Chế độ cộng hòa và nền bảo hộ độc tài của Crômoen
1. Chế độ Cộng hòa và những phong trào cuối cùng của phái San bằng
Việc xử tử Sáclơ I đánh dấu sự sụp đổ của chế độ quân chủ phong kiến và sự thắng lợi của cách mạng Ngày 19-5-1619, do sức đấu tranh của quần chúng nền cộng hòa được chính thức tuyên bố Những người Độc lập, đại diện cho quyền lợi của quý tộc mới và tư sàn loại vừa chiếm ưu thế trong chính quyền. Quyền lập pháp thuộc về hạ viện, còn thượng viện bị thủ tiêu. Quyền hành chính được trao cho một nội các do nghị viện bầu ra trong thời hạn một năm. Tầng lớp sĩ quan trong quân đội, đứng đầu là Crômoen, nắm những chức vụ quan trọng.
Tình hình kinh tế dưới chế độ cộng hòa không sáng sủa gì hơn mà trái lại, ngày càng trăm trọng. Sự đình trệ lâu dài trong công thương nghiệp làm cho nạn thất nghiệp lan tràn ở Luân Đôn và các trung tâm công nghiệp khác. Vụ mất mùa năm 1647 và 1648 gây nên nạn đói liên tiếp. Giá lương thực cao vọt trong khi tiến lương không tăng hoặc bị giảm xuống. Gánh nặng của chiến tranh đè lên vai quần chúng. Nạn cướp bóc, nhưng nhiều của quân đội ngày càng làm cho nhân dân khổ cực. Như vậy, ngoài lời tuyên bố cộng hòa, không một yêu sách nào trong “Bản thỏa ước nhân dân” được thực hiện như lời hứa của phái Độc lập trong thời kỳ nội chiến thứ hai.
Vì vậy, phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân vẫn không ngừng phát triển. Việc từ chối lời hứa thực hiện “Bản thỏa ước nhân dân” làm cho quán chúng rất bất mãn và một lần nữa, phái San bằng đứng dậy đấu tranh. Giôn Linbớc – lãnh tụ kiên cường của phái San bằng – kịch liệt công kích chính phủ, coi chính quyền của phái Độc lập là những “xiềng xích mới” và kêu gọi quần chúng đấu tranh.
Những phần tử San bằng lãnh đạo quân đội đấu tranh đòi thực hiện những yêu sách trong bản “Thỏa ước nhân dân”. Phong trào khởi nghĩa lan tràn trong các đơn vị quân đội, Crômoen tiến hành đàn áp khốc liệt, bắt giam hàng loạt, thậm chí xử tử ngay tại chỗ những người chống đối. Phái San bằng hoàn toàn tan rã.
2. Phong trào của những người “Đào đất”
Mùa xuân năm 1649, ở nước Anh còn có một phong trào dân chủ khác được gọi là phải Đào đất. Yêu cầu của Linbớc không giải quyết được những khó khăn của quần chúng bắn cố nông và công nhân tay trắng. Cho nên đối với những người nghèo khó thì yêu cầu của họ phải là bình đẳng hoàn toàn về mặt tài sản. Họ tự cho mình là những người San bằng chân chính. Nhà tư tưởng đại biểu của họ là Uynxtenlây (1609-1657), một tiểu thương ở Luân Đôn bị bán cùng hóa, sau trở thành cố nông Ông và những người cùng phải nhận thức được những hậu quả mà nông dân phải chịu đựng nếu chỉ chuyển quyền sở hữu ruộng đất từ tay phong kiến sang tay tư sản. Họ nêu lên rằng cách mạng chưa kết thúc vì chính quyền nhà vua tuy đã bị tiêu diệt nhưng lại chuyển sang bọn quý tộc mới. Không thể nào có tự do thực sự khi ruộng đất còn nằm trong tay bọn chúng. Vì vậy, họ đấu tranh đòi công hữu hóa toàn bộ ruộng đất. Họ nêu lên : “Đất đai chẳng thuộc về ai cả, hãy làm chung và an chung”. Như vậy những người thuộc phải Đào đất đã nêu lên cương lĩnh dân chủ của quần chúng nông dân Nam 1652, trong dự thảo về “Luật tự do”, họ còn phát ra một chế độ xã hội mới, trong đó chế độ tư hữu hoàn toàn bị thủ tiêu và chế độ người bóc lột người không còn nữa. Trong điều kiện lịch sử lúc đó, tư tưởng của phái Đào đất là tư tưởng tiến bộ, mang tính chất xã hội chủ nghĩa nhưng còn ở mức độ không tưởng và ấu trả. Nó thể hiện rõ quan niệm bình quân tuyệt đối của giai cấp nông dân.
Nhược điểm cơ bản của phong trào này là không kêu gọi đầu tranh chống kẻ thù, tin ở thiện chí của giai cấp hữu sản. Uynxtenlây tuyên bố : “Bằng tình yêu và lòng kiên nhẫn, chúng ta sẽ tháng. Họ tụ tập thành từng đơn vị 30 – 40 người, dùng cuốc thuổng đào đất khai khẩn trên những ngọn đồi hoang. Do đó họ được gọi là những người “Đào đất”. Do yêu cầu ruộng đất tiến bộ, phong trào của họ được quán chúng ủng hộ và lan tràn nhanh chóng.
Mặc dấu phong trào có tính chất hòa bình nhưng cương lĩnh cách mạng của họ đe dọa tới nguyên tắc của chế độ tư hữu, làm cho giai cấp hữu sản lo ngại. Ngay Linbớc, người đứng đầu phái San bằng cũng đoạn tuyệt với họ. Đấu đâu, những người Đào đất cũng bị chính quyền khủng bố, phá phách nhà cửa ruộng đất và giết hại súc vật. Giai cấp tư sản và quý tộc mới coi những người lao động hòa bình đó là kẻ thù nguy hiểm của chế độ tư hữu. Cho nên chúng dùng vũ lực, cho quân đội và cảnh sát đến đàn áp họ. Chẳng bao lâu phong trào bị tan ra.
3. Cuộc chiến tranh xâm lược Ailen, Xcôtlen và sự tan vỡ của nền Cộng hòa
Sau khi trấn áp những phong trào dân chủ ở nước Anh, Crômoen tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược bên ngoài, trước hết là Ailen và Xcốtlen. Giai cấp tư sản sau khi thoát khỏi gông cùm của chế độ. phong kiến thì không giải phóng cho toàn thể quần chúng mà trái lại, đem xiềng xích nô lệ quàng lên vai nhân dân lao động ở trong và ngoài nước.
Tháng 8-1649, Crômoen thân hành dẫn quân sang chinh phục Ailen, một hòn đảo xanh tươi và màu mỡ. Đó là cuộc chiến tranh xâm lược đầu tiên của nước Cộng hòa Anh. Cuộc chiến tranh được tiến hành một cách tàn bạo và vô nhân đạo chưa từng thấy trong suốt quá trình lịch sử đau thương của nhân dân Ailen. Tuy nhiên, nhân dân Ailen đã anh dũng đứng dậy, tiến hành đấu tranh du kích chống xâm lược. Lợi dụng ưu thế về binh lực và kỹ thuật, khơi sâu mâu thuẫn trong nội bộ nghĩa quân. Crômoen đàn áp được cuộc kháng chiến cứu nước đó. Một bộ phận nhỏ bé nghĩa quân còn lại bị đánh đuổi về tận phía tây hẻo lánh. Đến năm 1652 Crômoen giành được thắng lợi. Gần một nửa số dân bị giết, một số đông khác bị đưa đi làm nô lệ da trắng ở các thuộc địa Anh bên châu Mĩ Ruộng đất thu ở Ailen chuyển vào tay chủ ngân hàng sĩ quan lớp trên trong quân đội. Bọn xâm chiếm ruộng đất ở Ailen trở thành một tăng lớp mới trong quý tộc Anh. Như vậy cuộc chinh phục Ailen vừa nhằm xâm chiếm đất đai và tài sản, vừa nhằm tạo nên một cơ sở xã hội mới cho chế độ Crômoen.
Năm 1650, Crômoen dẫn quân lên Xcốtlen và mau chóng thu được thắng lợi hoàn toàn ở đó. Các quyền tự trị ở Xcốtlen bị thủ tiêu, ruộng đất bị tịch thu và rơi vào tay quý tộc Anh. Ở đây, chính sách thống trị thuộc địa được tiến hành một cách tàn bạo làm cho nhân dân rất khổ cực.
Nam 1652, trên cơ sở lực lượng lớn mạnh nhanh chóng, nước Anh phát động cuộc chiến tranh chống kẻ cạnh tranh chính trên mặt biển. là Hà Lan. Cuộc chiến tranh Anh – Hà kéo dài trong hai năm, kết thúc với sự thắng lợi của Anh. Hà Lan buộc phải thừa nhận “Luật hàng hải” (1651) quy định nước Anh chỉ nhập khẩu những hàng do tàu Anh hoặc tàu của nước có hàng mang đến, Hà Lan bị gạt khỏi địa vị của “người chở hàng trên mặt biển”
Việc củng cố bên trong và những thắng lợi bên ngoài làm cho thế lực kinh tế và chính trị của tầng lớp quý tộc mới tăng lên rõ rệt. Trong khi quần chúng nông dân – những người có nhiều công lao nhất đối với cách mạng – bị mất đất và phá sản thì tài sản của bọn quý tộc mới ngày càng tăng lên. Trước làn sóng bất mãn của quán chúng ngày càng dâng cao, Crômoen được sự ủng hộ của thế lực phản động, đã dùng đến biện pháp trấn áp kiên quyết. Ngày 20-4-1652, Crômoen dùng quân đội giải tán “Nghị viện Dài” sau 13 năm tổn tại. Đó là đòn đầu tiên tấn công vào nền cộng hòa. Crômoen triệu tập một “Nghị viện Nhỏ” gồm các nghị sĩ do chính quyền các địa phương giới thiệu. Mặc dầu thành phần đó không đại diện được cho quần chúng. Nghị viện Nhỏ cũng phải thực hiện một vài cải cách nhỏ nhạt như thủ tiêu tệ quan liêu và hối lộ của tòa án, giảm bớt gánh nặng về thuế má, hủy bỏ tiền nộp cho giáo hội, giảm quân số… Điều đó làm cho các phần tử phái hữu lo ngại đến số phận của mình, liên tiến hành giải tán nghị viện sau 6 tháng làm việc. Việc giải tán nghị viện lần này về thực chất là thanh toán nên cộng hòa ở Anh
4. Chế độ bảo hộ độc tài của Crômoen (1653 – 1658)
Giai cấp tư sản và quý tộc mới rất lo sợ phong trào của quần chúng nhân dân. Họ sẵn sàng thủ tiêu nền cộng hòa để xây dựng một chính quyền có “bàn tay sắt”, vừa có khả năng trấn áp phong trào trong nước, lại vừa có khả năng chiến thắng những quốc gia cạnh tranh bên ngoài. Vì vậy, từ đó trở đi, nghị viện chỉ còn là hình thức với một số nghị sĩ được chọn lọc cẩn thận. Crômoen trở thành “Nhà bảo hộ độc tài, nắm mọi quyền hành, có quyền hạn tuyệt đối : tổng tư lệnh quân đội và hải quân, kiểm tra tài chính và tòa án, quyết định chính sách đối nội và đối ngoại, ban hành luật lệ… Crômoen nấm trong tay một lực lượng quân đội hùng mạnh làm công cụ chuyên chính tư săn. Toàn quốc chia làm 11 khu do những tướng tá tay chân của Crômoen cai quản, có quyền hành rộng lớn như một “Tiểu bảo hộ”. Trật tự quân sự, cảnh sát ngự trị trong nước.
Tuy nhiên, chính quyền bảo hộ cũng không thoát khỏi những khó khăn ngày càng trầm trọng Làn sóng cảm phản của quần chúng nhân dân vẫn không ngừng bùng lên và lan tràn trong toàn quốc. Cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha (1654) tuy thắng lợi nhưng chiến lợi phẩm không thấm vào đâu so với chi phí quân sự. Chính phủ mắc nợ tới hai triệu bảng Anh. Công thương nghiệp Anh bị đình trệ vì chiến tranh, hàng len dạ xuất cảng ở Hambua từ 10 vạn tấn xuống còn 2 vạn, hàng vạn gia đình bị bán cùng. Tình trạng đó làm cho bọn đại tư sản và quy tốc không tin tưởng ở sức mạnh của chính quyền bảo hộ, không chia cho Crômoen vay nữa và tìm cách phục hồi chế độ quân chủ mạnh mẽ hơn.
Cái chết của Crômoen ngày 3-9-1658 càng thúc đẩy mau chóng quá trình sụp đổ của chế độ bảo hộ. Con trai Crômoen là Risa lên làm Bảo hộ nhưng lại là kẻ bất tài, không khắc phục nổi những khó khan do cha để lại. Mùa xuân 1659, giai cấp tư sản và quý tộc, các tướng lĩnh cao cấp quyết định tước danh hiệu Bảo hộ của Risa, chấm dứt giai đoạn thống trị độc tài do Crômoen thiết lập. Thời kỳ cách mạng hoàn toàn chấm dứt.