60 và đầu những năm 70. 

Trước hết là cuộc khủng hoảng về chủng tộc. Người da đen và người da đỏ bị cực khổ vì chế độ phân biệt chủng tộc nặng nề ở Mỹ, đã liên tục nổi dậy đấu tranh bằng nhiều hình thức, kể cả đấu tranh vũ trang. Phong trào đấu tranh của người da đen bắt đầu bùng lên mạnh me từ 1963, lan rộng ra 125 thành phố, mạnh nhất là ở Đitơroi. Ở đây, nhà cầm quyền đã phải huy động quân đội, xe tăng và máy bay lên thẳng để đàn áp. Cuộc đấu tranh của người da đỏ từ năm 1969 đến 1973 cũng dẫn đến những cuộc bạo động vũ trang, như ở Undứtni tháng 2 – 1973. 

Cũng từ năm 1965 đến đầu những năm 70, các thành thi Mĩ luôn sôi động vì những cuộc biểu tình, đấu tranh ngoài đường phố, trong các trường đại học của thanh niên và sinh viên, mà người ta gọi là “sự nổi loạn của thế hệ trẻ”, “sự khủng hoảng của các thành thi Mĩ. Nó nói lên sự phẫn nộ của quần chúng, đặc biệt là của thế hệ trẻ, đối với chính sách phản động của giới cầm quyền Mĩ, đối với cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu, hao người tốn của ở Việt Nam. Những vụ bê bối bị vỡ lở (như vụ Dat:ghết, vụ tài liệu mật ở Lầu năm góc…) đã phơi bày tất cả sự thối nát của chính quyền tư sản Mỹ, đưa đến “Cuộc khủng hoảng lòng tin” trong dân chúng Mi. 

Trên đất Mi, luôn diễn ra những hành động tội ác và bạo lực: những vụ giết người, trộm cướp, tăng tiến, nạn ma tuý, ăn chơi đối truy, tệ tham nhũng và rất nhiều tệ nạn khác nữa. “Lối sống Mĩ” ngày càng nổi tiếng xấu và bị nhiều người trên thế giới phê phán. Tất cả những điều đó nói lên bộ mặt thật của xã hội tư bản trong thời kì phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của nó sau chiến tranh. 

3. Chính sách đối ngoại hay “chiến lược toàn cầu” phản cách mạng của Mĩ sau chiến tranh 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giới thống trị Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu, âm mưu thống trị toàn thế giới. Có hai yếu tố đưa đến chiến lược này. Yếu tố thứ nhất là việc Mi đã trở thành một nước mạnh nhất, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong phe tư bản chủ nghĩa. Dựa trên ưu thế đó, giới thống trị Mĩ chủ quan cho rằng sau chiến tranh sẽ là “thời đại của Mĩ”, thời đại Mĩ có thể dùng sức mạnh để buộc các dân tộc khác phải phục tùng. Yếu tố thứ hai là sự suy yếu của hệ thống tư bản chủ nghĩa, sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc, khiến Mĩ và các nước tư bản lo sợ. Mĩ tự gán cho mình trách nhiệm cấm đầu các nước tư bản chủ yếu để bảo vệ “thế giới tự do”, chống lại sự bành trưởng của chủ nghĩa cộng sản. 

Mĩ đẻ ra ba mục tiêu cho “chiến lược toàn cầu”: +/ Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới; +/ Dàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào hoà bình dân chủ thế giới; +/ Nổ dịch các nước tư bản đồng minh, tập hợp các lực lượng phản động quốc tế đặt dưới sự lãnh đạo của Mỹ. 

Để đạt được ba mục tiêu trên, chính sách cơ bản của Mi là chính sách chiến tranh, chính sách thực lực, âm mưu dựa vào “thế mạnh” để khuất phục các dân tộc khác. 

Mi đã ráo riết chạy đua vũ trang, phát triển lực lượng hạt nhân, lập các khối quân sự xâm lược và kí kết với nhiều nước những hiệp ước quân sự tay đôi, cho phép Mĩ đóng quân và xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ các nước đó. Các hạm đội Mĩ mang tên lửa có đầu đạn hạt nhân tuần tiễu trên khắp các biển và đại dương.

Mỹ đã can thiệp thổ học vào công cuộc nội bộ của các nước, tổ chức những cuộc đảo chính ở khắp nơi, dựng lên những chính quyền bù nhìn tay sai của chúng. Mĩ dùng những biện pháp như đồng đô la, “viện trợ kinh tế và quân sự, cả “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ” để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của chúng. Mi đã lấy Đông Dương làm nơi thí điểm áp dụng chủ nghĩa thực dân mới. 

Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã làm cho Mĩ suy yếu về kinh tế, tài chính và quân sự, khủng hoảng về chiến lược và hỗn loạn trong “ý thức hệ tư tưởng. Trong hồi kí “Thanh gươm và lưỡi cày”, M. Taylo đã phải tự thú: Cái giá đất mà chúng ta phải trả cho cuộc chiến tranh này là sự chia rẽ nội hộ nước Mĩ, là việc để lộ những nhược điểm nội tại của chúng ta trên thế giới, và là tình trạng mất quyển chủ động hành động để đối phó với các vấn đề đối nội, đối ngoại khẩn cấp khác của chúng ta”. Thượng nghị sĩ Mỹ, E. Keunodi đã phải than thở: “Ngọn lửa kháng chiến của người Việt Nam đang châm ngòi cho ngọn lửa nổi loạn trên chính đất nuoc Mi”. 

Tóm lại, từ 1945 đến 1973, giới cầm quyền Mỹ đã thực hiện chiến lược đối ngoại qua các nhiệm kì tổng thống chính yếu sau đây: 

– Từ 1947 đến 1952: Thời kì chủ nghĩa Tơruman 

– Từ 1952 đến 1960: Thời kì “chủ nghĩa Tơruman – Aixenhao” 

– Từ 1961 đến 1969 thời kì “chiến lược Kennơđi” (năm 1963, Kennơđi bị ám sát, Giônxơn thay thế vẫn tiếp tục đường lối này). 

– Từ 1969 đến 1973: thời kì “học thuyết Nichxơn”. 

Mặc dù học thuyết của mối tổng thống có khác nhau nhiều về các biện pháp, nhưng mục tiêu và bản chất đều hoàn toàn giống nhau – đều phục vụ cho “chiến lược toàn cầu” phản cách mạng của Mĩ, hay nói một cách chính xác hơn, cho quyền lợi của giai cấp tư bản lũng đoạn Mi