Kết luận Chương I: Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII
1. Cuộc cách mạng tư sản Anh là một sự kiện quan trọng trong lịch sử thế giới. Bàng lực lượng của quần chúng nó đã đập tan nền quân chủ phong kiến, thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa, mở đường cho sức sản xuất mới phát triển. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt với thế lực phong kiến phản động giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi.
2. Cuộc cách mạng tư sản Anh được tiến hành dưới sự lãnh đạo của một liên minh giai cấp giữa tư sản và quý tộc mới. Đặc điểm đó nảy sinh trên cơ sở của sự liên hệ về mặt kinh tế. Hai giai cấp tuy nguồn gốc khác nhau, nhưng lại cùng có lợi ích trên con đường kinh doanh tư bản chủ nghĩa, do đó có cùng một kẻ thù chung là chế độ phong kiến. Cromoen, con người có vai trò lớn lao trong những ngày đầu cách mạng, chính là nét tượng trưng của sự liên minh đó. Tuy nhiên, đặc điểm này không phủ nhận vai trò vĩ đại của quần chúng nhân dân bao gồm nông dân, thợ thủ công, bình dân thành thị… Họ là người lĩnh trách nhiệm lớn lao đưa cuộc cách mạng đến thắng lợi. Nếu không có sự ủng hộ mạnh mẽ của những làn sóng người vì đại ấy, thì nghị viện không thể thoát khỏi những cơn hiểm nghèo, không thể thiết lập được nên Cộng hòa và đưa Sáclơ I lên đoạn đấu đài. Việc xác lập quan hệ tư bản chủ nghĩa ở nước Anh là kết quả của hàng chục năm trời đấu tranh cách mạng của quán chúng nhân dân. Trong quá trình đó, quần chúng nhân dân Anh bao giờ cũng là người kiên quyết nhất. Những cương lĩnh cách mạng của họ mà đại biểu là phải San bằng với Giôn Linbớc, phái Đào đất với Uyn xtenlây là ngọn cờ tập hợp đông đảo quần chúng tiến lên.
Cuộc cách mạng tư sản Anh để lộ một đặc điểm thứ hai là tỉnh chất bảo thủ không triệt để của nó. Vấn đề đặt ra trước cuộc cách mạng tư sản là vấn đề ruộng đất và vấn đề giải phóng nông dân khỏi gông cùm của chế độ phong kiến. Nhưng giai cấp tư sản Anh sau khi giành được chính quyền thì đoạt luôn cả ruộng đất, nền sở hữu phong kiến về ruộng đất chuyển sang nền đại sở hữu tư sản mà không về tay nông dân. Về chính quyền, giai cấp tư sản cũng không dám duy trì nền cộng hòa, mà phải liên minh với thế lực phong kiến, thiết lập nhà nước quân chủ lập hiến.
Đặc điểm thứ ba là cuộc cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức tôn giáo. Nhìn bề ngoài, ban đầu là cuộc đấu tranh giữa Thanh giáo và Anh giáo rồi đến giữa các phe phái trong Thanh giáo. Cuộc xâm lược Ailen và Xcốtlen cũng mang màu sắc đó. Nhưng thực chất của vấn đề tôn giáo vẫn là vấn đề giai cấp. Trong điều kiện lịch sử lúc đó, tư tưởng cách mạng chỉ có thể đi vào quần chúng dưới bộ áo tôn giáo, vì nó là món ăn tình cảm đặc biệt và quen thuộc đối với quần chúng nhân dân sau một thời kỳ trung cổ dài dằng dặc. Đằng sau bộ áo đó vẫn là cuộc đấu tranh kịch liệt giữa tư sản và phong kiến, tiến bộ và lạc hậu, cách mạng và phản cách mạng
3. Thực tế diễn biến của cuộc cách mạng tư sản Anh đã nêu lên một số vấn đề về mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và quán chúng nhân dân trong cuộc cách mạng.
Trong điều kiện chế độ phong kiến ngày càng thối nát, giai cấp tư sản đã lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành cách mạng, lật đổ chế độ cũ, xây dựng một chế độ mới, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Về mặt đó, giai cấp tư sản đã đóng một vai trò cách mạng. Tuy nhiên, vì quyền lợi giai cấp hẹp hòi, giai cấp tư sản không thể đưa cách mạng tiến xa hơn nữa mà tìm cách dừng lại nửa đường.
Trong cuộc đấu tranh chống bọn quý tộc phong kiến, trên một chừng mực nào đó, giai cấp tư sản là kẻ đại biểu cho giai cấp lao động thời bấy giờ. Nhưng trong mỗi cuộc vận động lớn của giai cấp tư sản cũng nổ ra những cuộc vận động độc lập của giai cấp tiến thân ít nhiều phát triển của giai cấp vô sản cận đại. Phong trào San bằng và đặc biệt là phong trào của phái Đào đất thể hiện rõ – đó là tiếng chuông báo hiệu cho những phong trào đấu tranh mạnh mẽ hơn của quần chúng lao động trong sự nghiệp giải phóng khỏi ách bóc lột sau này.