Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười

1. Các lực lượng chính trị sau Cách mạng tháng Hai. Chính sách của Chính phủ lâm thời 

Cách mạng tháng Hai không những đã đưa tới tình trạng hai chính quyền mà còn làm thay đổi đáng kể sự tập hợp lại các lực lượng chính trị trong nước. Các lực lượng cực hữu như phải quân chủ Trăm Đen đã không còn tồn tại. Các đảng phái hữu khác như Tháng Mười, Tiến Bộ bị khủng hoảng sâu sắc. 

Đảng Cade – đảng tư sản tự do lớn nhất – đã trở thành đảng cầm quyền. giữ các vị trí then chốt trong Chính phủ lâm thời (lúc này, đảng có tới 70 nghìn người). Tại Đại hội lần thứ bảy (3–1917), Đảng Cadê tuyên bố từ bỏ chủ trương trước đây là thiết lập chế độ quân chủ lập hiến và “nước Nga cần phải trở thành một nước cộng hòa đại nghị và lập hiến”. Đại hội tuyên bổ nhiệm vụ quan trọng nhất của đảng là thiết lập chính quyền duy nhất của Chính phủ lâm thời và tiếp tục cuộc chiến tranh đến thắng lợi hoàn toàn và triệt để đối với kẻ thù”. Trong vấn đề dân tộc, Đảng Cađê chủ trương nước Nga thống nhất và không chia cắt; còn về vấn đề ruộng đất, nhà nước sẽ chuộc lại một phần ruộng đất của địa chủ.

Những chủ trương có tính cương lĩnh của Đảng Cađê đã trở thành đường lối và chính sách của Chính phủ lâm thời.

Như thế, Đàng Cađê và Chính phủ lâm thời đều không quan tâm giải quyết những đòi hỏi cấp bách mà nhân dân Nga mong muốn khi tiến hành cách mạng: hòa bình, ruộng đất, tự do và bánh mì. Chính phủ lâm thời vẫn tiếp tục cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa, duy trì chế độ sở hữu ruộng đất lớn của giai cấp địa chủ, không ban hành luật làm việc 8 giờ đối với công nhân và duy trì hầu như nguyên vẹn bộ máy nhà nước cũ của chế độ Nga hoàng. 

Sau Cách mạng tháng Hai, số lượng đảng viên và ảnh hưởng của các đảng thỏa hiệp đã tăng lên rõ rệt. Đảng Xã hội – cách mạng có tới 800 nghìn người, Đảng mensevich – 200 nghìn đảng viên. 

Các Đảng Xã hội – cách mạng và Đảng mensôvich đều thay đổi lập trường, hoàn toàn ủng hộ Chính phủ lâm thời và chủ trương hợp tác với các đảng tư sản. Họ cho rằng khi chế độ Nga hoàng bị sụp đổ thì cách mạng đã thành công, mục đích của cách mạng đã đạt được, như vậy không cần thiết và cũng không thể nói tới sự phát triển của cách mạng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng ngày nay – cuộc cách mạng tư sản, theo họ phải thuộc về giai cấp tư sản. Họ còn lập luận: không thể đốt cháy giai đoạn và can thiệp thô bạo vào tiến trình tự nhiên của lịch sử. 

Các đảng thỏa hiệp muốn tránh mọi sự xung đột với các đảng tư sản và chủ trương thỏa hiệp với các giai cấp, các tầng lớp xã hội. Vì vậy, họ đã từ bỏ mọi yêu cầu căn bản của các cải cách quan trọng như xây dựng nhà nước mới, vấn đề ruộng đất với việc thủ tiêu chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ, chế độ ngày làm việc 8 giờ của công nhân. Trong chính sách đối ngoại, họ chủ trương nguyên tắc “vệ quốc cách mạng’ có nghĩa là tiếp tục cuộc chiến tranh với các nước thuộc phe Đức. Như thế, các Đảng Xã hội – cách mạng và menstvich đã công khai ủng hộ và trở thành chỗ dựa của Chính phủ làm thời và giai cấp tư sản. 

Từ sau Cách mạng tháng Hai, Đảng bonsevich ra hoạt động công khai và lúc này số lượng đảng viên của Đảng còn ít ỏi . (khoảng 24 nghìn người). Từ nước ngoài, V.I. Lênin theo dõi sát sao tình hình nước Nga và đã gửi nhiều thư cho Trung ương Đảng bônsêvich (sau này được tập hợp lại với tên gọi Thư từ nước ngoài gửi về), trong đó Người chỉ ra sự cần thiết phải tiếp tục phát triển cách mạng tới giai đoạn thứ hai giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đối với Chính phủ lâm thời, Lênin nhấn mạnh: “Tuyệt đối không tín nhiệm, không ủng hộ chính phủ mới một chút nào cả, đặc biệt nghi ngờ Kêrenxki .(1). Nhưng ở trong nước, nội và quan điểm khác nhau. Một số ủng hộ quan điểm của Lênin, một số khác lại chủ trương “ủng hộ có điều kiện” Chính phủ lâm thời, gây áp lực, thậm chỉ mở những cuộc đàm phán hòa bình với Chính phủ lâm thời. Những quan điểm sai trái như thế có thể gây cho quần chúng những ảo tưởng đối với Chính phủ lâm thời và vẫn để cho giai cấp tư sản nắm chính quyền trong nước… 

Cách mạng sẽ tiến lên như thế nào? Sự có mặt của lãnh tụ của Đảng – V.I. Lênin – đã trở thành một đòi hỏi hết sức cấp bách, không thể thiếu được để đưa cách mạng tiến lên. 

2. Luận cương tháng Tư của Lênin và đường lối của Đảng bônsêvich 

Từ Thụy Sĩ, đêm 3-4-1917, Lênin về tới Petrograd. Ngày hôm sau 4-4-1917, tại điện Tavritrécxki trước Trung ương Đảng và Ban chấp hành đảng bộ Pêtơrôgrát, Lênin đã trình bày bản báo cáo quan trọng “Nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay” (sau này đã đi vào lịch sử với tên gọi Luận cương tháng Tư). Lênin đã bác bỏ cái gọi là “sự hoàn thành cách mạng dân chủ tư sản”, rằng đó chỉ là một sự mị dân và tuyên bố Đảng phải nhanh chóng, lập tức tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. 

Trước hết, Lênin cho rằng bước ngoặt ở nước Nga sẽ lôi cuốn hàng loạt cuộc cách mạng xã hội ở các nước phát triển phương Tây và sự ủng hộ từ các cuộc cách mạng đó sẽ cho phép khẳng định chủ nghĩa xã hội ở Nga. Hàng loạt các sự kiện cách mạng sôi nổi ở các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã khẳng định những dự đoán đúng đắn của Lênin. 

Đối với tình hình trong nước, Lênin tin rằng các đảng tư sản và thỏa hiệp sẽ không thể nhanh chóng và triệt để giải quyết các vấn đề cấp bách nhất của nước Nga lúc bấy giờ: ruộng đất cho nông dân, hòa bình cho nhân dãn, bánh mì cho công nhân, tự do cho các dân tộc bị áp bức và chấm dứt chiến tranh. 

Lênin cũng thấy rõ: khác với giai cấp tư sản Tây Âu đã trải qua trường học hoạt động nhà nước, giai cấp tư sản Nga còn non kém về chính trị. 

Từ sự phân tích trên, Luận cương của Lênin đã đề ra đường lối chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa..Đó là tư tưởng cơ bản xuyên suốt trong Luận cương và được dựa trên những căn cứ khoa học. 

Luận cương đã lên án cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất mà nước Nga đang theo đuổi là “một cuộc chiến tranh cướp bóc có tính chất đế quốc chủ nghĩa”(“) và các nước tham chiến cần nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, thiết lập một nền “hòa bình thật sự dân chủ.

Vấn đề cơ bản của cách mạng là vấn đề chính quyền. Cần phải chấm dứt tình trạng hai chính quyền, trước mắt là “tuyệt đối không ủng hộ Chính phủ lâm thời” (vì còn dựa được vào sự ủng hộ của các Xô viết do bọn thỏa hiệp chiến đa số) và sẽ tiến tới xóa bỏ nó; tập trung toàn bộ chính quyền về tay các Xô viết – “chính quyền cho giai cấp vô sản và những tầng lớp nghèo trong nông dân”. 

Chế độ chính trị mới sẽ là chế độ Cộng hòa Xô viết đại biểu của công nhân và binh lính, chứ không phải trở lại chế độ cộng hòa đại nghị. Bởi đó ‘sẽ là một bước thụt lùi”. 

Bằng khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay các Xô viết” (trải qua hai bước: xóa bỏ Chính phủ lâm thời, tập trung quyền lực về tay các Xô viết; và sau đó cuộc đấu tranh sẽ diễn ra trong nội bộ các Xô viết – giữa những người bônsêvích và các phần tử thỏa hiệp mensevich và Xã hội cách mạng), cách mạng sẽ diễn ra bằng phương pháp hòa bình với thắng lợi cuối cùng của những người bỏnsevich. Giải thích về khả năng phát triển hòa bình của cách mạng, Lênin viết: “Vũ khí nằm trong tay nhân dân, không có một bạo lực nào từ bên ngoài áp chế nhân dân cả, thực chất của tỉnh hình là như thế. Tình hình đó đã mở ra và đảm bảo cho sự phát triển hòa bình của toàn bộ cuộc cách mạng(2). Cách mạng phát triển một cách hòa bình là một khả năng rất hiếm, rất quý báu, phải tận dụng nó và Lênin cũng nhác nhờ Đảng phải chuẩn bị lực lượng sẵn sàng, khi hoàn cảnh tạo ra khả năng đó có thể thay đổi. Về kinh tế, Luận cương để ra: tịch thu không bồi thường ruộng đất của địa chủ, quốc hữu hóa và giao cho các Xô viết nông dân quản lí; hợp nhất ngay tất cả các ngân hàng trong nước thành một ngân hàng quốc gia duy nhất dưới sự kiểm soát của các 

Xô viết, thực hiện việc kiểm soát của các Xô viết đối với sản xuất xã hội và phân phối sản phẩm. Về xây dựng Đảng, Luận cương đề nghị đổi tên thành Đảng Cộng sản và thành lập một Quốc tế cách mạng mới của giai cấp công nhân. 

Hội nghị toàn quốc bônsêvích họp cuối tháng 4 – 1917 đã tán thành Luận cương của Lênin và coi đó là đường lối của toàn Đảng để tiến tới cách mạng xã hội chủ nghĩa. Toàn bộ sự phát triển của các sự kiện sau đó ở Nga đã khẳng định tính đúng đắn của những luận điểm và dự kiến của Lênin. 

Đảng bônsêvich bước vào một thời kỳ đấu tranh mới. 

3. Cách mạng phát triển hòa bình dưới khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay Xô viết” (từ tháng 3 đến tháng 7 – 1917) 

Dưới ánh sáng của Luận cương tháng Tư, Đảng bônsêvich đã đẩy mạnh các hoạt động trong quần chúng. Nhiệm vụ quan trọng nhất của toàn Đảng là đấu tranh giành đa số quần chúng nhân dân, tiến tới thành lập một đội quân chính trị đông nào đủ sức lật đổ giai cấp tư sản, cô lập và đánh bại các đảng thỏa hiệp mensêvích và Xã hội cách mạng. 

Ngày 18-4 (tức 1-5), Bộ trưởng ngoại giao của Chính phủ lâm thời là Miliucốp đã gửi công hãm cho các nước đồng minh. Trong đó, Miliucốp cam kết Chính phủ lâm thời sở thi hành các hiệp ước mà Chính phủ Nga hoàng đã kí kết trước đây và nước Nga sẽ tiếp tục tham chiến cho đến tháng lợi cuối cùng. Công hàm của Chính phủ lâm thời đã gây nên sự cảm phần lớn trong nhân dân và làm bùng nổ một làn sóng biểu tình của hơn 100 nghìn công nhân và binh lính ở Petrograd cùng nhiều thành phố khác. Chính phủ lâm thời bị khủng hoảng, Miliucốp và bộ trưởng chiến tranh Gusd Cốp phải từ chức. Chính phủ lâm thời phải tiến hành cải tổ với sự tham gia của 4 đại biểu mensêvích và Xã hội cách mạng cùng 10 đại biểu Đảng Cađê và Tháng Mười. Cuộc biểu tình tháng Tư không phải là một cuộc biểu tình thông thường và nó chứng tỏ lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Chính phủ lâm thời đã bắt đầu giảm sút. Sự kiện này còn chứng tỏ các đảng thỏa hiệp mens-vích và Xã hội cách mạng đã công khai đứng về phía giai cấp tư sản và đã cửu Chính phủ lâm thời trong cuộc khủng hoảng đầu tiên đó. 

Ngày 3-6, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ nhất được khai mạc tại Pêtơrôgrát. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Trung ương toàn Nga với đa số thành viên là mensêvích và Xã hội cách mạng. Đại hội thông qua nghị quyết tán thành sự liên minh với giai cấp tư sản và ủng hộ các chính sách của Chính phủ lâm thời. Tại đại hội, chỉ có những người bônsêvich đòi chuyển toàn bộ chính quyền cho các Xô viết, và Lênin tuyên bố: Đảng bỏng vích sẵn sàng năm lấy toàn bộ chính quyền. 

Lời tuyên bố của Lênin càng được tăng thêm sức mạnh bởi một cuộc biểu tình tuần hành khổng lồ của gần 500 nghìn công nhân và binh lính ở Pêtơrôgrát vào ngày 18-6 do những người bônsêvich tổ chức. Biểu tình còn diễn ra ở nhiều thành phố khác. Quần chúng biểu tình đã giương cao những khẩu hiệu bônsêvich để bày tỏ ý chí của mình trước những nghị quyết sai trái của đại hội: “Toàn bộ chính quyền về tay các Xô viết”, “Đủ đảo các bộ trưởng tư sản”, “Đả đảo chiến tranh”. Đó là một thắng lợi to lớn của Đảng bônsêvích, chứng tỏ giai cấp công nhân và binh lính ở thủ đô cùng nhiều nơi khác đã đi theo những người bônsêvich bởi họ không còn tin tưởng ở Chính phủ tư sản lâm thời cũng như các đảng thỏa hiệp mensêvích và Xã hội cách mạng 

4. Tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền 

Cùng ngày 18-6, Bộ trưởng chiến tranh Kerenxki ra lệnh cho quân đội Nga mở một cuộc tấn công lớn ở mặt trận Tây-Nam. Cuộc tấn công đã bị thất bại nhanh chóng và tổn thất nặng nề. Tin thất bại bay về hậu phương làm cho nhân dân hết sức phẫn nộ và sục sôi khi thể đấu tranh. 

Ngày 3-7, nhiều cuộc biểu tình của công nhân và binh lính đã tự phát nổ ra ở thủ đô, thậm chí còn muốn lật đổ Chính phủ lâm thời. 

Ngày 4-7, một cuộc biểu tình khổng lồ đã diễn ra ở Pêtrôgrat. Hơn 500 nghìn công nhân, binh lính và lính thủy đã xuống đường. Mặc dầu cuộc biểu tình hoàn toàn mang tính chất hòa bình và có tổ chức, nhưng Chính phủ lâm thời, được sự ủng hộ của các thủ lĩnh mensêvích và Xã hội cách mạng, đã ra lệnh cho quân đội và cảnh sát bắn vào đoàn biểu tình. Đường phố thủ đô đẫm máu công nhân và binh lính. Hơn 400 người bị chết và bị thương. 

Đó là một sự kiện cực kỳ nghiêm trọng. 

Được sự khuyến khích của các nước đế quốc, Chính phủ làm thời quyết định chuyển sang tấn công đàn áp phong trào cách mạng, thiết lập một trật tự mới. Pêtơrôgrát bị giới nghiên. Các trung đoàn tham gia biểu tình bị tước vũ khí và đưa ra ngoài thủ đô. Quân đội từ mặt trận được gọi về. Các tòa báo của Đảng bônsêvích bị đóng cửa và bị đập phá. Hơn thế nữa, Chính phủ tư sản còn kết tội Lênin và nhiều nhà lãnh đạo Đảng bônsêvich là “phản quốc, làm gián điệp cho Đức”. Bị truy nã, Lênin phải rời khỏi thủ đô và chuyển sang hoạt động bất hợp pháp. Nhiều đảng viên bonsevich bị bắt và đưa ra tòa án. 

Ngày 8-7, Chính phủ lâm thời cải tổ lần thứ hai để thành lập một “chính phủ mạnh” do Kerenxki đứng đầu. Các thủ lính nens-vích và Xã hội cách mạng lãnh đạo các Xô viết tuyên bố chính phủ mới là “chính phủ cứu cách mạng và được toàn quyền hành động. Ấn tử hình ở mặt trận được khôi phục, các tòa án quân sự lưu động được thiết lập, các đơn vị quân đội còn kéo tới nhiều thành phố. Trên thực tế, quyền lực đã hoàn toàn về tay Chính phủ lâm thời, và như thế tình trạng hai chính quyền đã chấm dứt. 

Cuộc đấu tranh đã chuyển sang một thời kỳ mới. Từ nay quyền lực quân sự – Lênin viết – và do đó cả quyền lực nhà nước, thực sự đều chuyển sang tay phe phản cách mạng do bọn Dân chủ lập hiến đại diện và được bọn Xã hội cách mạng và bọn mensevich ủng hộ. Từ nay, không còn có khả năng phát triển hòa bình cuộc cách mạng ở nước Nga nữa và lịch sử đặt vấn đề như thế này: hoặc là phe phản cách mạng hoàn toàn thắng lợi, hoặc là phải có một cuộc cách mạng mới (1) 

Sự kiện đầu tháng Bảy đã đánh dấu một bước ngoặt trong tình hình nước Nga. Sự phản cực của các lực lượng giai cấp và chính trị không ngừng tăng lên. Trong khi đó, cuộc chiến tranh vẫn được Chính phủ lãm thời tiếp tục càng đẩy nước Nga lún sâu hơn nữa vào khủng hoảng kinh tế và chính trị. 

Đảng bônsêvich triệu tập Đại hội VI (từ 26-7 đến 3-8-1917) tại Pêtơrôgrát. Đại hội phải họp bí mật. Vì bị truy nã , Lenin không tham dự đại hội song những bài viết, những ý kiến của Người đã trở thành cơ sở cho các nghị quyết của đại hội. 

Vấn đề trung tâm của đại hội là phân tích tình hình chính trị đã thay đổi ở trong nước và xác định đường lối sách lược mới cùng khẩu hiệu chính trị mới của đảng. Đại hội quyết định tạm thời rút khẩu hiệu “Toàn bộ chính quyền về tay các Xô viết” (nhưng không có nghĩa là đảng từ bỏ chế độ Cộng hòa Xô viết như một hình thức nhà nước mới của chuyên chính vô sản) do các Xô viết bị các phần tử mensêvích và Xã hội cách mạng lũng đoạn đã trở thành cái đuôi phụ thuộc vào giai cấp tư sản. Những người bônsêvich vẫn ở lại trong các Xô viết để vạch trần sự phản bội của bọn thỏa hiệp và lôi kéo quần chúng về phía cách mạng. Đại hội xác định khẩu hiệu chính trị mới của đảng là “Lật đổ nền chuyên chính của giai cấp tư sản bằng con đường khởi nghĩa vũ trang!”. Nhiệm vụ chính trị đặt ra trước. toàn đảng lúc này là: chuẩn bị và tiến tới khởi nghĩa vũ trang của giai cấp công nhân và nông dân nghèo để lật đổ Chính phủ lâm thời, thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa. 

Đảng bonsevich đã phát triển nhanh chóng về số lượng. Trong ba tháng kể từ Hội nghị tháng Tư, các tổ chức đảng đã tăng từ 78 lên 162 cơ sở với 240 nghìn đảng viên. 

Trong khí đó, các thế lực phản động phải hữu lại theo đuổi một đường lối khác là thiết lập nền độc tài quân sự, bởi các biện pháp của chính phủ lâm thời nhằm chống lại tình trạng rối ren, không ổn định, ngày càng tỏ ra không có hiệu quả. Nhằm tập hợp và củng cố lực lượng, ngày 12-8 Chính phủ lâm thời đã triệu tập Hội nghị quốc gia tại Mátxcơva. Tham dự hội nghị có đại biểu của giai cấp tư sản và địa chủ, nhà thờ, các sĩ quan và tướng lĩnh, các cựu đại biểu Duma quốc gia trước kia và ban lãnh đạo các Xô viết. Theo lời kêu gọi của Đảng bônsêvich, đúng ngày khai mạc hội nghị, giai cấp công nhân ở Matxcova với khoảng 400 nghìn người đã tổng đình công để phản đối và ngăn chặn âm mưu phản cách mạng của giai cấp tư sản. Đấu tranh và đình công cũng diễn ra ở nhiều thành phố khác. Tình hình đó càng thúc đẩy giai cấp tư sản thực hiện âm mưu thiết lập chế độ độc tài quân sự và tướng Coócnilốp (vốn là một tù binh trốn thoát từ Áo và vừa được cử làm Tổng tư lệnh quân đội Nga vào tháng 7-1917) trở thành nhân vật trung tâm của hội nghị. Đại sứ Anh tại Nga là G. Buyuden đã ủng hộ âm mưu đó. Ngay sau hội nghị, Coócnilốp đã ra lệnh giải thể 50 sư đoàn không còn khả năng chiến đấu” (thực ra đó là các sư đoàn chịu ảnh hưởng của cách mạng) và thành lập 33 sư đoàn xung kích được coi là lực lượng chủ yếu để đối phó với phong trào cách mạng. 

Ngày 25-8-1917, với sự thỏa thuận bí mật của Kerenxki, Codenilốp đã điều quân đoàn kỵ binh của tướng Crưnộp và hai sư đoàn kỵ binh khác từ mặt trận phía tây tiến về Pêtơrôgrát với cái có được tung ra là “hình như những người bônsêvich sẽ nổi dậy khởi nghĩa vào ngày 27-8 nhân kỷ niệm nửa năm thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Hai”. 

Nhưng ngày hôm sau. Kerenxki được tin là sau khi tiến vào Pêtrôgrat, Cooenilöp sẽ tuyên bố thiết quân luật toàn thủ đô và không chủ công khai đánh tan Đảng bỏnałvich, thủ tiêu các Xô viết mà còn giải tán Chính phủ lâm thời, năm toàn bộ quyền lực dân sự và quân sự trong tay, thiết lập một chính phủ độc tài quân sự. Ngày 27-8. Kerenxki tuyên bố: các đơn vị của Coonilặp hành quân về Pêtơrôgrát làm phiền loạn sẽ bị trừng phạt và cách chức tổng tư lệnh quân đội của Cooenilốp. 

Coi Chocnilốp là kẻ thủ nguy hại nhất, Đảng bonsevich đã kêu gọi và tổ chức giai cấp công nhân và nhân dân bảo vệ thủ đô Pêtơrôgrát. Công nhân đường sát phá hoại ngầm các đoàn tàu chuyên chở quân phiến loạn. Các đòi Cận vệ đỏ – lực lượng vũ trang của công nhân được nhanh chóng thành lập ở các nơi Công nhân canh giữ bảo vệ các nhà máy và nhà ga xe lửa. Quán chúng nhân dân đào chiến hảo, dựng chướng ngại vật và bóc ci đường sát. Nhờ sự tuyên truyền giải thích của những người bônsêvich và công nhân. các đơn vị quân đội của Coocnilớp đã ngả về phía nhân dân, từ chối tiến về thủ đô và bắt giữ các sĩ quan phản động. Tướng Crưnộp bị xử bắn, còn Coonilốp bị bắt giam. 

Cuộc nổi loạn của Coocnilốp đã bị đập tan. Âm mưu của giai cấp tư sản muốn thiết lập chế độ độc tài và dung lực lượng quân sự đè bẹp phong trào cách mạng đã bị thất bại nặng nề. Lực lượng so sinh giai cấp trong nước đã có những chuyển biến rõ rệt, ngày càng có lợi cho các lực lượng cách mạng. Đó là thời kì “bônsêvích hóa” các Xô viết, mà khởi đầu là ngày 31-8 Xô viết Pêtrôgrat lần đầu tiên thông qua nghị quyết tán thành lập trường của Đảng bôn sê vích là chuyển toàn bộ chính quyền về tay các Xô viết và quyết định thay thế các đại biểu mensêvích và Xã hội cách mạng bằng những người bônsêvich trong ban lãnh đạo Xô viết. Sau đó từ tháng 9, Xô viết Mátxcơva cùng nhiều thành phố, nhiều địa phương khác đều có những thay đổi như Xô viết Petrôgrāt. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có trên 250 Xô viết đi theo lập trưởng bônsêvích. Đồng thời, ngay trong thời kỳ đấu tranh chống Coócnilốp, số lượng các Xô viết ở trong nước đã tăng lên nhanh chóng 600 Xô viết vào tháng Ba lên tới 1600 Xô viết trong tháng Chín. Tới lúc này, Đảng bonsevich quyết định đưa trở lại khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay các Xô viết”, nhưng với nội dung mới là tiến hành khởi nghĩa vũ trang lật đổ Chính phủ lâm thời và giành toàn bộ chính quyền. 

Đảng bônsêvich tích cực chuẩn bị cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang 

5. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười 

Từ mùa thu năm 1917, nước Nga đã lãm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị hết sức trầm trọng. Nền kinh tế đất nước thực sự đứng trước thảm họa, sản xuất công nghiệp chỉ bằng 36,4% so với năm trước. Giao thông vận tải hầu như bị tê liệt. Nạn đói đã xảy ra ở nhiều vùng trong nước, nhất là ở các thành phố. Các mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt. Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, binh lính và các dân tộc thiểu số diễn ra sôi nổi, dồn dập với quy mô rộng lớn. Một tình thế cách mạng đã hình thành ở trong nước, khi quần chúng nhân dân “bên dưới” đã không thể sống tiếp tục như trước đây, các giai cấp thống trị đã lún sâu vào khủng hoảng, không thể tiếp tục thống trị như trước. 

Sau vụ nổi loạn của Coócnilốp, nên thống trị của giai cấp tư sản bị lung lay dữ dội. Nhằm củng cố địa vị thống trị và cố gieo rắc những ảo tưởng dân chủ trong nhân dân để mong ổn định tinh hình trong nước, ngày 1-9-1917 nước Nga tuyên bố là một nước cộng hòa với chế độ Đốc chính gồm nàn bộ trưởng do Kerenxki cầm đầu. Nhưng phải tới gần một tháng. ngày 25-9 Kerenxki mới lập được nội các mới. Chính phủ lâm thời và các đảng thỏa hiệp còn triệu tập cái gọi là “Hội nghị dân chủ – để lập ra Tiền nghị viện – với dụng ý là nước Nga đã thực hiện chế độ nghị viện. Những người bonsevich đã tẩy chay cả Hội nghị dân chủ lẫn Tiền nghị viện. 

Tới giữa tháng 9, Lênin nhận định: ‘Hiện nay, tình thể đã thay đổi khác hẳn. Chúng ta đã giành được đa số trong giai cấp đứng làm đội tiên phong của cách mạng, đội tiên phong của nhân dân và có khả năng lôi cuốn quần chúng theo mình. Chúng ta đã giành được đa số trong nhân dân. Thắng lợi chắc chắn thuộc về chúng ta.

Nước Nga đã tiến sát tới một cuộc khởi nghĩa vũ trang 

Theo quyết định của Trung ương Đảng bonsevich, ngày 7-10-1917, Lenin từ Phần Lan đã bí mật trở vẻ Pêtơrôgrát để trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa . 

Trong hai cuộc họp vào ngày 10 và 16 10. Trung ương Đảng bonsevich đã thông qua nghị quyết khởi nghĩa vũ trang. Hội nghị đã bác bỏ những ý kiến của Dinôviép và Canênhép về cách mạng sẽ phát triển hòa bình (thông qua cuộc bầu cử vào Tiền nghị viện và dựa vào quá trình “bôn sê vích hóa” các Xô viết mà nắm chính quyền) và đưa ra quan điểm cũng như của Trốtxki là khởi nghĩa cần lùi lại để sau Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai (để Đại hội biểu quyết về vấn để chính quyền). Thực chất của cả hai ý kiến này là không tán thành nghị quyết về khởi nghĩa vũ trang.

Ngày 12-10, Xô viết Pêtơrôgrát đã cử ra Ủy ban quân sự cách mạng để chỉ đạo việc chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở thủ đô. Ngày 16-10, Trung ương Đảng bonsevich thành lập Trung tâm quân sự cách mạng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước gồm A. Bupnốp, F. Đdécginxki, Ia. Xvéclop, I. Xtalin, M. Uritki. 

Các tổ chức đảng bonsevich đã tích cực triển khai những công việc cần thiết trên các mặt chính trị – tư tưởng, tổ chức và kỹ thuật – quân sự để tiến tới khởi nghĩa vũ trang. 

Ngày 10-10, trong bài trả lời phỏng vấn của tờ báo Đời sống mới (nửa mensevich), Camênhép và Dinôviếp đã kể lại việc họ không tán thành nghị quyết khởi nghĩa vũ trang của Trung ương Đảng bônsêvich. Câu trả lời đó như một tiết lộ được báo trước để chính phủ nhanh chóng thi hành những biện pháp khẩn cấp nhầm đập tan các lực lượng cách mạng. Từ mặt trận, 70 tiểu đoàn xung kích và một số trung đoàn độc lập được điều động về bảo vệ những trung tâm lớn như Pêtrôgrát, Matxcơva, Kiép, Minxcơ … Ngày 24-10, Chính phủ lâm thời bắt giam các ủy viên của Ủy ban quản sự cách mạng, lục soát và đóng cửa các tờ báo của Đảng bônsêvich, ra lệnh chiếm điện Xnônơi… Cùng ngày, Kérenxki tuyên bố Chính phủ lâm thời sẽ áp dụng mọi biện pháp để tiêu diệt cuộc khởi nghĩa ở Pêtrôgrát. 

Trước tình hình đã trở nên hết sức khẩn trương và cực kì nghiêm trọng, Lênin chủ trương phải tiến hành khởi nghĩa ngay. Trong ngày 24-10, Lenin đã ba lần gửi thư tới Trung ương Đảng bônsêvích với yêu cầu là phải khởi nghĩa ngay trong đêm đó. Nửa đêm, Lênin đến điện Xmônơi để trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ở thủ đô. 

Cuộc khởi nghĩa đã bắt đầu. 

Trong đêm 24 và ngày 25, các đơn vị Cận vệ đỏ của công nhân, binh lính cách mạng và thủy binh hạm đội Ban Tích (tất cả khoảng 200 nghìn người) đã đánh chiếm các vị trí then chốt ở thủ đô – các cấu qua sông Neva, nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, nhà máy điện, Ngân hàng quốc gia và các cơ quan quan trọng khác ở thủ đô. Tới sáng 25-10, trừ Cung điện mùa Đông và một vài nơi, các lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ tỉnh hình ở thủ đô. 

Đêm 25-10, quân khởi nghĩa tiến đánh Cung điện mùa Đông Các Bộ trưởng của Chính phủ lâm thời đã bị bắt giữ. Cuộc khởi nghĩa ở Petrograd đã giành được thắng lợi hoàn toàn. 

Cũng vào đêm 25-10, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ II đã khai mạc. Đại hội thông qua lời kêu gọi “Gửi công nhân, binh lính và nông dân” do Lênin dự thảo. Đại hội ra quyết nghị: các Xô viết đại biểu công nhân, binh lính và nông dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự cách mạng thật sự. 

Tối 26-10, trong buổi họp thứ hai Đại hội đã thông qua hai văn kiện đầu tiên của Chính quyền Xô viết – Sắc luật hòa bình và Sắc luật ruộng đất do Lênin dự thảo. Sắc luật hòa bình lên án cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa là “một tội ác lớn nhất đối với nhân loại” và đề nghị các nước tham chiến hãy nhanh chóng dàn phản để ký kết một hòa ước dân chủ và công bằng – không có thôn tỉnh đất đai và bồi thường chiến tranh. Sắc luật ruộng đất tuyên bố thủ tiêu không bồi thường ruộng đất của giai cấp địa chủ quý tộc và của các sở hữu lớn khác, quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất. Đại hội đã cử ra Chính phủ Xô viết đầu tiên, được gọi là Hội đồng ủy viên nhân dân, do Lênin đứng đầu. 

Tiếp theo thắng lợi ở Pêtơrôgrát, Chính quyền Xô viết đã được thành lập ở Mátxcơva và sau đó ở khắp mọi miền đất nước. Do sự kháng cự điển cuống của kẻ thù, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Matxcơva phải kéo dài từ 26 10 đến 3-11-1917. Nhưng sau đó, với thắng lợi ở hai trung tâm quan trọng là Petrograd và Mátxcơva, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền và thành lập Chính quyền Xô viết ở các địa phương trong nước diễn ra mạnh mẽ. Tới cuối tháng 11, Chính quyền Xô viết đã được thành lập ở 28 tỉnh (trong tổng số 49 tỉnh) thuộc phần lãnh thổ châu Âu của nước Nga. Đến cuối tháng 3-1918, Chính quyền Xô viết đã giành được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước Nga rộng lớn. Đó là thời kì – như Lênin gọi tiến quân thắng lợi rực rỡ’ của Chính quyền Xô viết.