Cuộc cải cách tôn giáo của Canvanh ở Giơnevơ

Sau khi Durích thất bại, Giơnevơ trở thành một trung tâm mới của phong trào Cải cách tôn giáo với một học thuyết mới. 

Lúc bấy giờ, Giơnevơ chưa phải là một châu của Thụy Sĩ, mà chỉ mới là đất liên minh của Becnơ và Fribua. Tuy vậy, đây là một thành phố nằm trên điểm gặp gỡ của các đường giao thông từ Pháp, Neđéclan sang Italia, có nền công thương nghiệp tương đối phát triển, do đó mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã ra đời. Đồng thời, đây cũng là một thành phố tương đối tự do về chính trị. Chiếm ưu thế trong thành phố là tầng lớp thị dân mới, trong đó phần lớn là những người gốc Pháp và Italia di cư đến chưa lâu lắm. Do tình hình ấy Giơnevơ trở thành một nơi thu hút những người phải trốn tránh vì sự áp bức về kinh tế và tôn giáo.

Vào giữa thập kỉ 30 của thế kỉ XVI, ở Giơnevơ đang thực hành cuộc cải cách tôn giáo theo học thuyết của Dvingli. Các nghi thức tôn giáo cũ đều bãi bỏ, tổ chức Giáo hội cũ được thay đổi. Đồng thời ở đây cũng đang diễn ra cuộc đấu tranh xã hội mạnh mẽ. Phái Rửa tội lại'”‘ chiếm ưu thế trong các cuộc hội thảo tôn giáo, bình dân thành thị nổi dậy phá nhà thờ và tu viện. Chính quyền thành phố ra lệnh cấm các cuộc hội thảo tôn giáo, chống phái Rửa tội lại và đàn áp cuộc đấu tranh của thị dân. Trong hoàn cảnh ấy, Canvanh đến Giơnevơ và đến năm 1541 thì trở thành người lãnh đạo phong trào cải cách tôn giáo ở đó. 

Giăng Canvanh (Jean Calvin, 1509–1564) vốn là một người Pháp. Ông là con của một người làm thư kí ở toà Giám mục Noayông (Noyon) thuộc Picucđi. Lúc đầu, Canvanh học thần học ở Trường Đại học Pari, nhưng về sau, theo ý muốn của cha, ông đi học luật ở các trường đại học Oóclăng và Buốcgiờ. Trong thời kì học ở Pari, ông đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng Luthơ. Sau khi tốt nghiệp, ông làm nghề dạy học và viết văn, đến năm 1534 thì trở thành tín đồ Tôn giáo 

Ngay nam ấy, để tránh sự khủng bố của chính phủ Pháp, ông lãnh sang Xtơraxbua (Đức) rồi sang Baxen, và năm 1536 thì đến Giơnevơ. Năm 1538, do bị phản đối mạnh mẽ, các thủ lĩnh cải cách tôn giáo trong đó có Canvanh phải rời khỏi Giơnevơ. Đến năm 1540, khi phái cải cách chiếm ưu thế, Canvanh được chính quyền thành phố mời đến Giơnevơ để lãnh đạo phong trào Cải cách tôn giáo. Do đó, từ năm 1541 cho đến khi chết (1564), ông trở thành người đứng đầu về tôn giáo và chính trị ở Giơnevơ. 

Quan điểm tôn giáo và xã hội của Canvanh được trình bày một cách hệ thống trong tác phẩm Lời khuyên về sự tín ngưỡng đạo Kitô mà ông cho xuất bản ở Baxen năm 1536. 

Hạt nhân của học thuyết Canvanh là Thuyết định mệnh. Khác với Luthơ, Canvanh cho rằng số phận của mỗi người hoàn toàn do Chúa Trời quyết định. Số phận ấy không những không tuỳ thuộc vào ý muốn của con người mà mọi cố gắng của cá nhân hoặc sự cứu giúp của Giáo hội cũng không làm thay đổi được. Sở dĩ số phận con người được định sẵn như vậy là vì khi sáng tạo thế giới, Chúa Trời đã chia loài người ra làm hai loại là “dân chọn lọc” và “dân vứt bỏ”. Dân chọn lọc thì được sống sung sướng và sau khi chết thì được cứu vớt tức là được lên thiên đường, còn dân vứt bỏ thì phải chịu cảnh khổ cực và sẽ bị đày đoạ ở địa ngục. Trong hai loại đó, dân chọn lọc là số ít, còn dân vứt bỏ là số đông. Quyết định của chúa lựa chọn ai, vứt bỏ ai, con người không thể biết được, nhưng mỗi người có thể nhìn vào hoàn cảnh của mình trong cuộc sống để tự hiểu mình thuộc loại nào. 

Như vậy, về mặt tôn giáo, thuyết định mệnh của Canvanh đã phủ nhận vai trò của tầng lớp giáo sĩ và tác dụng của nghi thức lễ bái phiền phức của đạo Thiên chúa. Về mặt xã hội, học thuyết ấy đã che giấu bản chất bóc lột, lừa lọc của những kẻ giàu có và che giấu nguyên nhân thực sự của sự nghèo khổ, nhưng đồng thời nó cũng là động lực thôi thúc người ta phải tập trung tinh thần và nghị lực nhằm giành lấy cuộc sống giàu sang để chứng tỏ mình thuộc vào loại dân chọn lọc. Trong thực tế, Canvanh còn công khai khuyến khích việc kinh doanh làm giàu, không phản đối việc cho vay lấy lãi, trái lại ông căm ghét bệnh lười biếng xa xỉ, phản đối việc bố thí, ghét người đi ăn xin. Chính vì vậy, không những ông chủ trương đơn giản hoá các nghi thức tôn giáo, giảm bớt các ngày lễ, mà còn bỏ cả các trò vui chơi như ca hát, nhảy múa, diễn kịch, đánh bạc, vì những hình thức vui chơi ấy làm lãng phí thời gian và tiền bạc. 

Rõ ràng là quan điểm tôn giáo và quan điểm xã hội của Canvanh rất phù hợp với yêu cầu của giai cấp tư sản đang hình thành trong giai đoạn tích luỹ ban đầu của chủ nghĩa tử bản. Vì vậy, Ăngghen nói : 

“Cải cách của Canvanh đã đáp ứng được nhu cầu của giai cấp tư sản tiền tiến nhất hỏi đó. Học thuyết về định mệnh của ông là biểu hiện tôn giáo của một sự thật là trong thế giới buôn bán của cạnh tranh, thành công hay thất bại không phải do hoạt động cũng không phải do khéo léo của người ta mà là do những hoàn cảnh độc lập đối với sự kiểm soát của người ta. Những hoàn cảnh đó không phụ thuộc vào ý muốn hay hành động của ai cả ; nó bị những thế lực kinh tế bên trên và vô hình bắt sao chịu vậy…” 

Giáo hội Canvanh được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ. Giáo hội ấy không những không lệ thuộc vào Giáo hoàng Rôma như giáo hội Thiên chúa mà cũng không lệ thuộc vào vương công như giáo hội Luthơ. Đơn vị cơ sở của giáo hội là các công xã tàn giáo. Những người phụ trách mọi – công việc trong công xã là mục sư giữ nhiệm vụ giảng đạo, còn các trưởng lão thì quản lí công việc hành chính của công xã. Tất nhiên, những người được bầu ra là những người giàu có nhất, do đó, là những người được coi là thuộc loại dân chọn lọc. Giáo hội trung ương do hội nghị tôn giáo tức là hội nghị đại biểu cả nước được triệu tập định kì bầu ra gồm 5 mục sư và 12 trưởng lão. Những nhân vật ấy cũng phụ trách các công việc trong chính quyền. Hội đồng thành phố phải phục tùng giáo hội một cách tuyệt đối. Như vậy, Giáo hội Canvanh thực tế đã đóng vai trò một chính quyền thế tục, và tính chất dân chủ của Giáo hội đã ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của chính quyền nhà nước, Ăngghen nói : 

“Chế độ Giáo hội của Canvanh có tính chất hoàn toàn dân chủ và cộng hoà ; và nơi nào mà giang sơn của Thượng để đã biến thành cộng hoà thì nơi đó giang sơn của thế gian này cũng không thể ở mãi dưới quyền thống trị của bọn quân chủ, bọn cố đạo và bọn lãnh chúa được.” 

Thế là dưới sự lãnh đạo của Canvanh, cuộc cải cách tôn giáo ở Giơnevơ đã thành công và Giơnevơ trở thành trung tâm của phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu. Tại đây đã thành lập một Học viện Tân giáo để đào tạo các nhà truyền đạo, rồi từ đó, họ được phái đến tất cả các nước châu Âu để hoạt động. Vì vậy, lúc bấy giờ Gimevợ được gọi là “Rôma của Tân giáo” 

Bản thân Canvanh, trong ngót một phần tư thế kỉ với tư cách là thủ lĩnh giáo hội và đồng thời là kẻ thống trị thực tế của thành phố, đã có uy quyền rất lớn. Mặc dầu đã chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn, Canvanh tỏ ra không thua kém các giáo hoàng Rôma về mặt tàn bạo trong việc đối xử với những người có quan điểm khác với mình, đặc biệt là đối với phái Rửa tội lại. Chính theo mệnh lệnh của Canvanh, 76 người đã bị trục xuất, 58 người bị xử tử, trong đó có Bác sĩ Misen Xecvê, một nhà bác học lớn – người bước đầu đã phát hiện ra sự tuần hoàn của máu(2). Vì sự chuyên quyền và tàn bạo ấy, Canvanh được gọi là “Giáo hoàng ở Giơnevơ”

Vừa chống Giáo hội Thiên chúa, vừa chống những đòi hỏi cải cách triệt để của quần chúng lao động, chủ trương của Canvanh về tôn giáo xã hội và chính trị tỏ ra vừa tầm với yêu cầu của giai cấp tư sản mới lên, do đó Tân giáo Canvanh đã truyền bá nhanh chóng ở nhiều nước châu Âu, nhất là những nơi có nền kinh tế công thương nghiệp phát triển như Nêđéclan, Anh, Pháp… Đặc biệt ở Neđéclan, học thuyết Canvanh đã được giai cấp tư sản sử dụng làm ngọn cờ để tập hợp quần chúng đấu tranh chống sự thống trị của phong kiến Tây Ban Nha. Vì vậy, nhận định về tính chất và ý nghĩa của cuộc cải cách tôn giáo của Canvanh, Ăngghen viết : 

“Với tính chất khúc chiết của người Pháp, Canvanh đã để lên hàng đầu tính chất tư sản của cuộc cải cách và làm cho nhà thờ có một vẻ mặt cộng hoà và dân chủ. Trong khi cuộc Cải cách của Luthơ ở Đức đã suy đổi và đã đưa nước đó đến chỗ điều tàn, thì cuộc cải cách của Canvanh đã trở thành lá cờ cho những người cộng hoà ở Giơnevơ, ở Hà Lan và Écotxơ, đã giải phóng Hà Lan khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha và của đế quốc Đức và đã cung cấp một bộ áo tư tưởng cho màn thứ hai của cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở Anh” 

Ở nước ta, Tần giáo Canvanh được gọi là đạo Tin lành. Đó là một từ dịch từ chữ Evangelisme có nghĩa là Tôn giáo Phúc âm (tin mừng).