Đêm trước cuộc cách mạng
1. Kinh tế tư bản chủ nghĩa và mâu thuẫn xã hội ở Trung Quốc
Sau khi chinh phục triều đình Mãn Thanh, các nước đế quốc thu hổ can thiệp vào nội chính và kinh tế của Trung Quốc. Bọn chúng không chỉ mượn tay nhà Thanh bóc lột nhân dân Trung Quốc mà đã xây dựng một số công xưởng, xí nghiệp trong các vùng tô giới. Sau chiến tranh Giáp Ngọ chúng được quyền xây dựng xí nghiệp, mở ngân hàng kinh doanh đường sắt, khai thác hầm mỏ một cách hợp pháp trên đất Trung Quốc.
Bằng cách cho chính phủ Mãn Thanh vay tiền, bọn đế quốc tăng cường đầu tư vào Trung Quốc. Năm 1895, Nga, Pháp cho Man Thanh vay 400 triệu phở răng. Năm 1896, Anh, Đức cho vay 16 triệu bảng Anh ; năm 1898 Anh, Đức lại cho vay thêm 16 triệu nữa… Đồng thời chúng còn trực tiếp kinh doanh ở Trung Quốc, lũng đoạn quyển xây dựng đường sắt và tích cực đầu tư khai thác hầm mỏ.
Ngoài ý muốn của giai cấp tư sản phương Tây, sự đầu tư của đế quốc đã kích thích chủ nghĩa tư bản Trung Quốc phát triển trên một chừng mực nhất định. Đầu thế kỉ XX, công nghiệp Trung Quốc tiến thêm một bước nữa, trong đó ngành dệt vẫn chiếm hàng đầu trong công nghiệp hiện đại của Trung Quốc. Trong những năm 1905-1910, từ sản Trung Quốc có 9 xưởng dệt. Công nghiệp tơ phát triển, nhất là từ năm 1895 đến 1912, có 97 xưởng, chỉ riêng vùng Thượng Hải năm 1912 có 49 xưởng, chiếm 1/2 tổng số xưởng tơ toàn quốc. Công nghiệp làm bột mì, thuốc lá, làm đường và các loại công nghiệp thực phẩm, làm giấy, làm kính, làm diêm cũng phát triển. Tư sản dân tộc cũng bắt đầu tham gia xây dựng công nghiệp dân dụng cho thành phố. Nhiều thành phố bắt đầu có xưởng bóng đèn điện, nhà máy nước lớn nhất là nhà máy nước Hán Khẩu xây dựng từ năm 1906, và nhà máy nước ở Bắc Kinh xây dựng năm 1908.
Về công nghiệp nặng, ngoài công nghiệp mỏ tương đối phát đạt, còn các ngành gang thép, chế tạo máy móc đều rất yếu.
Công nghiệp Trung Quốc tuy được xây dựng, nhưng quy mô rất nhỏ và vốn ít. Phần nhiều giá trị thiết bị của các công xưởng đều rất thấp, nhiều công xưởng tuy thuê nhiều công nhân, song vốn đầu tư thì lại rất ít, đặc biệt là các xưởng tơ và xưởng diêm, với các thiết bị rất đơn giản. Sản phẩm công nghiệp chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn giữ địa vị chi phối xã hội.
Tuy vậy, công nghiệp Trung Quốc trong giai đoạn này có phát triển đôi chút là vì thị trường hàng hóa của Trung Quốc dân dẫn được mở rộng. Đường sắt tăng nhanh, từ năm 1895 có 364km đến năm 1913 lên tới 9.618km, xe lửa chở hàng tăng gần gấp đôi, trọng tài các tàu thuyền vào càng tăng gấp 4 lần.
Trong thời gian này phong trào đấu tranh của quần chúng đòi thu hồi quyền lợi, xây dựng công nghiệp, chống sự xâm lược bằng kinh tế của đế quốc lên cao. Điều này, đã làm cho kinh tế tư bản chủ nghĩa của Trung Quốc có điều kiện phát triển nhanh.
Đồng thời, qua cuộc đấu tranh lâu dài của quần chúng nhân dân, nhà Thanh nhượng bộ đôi chút, tiến hành một số cải cách, trong đó có chính sách khuyến khích công thương nghiệp.
Sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc rất chậm chạp và què quật. Giai cấp tư sản mới ra đời đòi các nước đế quốc phải trả lại cho Trung Quốc nhiều quyền lợi, giai cấp phong kiến phải nới rộng các quy định về kinh tế và chính trị. Việc xây dựng đường sắt ở Trung Quốc đều do các nước tư bản chia nhau quản lí. Nhưng từ sau chiến tranh Trung – Nhật, người Trung Quốc, đặc biệt là giai cấp tư sản đã nhận thấy việc giành quyền xây dựng đường sắt là một điều quan trọng. Đồng thời đòi lại quyền khai thác hầm mỏ.
Đầu thế kỉ XX, cuộc đấu tranh chia xẻ đất đai thuộc địa giữa các đế quốc càng quyết liệt. Hiệp ước Tân Sửu đã làm cho nhà Thanh trở thành tên nô bộc trung thành của bọn đế quốc. Năm 1902-1903 một loạt các hiệp ước buôn bán được tiếp tục kí kết với các nước đế quốc càng đe dọa Trung Quốc.
Năm 1902, đế quốc Anh mượn có hiệp ước trước chưa đầy đủ nên buộc nhà Thanh kí một hiệp ước mới có lợi cho Anh hơn. Anh được nhập hàng vào Trung Quốc với mức thuế thấp nhất và hàng hóa chỉ đóng thuế một lần, được quyền tự do xây dựng công xưởng. Tiếp theo Anh, bọn Mỹ, Nhật cũng buộc nhà Thanh nhượng bộ nhiều quyền lợi buôn bán cho chúng. Nhờ những hiệp ước trên, thế lực kinh tế của bọn đế quốc ngày càng mạnh, chèn ép kinh tế Trung Quốc. Vốn đầu tư của ngoại quốc vào Trung Quốc ngày càng nhiều. Dần dần, bọn đế quốc nắm hết mạch sống kinh tế của Trung Quốc. Chúng khống chế hầu hết ngân hàng năm toàn bộ thị trường tiền tệ. Bọn chúng lại có âm mưu đưa vốn vào gây thế đứng trong các xí nghiệp của Trung Quốc. Chính vì vậy, một khi công xưởng của tư bản dân tộc Trung Quốc cần tiền, chúng cho vay để thu lợi nhuận, nhưng điều quan trọng là để có thể qua đó khống chế các công xưởng này.
Đối với quan hệ phong kiến, một số nhà tư bản vốn là địa chủ phong kiến chuyển thành, đem nguồn thu nhập hoa lợi của ruộng đất đầu tư vào công nghiệp, nhưng lại thường đem một số tiền sau khi kinh doanh công xưởng thu được chuyển về mua ruộng đất hay cho vay nặng lãi. Thêm vào đó, giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc không năm chính quyền, nên mỗi khi xây dựng công xưởng, chuyển hàng hóa, mua nguyên liệu, mở rộng sản xuất v.v… đều phải được chính quyền phong kiến đồng ý và nhờ nó bảo vệ quyền lợi. Có nhiều công xưởng lớn do quan lại kinh doanh, họ vừa là chủ tư bản, vừa là quan lại phong kiến. Điều này nói rõ giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc có nhiều quan hệ ràng buộc với phong kiến về kinh tế, chính trị và xã hội.
Như vậy, giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc, một mặt bị để quốc, phong kiến áp bức nên có tinh thần bài đế, phản phong. Song mặt khác, giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc lại có mối quan hệ mật thiết với đế quốc và phong kiến, cho nên nó có mặt thỏa hiệp, dao động trong đấu tranh.
2. Tôn Trung Sơn và cương lĩnh cách mạng
Tôn Trung Sơn là lãnh tụ kiệt xuất của phong trào cách mạng dân chủ tư sản Trung Quốc. Ông sinh năm 1866 ở tỉnh. Quảng Đồng trong một gia đình nông dân. Năm 13 tuổi, ông đến học ở Honolulu (Hawaii) vì có người anh buôn bán ở đấy. Sau đó ông tiếp tục học ở Hương Cảng rồi học y khoa ở Quảng Châu. Ở đó, ông có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng dân chủ Tây Âu một cách có hệ thống. Đứng trước nguy cơ dân tộc ngày càng trầm trọng, ông nhìn thấy rõ sự thối nát của chính quyền Mãn Thanh, sớm nảy nở tư tưởng lật đổ triều Thanh, xây dựng một xã hội mới.
Tháng 11 năm 1894, Tồn Trung Sơn sáng lập hội cách mạng đầu tiên ở Honolulu là Hưng Trung hội, đoàn thể cách mạng sớm nhất của giai cấp tư sản Trung Quốc.
Cương lĩnh của Hưng Trung hội không để ra một cách rõ ràng mục tiêu cụ thể. Họ chỉ nêu lên là làm cho phú quốc cường bình”, “chấn hưng Trung Hoa”, “duy trì quốc thể” v.v… Nhưng trong lời thể của hội viên khi gia nhập hội lại khá rõ ràng : “Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, lập chính phủ hợp quần”. Đây là một khẩu hiệu có tính chất cương lĩnh chính trị của giai cấp tư sản Trung Quốc. Nó không chỉ tuyên bố phải lật đổ chính quyền Mãn Thanh, mà còn để ra cấn lập một chính thể dân chủ Hưng Trung hội được thành lập, những người cách mạng dân chủ bắt đầu có chính đăng của mình.
Nhân lúc phong trào quần chúng nhân dân cả nước căm giận nhà Thanh kí hiệp ước đầu hàng Ma Quan ngày 26-10-1895, Tồn Trung Sơn định tổ chức khởi nghĩa ở Quảng Châu. Nhưng kế hoạch bị lộ, bọn quan lại nhà Thanh trấn áp, tầm nã những hội viên cách mạng. Tôn Trung Sơn cùng các lãnh tụ của hội phải trốn ra nước ngoài. Ông qua Nhật, Honolulu, Mi, Anh v.v… tuyên truyền cách mạng trong Hoa kiểu. Cuộc hành trình dài của Tôn Trung Sơn đã cho phép ông tiếp xúc với xã hội Âu Mỹ, tìm hiểu nó và phát hiện những điều mới lạ.
Đến khi phong trào Nghĩa hòa đoàn bùng nổ, cao trào cách mạng dâng lên khắp nơi. Hưng Trung hội và các lãnh tụ của nó sau một thời gian phiêu bạt nước ngoài lại trở về nước tổ chức khởi nghĩa Quảng Châu lần thứ hai. Nhưng cuộc khởi nghĩa này cũng bị thất bại, nhiều chiến sĩ cách mạng bị bắt giết.
Hoạt động của Hưng Trung hội một lần nữa lại gặp nhiều khó khăn trước sự trấn áp của kẻ thù. Hưng Trung hội vẫn hoạt động và phát triển trong từng lớp tiểu tư sản, tư sản học sinh. Nhưng đến lúc này đã có nhiều tổ chức cách mạng khác của giai cấp tư sản và tiểu tư sản ra đời như Quang Phục hội và Hoa Trung hội.
Hạ tuần tháng 7 năm 1905, Tôn Trung Sơn, Hoàng Hưng triệu tập hội nghị thống nhất ở Tokyo gồm đại biểu ba tổ chức Hưng Trung hội, Quang Phục hội, Hoa Hưng hội, thảo luận việc thành lập chính đảng cách mạng lấy tên là “Trung quốc Đồng Minh hội”. Cuộc hội nghị này có 60-70 đại biểu của 18 tỉnh trong nước tham gia, Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng I. Ngày 18-9-1905, đại hội chính thức thành lập Đồng Minh hội gồm hơn 300 đại biểu được tổ chức ở Tokyo.
Về tổ chức, Đồng Minh hội là chính đảng do giai cấp tư sản lãnh đạo. Tham gia tổ chức này có tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh cùng với một số ít phản tử công nông nhưng đông nhất vẫn là trí thức tư sản và tiểu tư sản. So với các tổ chức cách mạng trước, thì Đồng Minh hội có tiến bộ về nhiều mặt : có nhiều hội viên trong nước hơn, vượt xa tính chất cục bộ địa phương, trở thành một tổ chức có tính chất toàn quốc, nơi nào cũng có đại biểu, cơ cấu lãnh đạo thống nhất và có cương lĩnh chính trị.
Cương lĩnh chính trị của Đồng Minh hội dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là dân tộc độc lập, dẫn quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Mục tiêu đấu tranh là : “Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa ; Thành lập Dân quốc ; Bình quân địa quyền, nêu lên 3 nhiệm vụ : lật đổ triều đại Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.
Trong ba điều trên thì việc để ra thành lập nước Trung Hoa Dân quốc và bình quân địa quyền là cống hiến vĩ đại của Đồng Minh hội và Tôn Trung Sơn đối với lịch sử Trung Quốc.
Trong ý nghĩ của những người đương thời thì điều quan trọng nhất vẫn là lật đổ chính quyền Mãn Thanh. Những nhà cách mạng cho rằng sự tồn tại của chính quyền Mãn Thanh là nguyên nhân gây ra sự lạc hậu, yếu hèn của Trung Quốc. Nhà Thanh đầu hàng đế quốc và ngăn trở mọi sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc, nên trước hết phải lật đổ chính quyền Mãn Thanh.
Cuộc cách mạng Tân Hợi nêu lên khẩu hiệu chống Mãn rõ ràng có tác dụng to lớn. Lúc bấy giờ có rất nhiều người cảm giận Man Thanh vì chính quyển này đổi nội thì thi hành chính sách chia rẽ dân tộc, đối ngoại thì yếu hèn khuất phục đế quốc.
Nhưng khẩu hiệu này còn có mặt hạn chế ở chỗ không nêu cao ý thức dân tộc chống đế quốc, là kẻ thù chính của nhân dân Trung Quốc lúc bấy giờ, mà lại chia mũi nhọn vào cuộc đấu tranh chống người Mãn đang thống trị. Nó bỏ qua kẻ thù thực sự của dân tộc là bọn đế quốc. Sự sai lầm to lớn có tính chất chiến lược này làm cho cách mạng Trung Quốc bị thiệt hại rất nhiều.
Dưới sự lãnh đạo của Đồng Minh hội, phong trào cách mạng phát triển thêm một bước. Tôn Trung Sơn và nhiều nhà hoạt động cách mạng đã tích cực tiến hành tổ chức khởi nghĩa vũ trang. Miến Nam Trung Quốc, nơi có truyền thống cách mạng đã được Đồng Minh hội chọn làm nơi phát động các cuộc khởi nghĩa cách mạng của mình.