Nhật Bản từ 1945 đến 1973
1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội sau khi Nhật Bản đầu hàng
Ngày 14 – 8 – 1945, Nhật hoàng Hirshitô đọc trên đài phát thanh chính thức tuyên bố chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Ngày 15-8, nội các Suzuki từ chức. Ngày 16 – 8, Hoàng thân Higashi Kuni thành lập nội các mới.
Bị thiệt hại trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chẳng những mất hết thuộc địa (diện tích tương đương 44% toàn bộ diện tích nước Nhật) mà nền kinh tế cũng lâm vào tình trạng bị phá huỷ hoàn toàn. Đất nước tiêu điều, các thành phố lớn (Tôkio Osaka…) bị tàn phá nặng nề. Nhật Bản bị kiệt quệ về kinh tế, bị đè bẹp về quân sự, bị suy sụp về tinh thần, bị thiết hại lớn về người và của: 3 triệu người chết và mất tích, 40% số đô thị bị tàn phá, 34% máy móc, trang thiết bị công nghiệp và 25% nhà cao tầng bị phá huỷ. Tổng giá trị thiệt hại trong chiến tranh lên tới 64,3 tỉ Yên, chiếm 1/3 tổng giá trị của các tài sản còn lại của đất nước sau chiến tranh (188,9 tỷ Yên). Con số thiệt hại này cũng xấp xỉ ngang với tổng giá tri tài sản tương đương với toàn bộ của cải tích luỹ được trong 10 năm, từ 1935 – 1945. Sản lượng công nghiệp năm 1946 giảm sút dưới 1/3 tổng sản lượng năm 1930 và bằng 1/7 sản lượng năm 1941.
Kinh tế Nhật Bản đứng trước cuộc khủng hoảng trầm trọng với nạn lạm phát phi mã, tình trạng thiếu lương thực và nạn thất nghiệp lan tràn (lên tới 13,1 triệu người).
2. Sự chiếm đóng của lực lượng Đồng minh (Mỹ) và những cải cách dân chủ trong những năm 1945 – 1951
Sau khi chấp nhận đầu hàng Đồng minh vô điều kiện ngày 14-8-1945, Nhật Bản chịu sự chiếm đóng của lực lượng Đồng minh. Đây là thời kì Nhật Bản thực sự bị quân đội nước ngoài thực hiện chế độ quân quản. Lực lương Đồng minh không thực hiện chính sách “trực trị” mà gián tiếp thống trí qua bộ máy chính quyền Nhật Bản.
Nhiệm vụ chủ yếu của nhà cầm quyền Nhật Bản lúc này là phải thực hiện nghiêm túc các sắc lệnh của Bộ chỉ huy các lực lượng chiếm đóng đưa ra Chính phủ Nhật Bản giữ vai trò là chính quyền thứ hai sau Bộ chỉ huy Đồng minh. Trong thời gian này, tưởng Mĩ Mác Actơ (Douglas Mac Arthur được chỉ định giữ chức Tổng chỉ huy tối cao các lực lượng Đồng minh (General Headquarters of the supreme commander for the Allied powers – gọi tắt là SCAP). Mục tiêu chủ yếu của lực lượng chiếm đóng là thủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt và dân chủ hoá” nước Nhật. Về thực chất, phải thực hiện những biện pháp nhằm thay đổi tính chất xã hội Nhật Bản từ “quân chủ sang’dân chủ, từ “quân phiệt”, “hiếu chiến” sang “hoà bình”, xây dựng “xã hội mới”. Mặt khác, lực lượng chiếm đóng Nhật Bản lúc này chủ yếu là người Mĩ nên chính sách của họ không ngoài mục tiêu đảm bảo Nhật Bản không thể trở thành mối đe doạ đối với Mĩ. Để kiểm soát việc thực hiện Tuyên cáo Pôtxđam ở Nhật Bản, lực lượng Đồng minh đã thành lập 2 cơ quan đặc biệt là Uỷ ban Viễn Đông ở Oasinhtơn và Hội đồng Đống mình ở Tôkio (I). Nhưng trên thực tế, hai cơ quan này chỉ tồn tại về hình thức, quyền lực chủ yếu là do Mĩ nắm.
Bước đầu của cải cách chính trị, lực lượng Đồng minh tiến hành những biện pháp triệt để nhằm loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt, xoá bỏ guồng máy chiến tranh của Nhật Bản trong một thời gian ngắn. Đến ngày 16 – 9 – 1945, lực lượng vũ trang Nhật Bản đã bị giải trừ hoàn toàn (ước tính khoảng 7 triệu quản) Toàn bộ ngành công nghiệp quân sự bị đóng cửa. Bộ Nội vụ bị xoá bỏ; đồng thời ban hành hàng loạt cải cách dân chủ và Hiến pháp mới cùng được ban bố vào tháng 11 – 1946. Toa an quân sự Viễn Đông (còn gọi toà án Tôkis) được thành lập để xét xử tội phạm chiến tranh (kết án 7 tên tử hình, 16 tên tu chung thân, 2 tên tù dài hạn) Cùng với hàng loạt những việc làm trên, SCAP cho tiến hành thanh trừng các quan chức và các nhà chính trị quân phiệt ra khỏi bộ máy Nha nước gần 29 vạn người, trong đó có nhiều sĩ quan, chính trị gia và các nhà tư tưởng quân phiệt v.v.. đã bị thanh lọc. Nhưng từ năm 1947 – 1948, cùng với sự tiến triển của cuộc “chiến tranh lạnh” và sự phát triển của cách mạng Trung Quốc, Mi đã thực hiện đường lối đảo ngược” trong chính sách chiếm đóng Nhật Bản, nới lỏng cho chính phủ Nhật Bản trong việc phục hồi kinh tế.
Cuộc thanh trừng được tiến hành giữa chừng thì dừng lại. Hơn thế nữa vào năm 1950, Mĩ đã lợi dụng việc thanh trừng để thực hiện cuộc “thanh trừng đỏ loại bỏ ảnh hưởng của nhưng người cộng sản Nhật Bản, ngăn chặn nguy cơ của một cuộc cách mạng bùng nổ: gần 21.000 đảng viên cộng sản và những người ủng hộ cộng sản đã bị đuổi khỏi chính phủ và các cơ quan truyền thông đại chúng. Toàn bộ Ban chấp hành của Đảng Cộng sản bị bắt giam vào tháng 6 – 1950.
Trong giai đoạn 1948 – 1951, quân chiếm đóng Mi đã thực hiện đường lối thoả hiệp nới lỏng chính sách chiếm đóng, đẩy mạnh phục hồi kinh tế, cấu kết với Nhật, thực hiện mưu đồ biến Nhật thành một đồng minh của Mĩ và là một bức tường ngăn chặn “làn sóng cộng sản” ở châu Á. Chính phủ đã ban hành lệnh huỷ bỏ cuộc thanh trừng
Cải cách chính trị quan trọng nhất ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là việc cải cách hiến pháp. Sau khi thẳng thừng bác bỏ dự thảo hiến pháp do chính phủ Nhật Bản soạn thảo (về cơ bản không khác Hiến pháp 1889), Mác Actơ ra lệnh cho SCAP soạn thảo một hiến pháp khác. Như vậy, Hiến pháp 1946 trên thực tế là Hiến pháp do Mặc Acto chỉ đạo soạn thảo.
Hiến pháp mới của Nhật Bản được Thiên hoàng công bỏ ngày 3-11-1946 và có hiệu lực từ ngày 3 – 5 – 1947. Hiến pháp 1946 dựa trên 5 nguyên tác: chủ quyền của toàn dân; vai trò tượng trưng của Thiên Hoàng; hoà bình, tôn trọng các quyền cơ bản của con người.
Hiến pháp mới đã bãi bỏ quyền lực của Thiên hoàng đối với Nhà nước, trong thực tế đã chuyển quyền tối thượng từ Thiên hoàng sang Quốc hội, lực lượng đại diện cho nhân dân thông qua bầu cử.
Đây là nguyên tác đầu tiên và quan trọng nhất mà hiến pháp mới tạo ra nhằm biến đổi cơ chế chính trị Nhật Bản lúc đó. Để thủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt, ngàn chặn chiến tranh do chúng gây ra, điều 9 của Hiến pháp quy định: “Nhân dân Nhật Bản chân thành mong muốn một nền hoà bình, an ninh và chính nghĩa trên toàn thế giới, vĩnh viễn trừ bỏ việc phát động chiến tranh hoặc các hành động vũ lực trên thế giới, hoặc dùng uy hiếp vũ lực để giải quyết tranh chấp quốc tế. Để đạt mục đích đó, Nhật Bản không duy trì hải, lục, không quân và các lực lượng chiến đấu khác, không công nhận quyền tham còn gia chiến tranh với bất cứ nước nào.
Hiến pháp mới còn quy định rõ ràng việc đảm bảo các quyền cơ bản của mỗi công dân bao gồm: quyền tự do sống và mưu cầu hạnh phúc; quyền bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt quan hệ kinh tế, xã hội, chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng; quyền tham gia chính phủ; quyền khiếu nại cũng như hàng loạt các quyền tự do tư tưởng, tự do hội họp v.v… đó là những quyền “đặc biệt và bất khả xâm phạm”.
Theo hiến pháp mới, Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, giữ quyền lập pháp gồm có 2 viện; Thượng nghị viện và Hạ nghị viện.
Sau khi ban hành Hiến pháp 1946, Nhật Bản về hình thức là nhà nước quân chủ lập hiến, nhưng về thực chất là chế độ dân chủ đại nghị cư sản. Có người còn gọi hình thức nhà nước này là chế độ quân chủ đại nghị”.
Cải cách quan trọng thứ hai là tiến hành cải cách ruộng đất. Cuộc chi cách ruộng đất được triển khai từ năm 1946 đến năm 1950 dưới sự chỉ đạo của SCAP. Tháng 1 – 1946, Nhật Bản tiến hành cải cách ruộng đất vòng 1. Tháng 11 và 12 – 1946,tiến hành cải cách ruộng đất vòng 2. Do SCAP ra lệnh phải hoàn thành cải cách trong vòng hai năm, vì vậy việc trưng mua ruộng đất đợt 1 được tiến hành tháng 3 – 1947 và được tiến hành liên tiếp hơn 10 lần. Tính đến cuối 1948, số ruộng đất chính phủ đã mua được lên đến 1.620.000 hecta. Số ruộng đất này được chính phủ Bán ngay cho những người canh tác. Tiền bán đất được thanh toán bằng công trái, giá đất không những rất thấp mà lạm phát xảy ra ngay sau đó làm cho giá trị càng thấp, nên thực chất gần như là phân phát cho nông dân.
Về mặt kinh tế, SCAP đã đưa ra nguyên tắc thị trường tự do và môi trường cạnh tranh, thi hành các chương trình cải cách lớn: trong đó đăng chú ý nhất là việc giải tán các Daibitxư (công ti độc quyền mang tính chất phong kiến) và các công ti lớn, thay đổi bộ máy nhân sự thông qua thanh lọc kinh tế.
Trong những năm 1946 – 1948, ở Nhật Bản đã thi hành việc giải tán Daibátxu.
Mục đích của việc giải thể này là nhằm tiêu diệt sức mạnh quân sự của Nhật Bản cả về mặt tâm lí lẫn thể chế. Trên cơ sở đó, vào tháng 7- 1947, SCAP ban hành lệnh giải tán hai công ti thương mại lớn Mitxưi và Mitsubixi. SCAP còn đưa ra luật chống độc quyền và luật phi tập trung quá mức sức mạnh kinh tế (tháng 12 – 1947). Theo các điều luật này, SCAP đã chọn ra 325 công ti bị coi là có quá nhiều quyền lực kinh tế và buộc chúng phải phân tán thành các công ti độc lập.
Ngoài ra, dưới sự điều hành của SCAP, chính phủ Nhật còn tiến hành những cải cách về văn hoá, giáo dục và xã hội.
Về văn hoá, chính phủ đã ban bố quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được phục hồi và phát triển các xu hướng văn hoá khác nhau (loại trừ tư tưởng quân phiệt và chiến tranh).
Trong những năm 1945 – 1951, đạo luật giáo dục (“Sắc lệnh giáo dục” và “Học hiệu giáo dục”), được ban hành. Việc cải cách giáo dục nhấn mạnh tư tưởng hoà bình, dân chủ và gạt bỏ tư tưởng quân phiệt và chiến tranh trong các chương trình giáo dục. Xoá bỏ sự “thần thánh hoá” Thiện hoàng trong các trường học, loại bỏ những giáo viên có tư tưởng quân phiệt, bổ sung lực lượng giáo viên mới có tư tưởng tiến bộ, hoà bình, dân chủ v.v… Thành công của cải cách giáo dục ở Nhật Bản rất lớn, đặc biệt là giáo dục đại học, chỉ trong vài năm sau khi thực hiện cải cách, đã mở rộng 10 lần.
Theo Hiến pháp năm 1946, các đảng phái và tổ chức chính trị được phép tự do thành lập và hoạt động. Ở Nhật Bản, có 5 đảng chính trị lớn đều có đại biểu tham gia Quốc hội.Đảng Dân chủ tự do, Đảng Dân chủ xã hội Nhật Bản (trước gọi là Đảng Xã hội chủ nghĩa Nhật Bản),Đảng Komeito, Đảng Cộng sản Nhật Bản và Đảng Xã hội chủ nghĩa dân chủ. Đảng Dân chủ tự do là nhóm chính trị bảo thủ lớn ở Nhật Bản, được thành lập năm 1955, đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản, liên tiếp nắm quyền ở Nhật Bản từ năm 1955. Một mặt, các chính phủ của Đảng dân chủ tự do liên tục để ra những chiến lược kinh tế năng động để phát triển đất nước (“chiến lược 5 năm tự túc kinh tế”…), đem lại những thành tựu kinh tế rực rỡ cho Nhật Bản. Nhưng mặt khác, trong giới lãnh đạo Nhật Bản cũng liên tiếp xảy ra những vụ bê bối, tham nhũng tranh giành quyền lực, gây nên cục diện không ổn định trong nền chính trị Nhật Bản.
3. Tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật trong những năm 1945 – 1953
Do thị trường bị thu hẹp, nguyên liệu và lương thực trong nước rất nghèo nàn, cho nên những năm đầu sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản ở tron tình trạng khó khăn nghiêm trọng. Nhật Bản phải dựa vào viện trợ kinh tế của Mi dưới hình thức cho vay để phục hồi lại tiềm năng của mình (viện trợ trong những năm 1945 – 1950 tới gần 14 tỉ đôla của tư bản nước ngoài trong đ chủ yếu là của Mi). Trong những năm 1945 – 1950, kinh tế Nhật Bản phát triển chậm chạp và phụ thuốc chặt chẽ vào kinh tế Mĩ. Nhưng cũng nhờ sự đầu tư, giúp đở của Mỹ, nền kinh tế Nhật đã được phục hồi vào những năm 1950 – 1951, đạt mức trước chiến tranh (năm 1951, tổng sản phẩm quốc dân đạt mức năm 1934 – 1936). Nhưng từ năm 1951 trở đi, sau khi Mĩ phát động cuộc chiến tranh Triều Tiên, công nghiệp Nhật phát triển mạnh mẽ hẳn lên nhờ những lợi nhuận khổng lồ do thực hiện những đơn đặt hàng của Mi, như chuyên chở quân đội, cung cấp trang bị quân sự cho mặt trận Triều Tiên… Bước sang những năm 60, khi Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, kinh tế Nhật Bản lại có cơ hội để phát triển nhanh chóng đuổi kịp và vượt các nước Tây Âu, vươn lên dứng hàng thứ hai (sau Mi) trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
Về tổng sản phẩm quốc dân, trong những năm 1960 – 1969, Nhật Bản’ tang trung bình hàng năm 10,8% (trong khi đó Anh tang 2,7%, Mĩ – 4,8%, Pháp – 5,2%, CHLB Đức – 5,2%). Năm 1950, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật mới đạt 20 tỉ đô la, bằng 60% CHLB Đức (33,7 tỉ đô la), bằng 1/3 của Anh (59 tỉ đô la), bằng 1/2 của Pháp (39 tỉ đô la) và bằng 1/17 của Mĩ (349,5 tỉ đô la); nhưng đến năm 1966, Nhật Bản đã vượt Pháp, năm 1967 vượt Anh, và nam 1968 vượt CHLB Đức, vươn lên đứng hàng thứ hai sau Mĩ với 183 tỉ đô la (của Mi là 830 tỉ đôla, CHLB Đức – 132 tỉ, Anh – 120 tỉ, Pháp – 118 tỉ. Đến năm 1971, tổng sản phẩm quốc dân Nhật Bản tăng lên 224 tỉ đô la. Như thế, chỉ trong khoảng hơn 20 năm (1950 – 1971), tổng sản phẩm quốc dân tăng của Nhật Bản tăng lên hơn 11 lần
Trong công nghiệp, lĩnh vực sản xuất vật chất then chốt, Nhật Bản đã đạt được những bước phát triển mạnh nhất và nhanh nhất. Trong những năm 1961 – 1969, tốc độ tăng trung bình hàng năm của Nhật Bản là 13,5%. Nam 1950, giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản là 4,1 tỉ đô la (băng 128 của Mĩ), thì đến năm 1969 đã vươn lên tới 56,4 tỉ đô la, vượt tất cả các nước Tây Âu và chỉ thua Mĩ với tỉ lệ 1/4. Đầu những năm 70, Nhật Bản đứng đầu thế giới tư bản chủ nghĩa về sản lượng tàu biển (trên 50%), xe máy, máy khâu, máy ảnh, rađiô, vô tuyến truyền hình… và đứng thứ hai về thép (93 triệu tấn năm 1970) v.v…
Về nông nghiệp, trọng những năm 1967 – 1969, sản lượng lương thực đạt 14 triệu tấn nam, nhà nước chỉ cần nhập thêm 17% là đủ thoả mãn nhu cầu trong nước. Trong chăn nuôi, Nhật Bản cũng tự lực được 2/3 nhu cầu thịt sữa; riêng ngành đánh cá của Nhật Bản rất phát triển, chỉ đứng sau Peru. Về ngoại thương, chỉ trong 21 năm (từ năm 1950-1971), tổng ngạch ngoại thương đà tăng 25 lần (từ 1,7 tỉ đô la tang lên 43,6 tỉ đô la), xuất khẩu tăng 30 lần, nhập khẩu tăng 21 lần.
Tóm lại, từ một địa vị chưa đáng kể trước chiến tranh và rất khó khăn, nguy kịch trong những năm đầu sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản đã đạt được những bước phát triển nhanh chóng vượt bậc mà dư luận phương Tây thường suy tôn là “thần kì Nhật Bản”. Thực ra sự phát triển nhanh chóng vượt bậc này của kinh tế Nhật Bản có những nguyên nhân khách quan, chủ quan của nó, và sự “thần kì” này đã chứa đựng những mặt trái của nó mà từ đầu những năm 70 trở đi đã ngày càng bộc lộ rõ ràng:
– Thứ nhất: Nhật Bản đã giải quyết được vấn đề vốn và duy trì được tỉ lệ tích luỹ vốn cao và không ngừng tăng lên. Nhật Bản đã biết lợi dụng vốn của Mĩ và các nước tư bản khác để tập trung đầu tư vào những ngành công nghiệp then chốt nhất như cơ khí, luyện kim, hoá chất,v. v.. qua đó phục hồi và phát triển tiềm lực kinh tế của mình. Ngoài ra, Nhật Bản ít phải chi tiêu về quân sự (do Mĩ gánh vác) và phí tổn cho bộ máy nhà nước cũng thấp (biên chế ít, lương công nhân viên chức thấp) do đó có điều kiện tập trung vốn đầu tư vào các ngành kinh tế.
– Thứ hai: Nhật Bản biết “chen lách” để giải quyết được vấn đề thị trường, xâm nhập thị trường các nước khác, trong đó cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên và cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam do Mì phát động là những “ngọn gió thần” thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển vượt bậc. Ngoài ra, những cải cách dân chủ sau chiến tranh, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và việc phục hồi kinh tế sau chiến tranh đã làm cho thị trường trong nước được mở rộng.
– Thứ ba: Nhật Bản biết lợi dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất, cải tiến kĩ thuật và hạ giá thành hàng hoa. Trong khi các đế quốc khác dồn sức vào việc nghiên cứu và sản xuất hàng quân sự, thì Nhật Bản tập trung nghiên cứu và sản xuất hàng tiêu dùng. hướng vào mục tiêu dân dụng. Ngoài ra, Nhật Bản chủ yếu nhập kỉ thuật hiện đại, ít phải chi tiêu cho công việc nghiên cứu khoa học (tính đến năm Nhật đã mua 6 tỉ đô la các bằng phát minh, nếu tự nghiên cứu phả. tốn kém 120 – 130 tỉ đô la, tiết kiệm được khoản tiền lớn hơn 1/3 tổng số tích luỹ tư bản cố định trong thời gian này).
– Thứ tư: tư bản Nhật bóc lột nặng nề công nhân và nhân dân lao động. Tiền lương của công nhân Nhật thấp nhất trong các nước tư bản công nghiệp phát triển (bằng 1/7 Mĩ, 1/3 Anh, 1/2 CHLB Đức), trong khi đó thuế khoá lại nặng nề nhất, mỗi gia đình bình quân hàng năm phải nộp 13,5% thu nhập vào các khoản thuế (Mỹ, Pháp khoảng 4%). Ngoài ra, những chỉ tiêu của Nhật Bản về mục tiêu xã hội và bảo hiểm lao động cũng kém nhất.
Trong những nguyên nhân trên đây, có những nguyên nhân đã mất dần tác dụng và có những nguyên nhân trở thành phản tác dụng. Kinh tế Nhật Bản tuy phát triển nhanh nhưng chứa đựng những mặt trái và những vấn đề nan giải.
Từ những năm 70, Nhật Bản được xếp vào máy quốc gia đứng hàng đầu về trình độ phát triển khoa học kĩ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực các ngành công nghiệp dân dụng. Nhật Bản đã đạt được những thành tựu ki diệu về khoa học – kĩ thuật: hoàn thành đường hầm ngầm dưới biển dài 53,8 km nối liền hai đảo Honsu và Hoccaiđô, xây dựng chiếc cầu đường bộ dài 9,4 km nối liền đảo Xicôcư với Hônsu; xây dựng các trung tâm công nghiệp, các thành phố mới trên mặt biển (lấn biển); đóng những tàu chở dấu 1 triệu tấn..
4. Tình hình chính trị và chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Suốt từ năm 1955 đến 1973, Đảng Dân chủ tự do, chính đảng của tư bản tài chính và độc quyền, liên tiếp cấm quyền ở Nhật Bản. Dựa vào sự giúp đỡ của Mĩ và câu kết chặt chẽ với Mĩ, giai cấp cầm quyền Nhật Bản đã thi hành một chính sách đối nội, đối ngoại làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân Nhật Bản.
Trong chính sách đối nội, giới cấm quyền Nhật Bản tìm mọi cách thủ tiêu hoặc thu hẹp các quyền tự do dân chủ mà nhân dân Nhật Bản đã giành được trước đây, tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân tiến bộ Nhật Bản, nhất là định sửa đổi điều 9 của Hiến pháp. Cùng với việc ráo riết phục hồi chủ nghĩa quân phiệt, chúng ra sức tái vũ trang Nhật Bản, bất chấp Hiến pháp và sự phản đối của nhân dân Nhật. Đến kế hoạch phát triển quân sự lần thứ tư (1972-1976), giới cầm quyền Nhật Bản đã tăng lực lượng vũ trang lên tới 280.000 người, bao gồm đầy đủ các quân chủng hải, lục, không quân và các loại vũ khí hiện đại. Sau đó, Nhật Bản thực hiện kế hoạch phát triển quân sự 5 năm lần thứ sáu, trọng tâm hướng vào hải quân, không quân, mở rộng binh chủng tên lửa và vũ khí tấn công. Đi đôi với việc tăng cường lực lượng quân sự là việc mở rộng sản xuất quân sự (công nghiệp quân sự chiếm 12% sản xuất công nghiệp Nhật Bản).
Trong chính sách đối ngoại, Nhật Bản đẩy mạnh việc liên minh với các thế lực quân phiệt phản động quốc tế mà nòng cốt là “liên minh Mi-Nhật”. Với việc kí kết Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật”!), Nhật Bản đã chính thức biến thành một căn cứ chiến lược của Mĩ (lúc này Mĩ xây dựng trên đất Nhật 179 căn cứ quân sự với 61.000 quân, riêng ở đảo Okinaoa có 88 căn cứ quân sự và 35 000 lính Mỹ) và bị đặt dưới “à bảo vệ hạt nhân” của Mi. Bước đi đầu tiên trong chính sách ngoại giao kinh tế là Nhật Bản “bởi thường chiến tranh” bằng hàng hoá, thiết bị cho Philippin (1954), Miến Điện (1954), Indonexia (1958), chính quyền Sài Gòn (1959) để xâm nhập kinh tế và mở rộng thị trường xuất khẩu của Nhật Bản.
Từ năm 1973, Nhật Bản có hướng mọi nỗ lực để mở rộng thế lực kinh tế, chính trị ra bên ngoài – chủ yếu ở khu vực châu Á, nhất là từ sau khi Mĩ thất bại ở Việt Nam (1975).