Chính sách cải cách và phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa
Duy tân Minh Trị là một cuộc biến đổi xã hội khá toàn diện. Cuộc cải cách ấy bao gồm các mặt chính trị, quân sự, văn hóa giáo dục và đặc biệt là cuộc cải cách kinh tế xã hội. Cuộc cải cách Minh Trị đã làm cho Nhật Bản từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước tư bản có một nền công nghiệp phát triển và hiện đại.
1. Một số biện pháp cải cách và phát triển kinh tế
Về công nghiệp, Chính phủ tiếp tục quản lí các xưởng sản xuất súng đạn và đóng tàu như công xưởng pháo binh ở Tokyo và Osaka, xưởng thuốc nổ ở Itabashi. Đồng thời chính quyền chú ý quản lí và mở rộng ngành luyện kim, khai mỏ đóng, sát, vàng, bạc ở Hokkaiđô, mỏ vàng ở Xadô, mỏ bạc ở Ikuno, sắt ở Kanashi, mỏ than ở Mizuike v.v… Ngành công nghiệp mỏ và luyện kim cấn đầu tư lớn về vốn và kĩ thuật nên đều do Nhà nước đầu tư phát triển.
Công nghiệp nhẹ là ngành kinh tế đòi hỏi vốn ít, chu chuyển nhanh phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho đông đảo quần chúng lại có thể tích lũy tư bản. Số xí nghiệp này thường có 10 đến 20 công nhân trở lên. Năm 1867 – 1677 có khoảng 470 xí nghiệp, đến năm 1886 tăng lên 760. Những ngành dệt, đổ sứ và công nghiệp chè, thuốc lá v.v… phát triển nhanh, phần đông do tư nhân kinh doanh. Cũng có một số do nhà nước quản lí xây dựng, nhưng về sau nhượng lại cho tư nhân.
Những ngành kinh doanh lớn như ngân hàng, vận tải, bưu điện v.v… ban đầu do Nhà nước quản lí nhưng sau đó, một số được chuyển lại cho nhà tư bản lớn và các công ti đặc quyền, có thể luc nhu Mitsui, Mitsubishi v.v.. Ban dáu, Mitsubishi kinh doanh. công nghiệp nhẹ, sau đó tiếp thu từ Chính phủ công ti tàu biển, chế tạo máy, giao thông.. Nam 1874, tức là chỉ sau sáu nam khi Minh Trị lên ngôi, cuộc chiến tranh xâm lược Đài Loan bùng nổ, Chính phủ giao cho Công tỉ này 13 chiếc tàu để chuyển quân và sau đó nhượng cho luôn. Vào năm 1885 Mitsubishi đã tiếp thu một công ti tàu biển khác và lập ra Công ti tàu biển Nhật Bản, trở thành Công ty tàu biển lớn nhất.
Về nông nghiệp và quan hệ ruộng đất
Chính phủ Minh Trị ngay từ đầu đã điều hành cuộc cải cách cơ bản đầu tiên, cho phép mua bán đất và cho phép tự do kinh doanh nòng phẩm. Chính sách này lập tức tạo nên yếu tố kích thích kinh tế phát triển. Nền kinh tế nông nghiệp đã được giải phóng, thúc đẩy sự phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa. Nhưng sự tập trung ruộng đất do nhu cầu kinh tế cũng tạo nên sự phát triển mất thăng bằng trong quan hệ sở hữu ruộng đất ở nông thôn. Nông dân phân hóa giàu nghèo. Nhiều người không thể duy trì cuộc sống bình thường, phải bán mảnh đất của mình, bỏ ra thành phố làm thuê. Hiện tượng người nông dân tự do trở thành công nhân là hiện tượng của sự phát triển Nhật Bản, những thành thị công thương nghiệp ra đời.
Trong thời kì đấu, Nhật Bản thiếu vốn và kỉ thuật, phải vay các nước tư bản và dựa vào nguồn thu nông nghiệp, nên sức mạnh không nhiều. Nhật Bản đã phải vật lộn đi lên vượt qua sự nghèo nàn của mình, trong kinh doanh luôn chú ý đến quyền lợi dân tộc. Để bảo đảm quyền lợi cho hàng hóa nội địa, các nhà tư sản Nhật đã thành lập những tập đoàn sản xuất, tiêu thụ như Hội Liên hiệp dệt vải, lúa gạo, lụa v.v… Đó chính là những tổ chức ban đầu của các Công tỉ lũng đoạn sau này.
Sau cuộc chiến tranh Trung-Nhật 1894, nước Nhật đã giành được thời cơ phát triển thuận lợi. Số tiền bồi thường chiến tranh khoảng 345 triệu yên, giúp Nhật có số vốn đầu tư cơ bản ban đầu được ưu tiên dùng vào phát triển công nghiệp quân sự.
Năm 1896 Nhật xây dựng khu liên hợp sắt thép Yawata lớn nhất nước Nhật với số vốn tới 19 triệu yên. Ở công xưởng pháo binh Osaka đã có lò luyện thép với kỹ thuật hiện đại, xưởng thuốc nổ đã sản xuất loại thuốc nổ không có khói.
Công nghiệp đóng tàu cũng phát triển mạnh hơn. Nhu cầu tăng cường hải quân để cạnh tranh đã làm cho công nghiệp đóng tàu phát triển mạnh hơn. Nhật Bản bắt đầu đóng loại tàu trên 1000 tấn. Công nghiệp quân sự dẫn dần chiếm một tỉ trọng lớn.
Vào cuối thế kỉ XIX, công nghiệp nhẹ cũng đặc biệt phát triển, đáng lưu ý là công nghiệp dệt. Nam 1897 giá trị sợi xuất khẩu lên tới 13,5 triệu yên, còn nhập khẩu chỉ có 8,8 triệu yên. Sau chiến tranh Giáp Ngọ thị trường nguyên liệu và tiêu thụ càng mở rộng Nhà nước Nhật Bản hành chính sách khuyến khích công nghiệp. Thuế sợi tơ được xóa bỏ, máy móc áp dụng rộng rãi đem lại yếu tố kích thích lớn.
Công nghiệp, nông nghiệp phát triển đã kéo theo sự phát triển của thương nghiệp và ngân hàng. Ngân hàng Nhật Bản ra đời và tàng gấp 3 lẫn trong vòng 7 năm (1893 – 1900), số vốn tăng 10 lần. Ngân hàng lớn như Sumitomo thành lập năm 1895, Mitsubishi (1895), Ngân hàng cho vay vốn (1897), Ngân hàng công nông nghiệp. (1897) lần lượt ra đời. Do tốc độ phát triển và nhu cầu hội nhập thế giới, Nhật Bản đã lấy vàng làm giá trị bản vị bảo đảm cho đồng tiền Nhật.
Cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã chuyển mình mạnh mẽ và đã chuẩn bị xong “mặt bằng cho một cuộc đua mới :
a – Đã phát triển một cách đồng bộ những ngành kinh tế công thương nghiệp và tiền tệ ngân hàng Nhật Bản đã chuẩn bị cho mình những điều kiện cạnh tranh một cách toàn diện.
b – Nhật Bản chú ý công nghiệp nặng, đồng thời phát triển công nghiệp nhẹ một cách tương ứng như các ngành dệt tơ, vải, làm đổ sử, thuốc lá, chè .
c – Việc tham gia điều tiết của chính quyền, từng bước đem lại sức mạnh mới cho nền kinh tế. Công nghiệp tư nhân và công nghiệp quốc doanh đều được chú ý, và khi có thể, vì sự phát triển chung. nhà nước bán nhà máy cho tư nhân.
d – Nhật Bản thời Minh Trị có khuynh hướng quan tâm hơn đến công nghiệp quân sự và kết quả của những cuộc chiến tranh tạo thêm điều kiện cho chủ nghĩa quân phiệt Nhật phát triển.
2. Sự phát triển kinh tế đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản gắn liền với các cuộc chiến tranh thể hiện rõ đường lối phát triển đế quốc quân sự của mình.
Nhật giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh Nhật – Trung (1895), là thành viên tham gia liên quân tám nước tư bản trấn áp Nghĩa hòa đoàn ở Trung Quốc (1899 – 1901). Vị trí tương ứng của Nhật Bản với các cường quốc tư bản dần dần được khẳng định. Giành được khoản tiền bồi thường chiến tranh, Nhật Bản có nguồn bổ sung quan trọng để đầu tư công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp quân sự.
Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí và quân trang thành những ngành mũi nhọn nhằm xây dựng một lực lượng quân sự mạnh để cạnh tranh và bành trướng.
Công nghiệp gang thép tăng trưởng mạnh vào năm 1901 khi khu gang thép Yawata hoàn thành. Riêng khu gang thép Yaoista đã sản xuất 53% sản lượng gang và 89% thép cho cả nước. Bảng thống kê cho ta thấy mức sản xuất gang thép đã tăng trưởng một cách nhanh chóng.
Tập đoàn Mitsui xây dựng cơ sở luyện thép ở Hokkaiđô. Sau chiến tranh Nhật-Nga (1905), công nghiệp sắt thép càng phát triển mạnh mẽ, thậm chí đầu tư sang cả Triều Tiên và Trung Quốc.
Ngành công nghiệp điện cũng phát triển mạnh. Năm 1902 chỉ có khoảng 60 công ti đến năm 1908 lên tới hơn 100 công ti
Nhật Bản vào năm 1910 hầu như đã đủ khả năng đóng những chiến hạm cỡ lớn của thế giới, đã tự trang bị phần lớn quân hạm của mình.
Với khát vọng tạo nên sức mạnh lớn cho công cuộc cạnh tranh, Nhật Bản dồn toàn lực của mình vào ngành công nghiệp nặng. Giá trị sản phẩm công nghiệp nặng chiếm quá nửa trong tổng sản phẩm quốc dân.
Mức phát triển công nghiệp nhẹ vào đầu thế kỉ XX cũng mạnh hơn so với trước. Ngành dệt và một số ngành khác có bị khủng hoảng vào thời kì chiến tranh Trung Quốc, nhưng chỉ sau một thời gian đình đốn, nghề dệt dẫn dẫn khôi phục và phát triển. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, kinh tế Nhật đã phát triển mạnh. Những công ty cổ phần bị phá sản hợp nhất thành những công ty lớn, tổ chức lũng đoạn kinh tế trở thành phổ biến và tạo nên sức mạnh mới. Những hiện tượng tập trung vốn thành những công ty lớn làm cho số lượng các công ty ít dần đi. Ví dụ ngành dệt vải lụa năm 1901 có 66 công ti, đến năm 1908 còn 36 công ti và nam 1913 còn 7 công từ. Trong các ngành dệt đay, sản xuất rượu, xã phòng, đường giấy…. cũng xuất hiện những hiện tượng tập trung vốn và mở rộng quy mô.
Tư bản ngân hàng ở Nhật cũng nhanh chóng tập trung. Vào đầu thế kỉ XX tập đoàn ngân hàng Mitsui, Mitsubishi lũng đoạn hơn 50% tổng số vốn. Sự phát triển tập trung theo khuynh hướng dung hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp là đặc trưng trong quan hệ điều hành sản xuất và huy động vốn của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn lũng đoạn. Quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị đang có xu hướng hợp lại lũng đoạn cả nền kinh tế lẫn chính trị ở Nhật Bản.
Nhật Bản vào đầu thế kỉ XX đã tham gia tích cực vào việc phân chia thị trường Triều Tiên và Trung Quốc. Sau năm 1895, những tập đoàn tư bản đã tăng cường xuất vốn ra nước ngoài, tiến hành khai thác tài nguyên, nhân lực với những điều kiện tốt nhằm tạo nên lợi nhuận tối đa, Nhật Bản lập các nhà máy đường. dệt vải và sản xuất các mặt hàng thiết dụng ở Đài Loan. Thượng Hải. Nhật cũng đặc biệt quan tâm đến việc kinh doanh đường sắt ở Trung Quốc, Triều Tiên, lập ngân hàng ở nước ngoài để tiện việc điều vốn kinh doanh khai thác.
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã tạo nên sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị để có thể tham gia vào cuộc tranh giành thị trường thế giới.