Trung Quốc sau cách mạng Tân Hợi
Sau khi Viên Thế Khải lên làm Tổng thống, những thủ lĩnh phái cách mạng như Tổng Giáo Nhân, Hoàng Hưng vv… đều mơ tưởng là sẽ thực hiện chế độ dân chủ cộng hòa tư sản dưới sự thống trị của Viên. Đồng Minh hội cải tổ thành Quốc dân đảng, hi vọng sẽ thông qua Quốc hội hạn chế quyền lực của Viên Thế Khải.
Tháng 4-1913 Quốc hội họp. Trong Quốc hội, Quốc dân đảng chiếm đa số ghế. Để đối phó với tình trạng trên. Viên Thế Khải mua chuộc phái quan liêu, tổ chức Đảng tiến bộ để chống lại Quốc dân đảng, đồng thời bổ sung quân đội, chuẩn bị dùng công cụ bạo lực để tiêu diệt phái cách mạng Viên Thế Khải tìm cách dựa vào bọn đế quốc. Các nước đế quốc đều có âm mưu giúp Viên Thế Khải tiêu diệt cách mạng. Ngân hàng năm nước Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga cho Viên vay 25.000.000 bảng để chống những người cách mạng. Để bảo đảm việc trả nợ “ngân hàng năm nước, Viên đem quyển giảm sát tài chính của Trung Quốc giao cho tổ chức này.
Việc Viên Thế Khải sai người ám sát Tống Giáo Nhân, và việc câu kết với nước ngoài đã phơi trần bộ mặt phản bội của y. Tôn Trung Sơn liên tuyên bố chống Viên Thế Khải. Cuộc cách mạng lần thứ II bắt đầu. Tuy nhiên trong đảng có nhiều phái, một số người ủng hộ Tôn Trung Sơn phát động đấu tranh ; một số khác cho rằng không có quân đội, súng ống thì đấu tranh khó thắng lợi ; phái thỏa hiệp không dám từ bỏ ghế của họ trong Quốc hội. Thấy nội bộ Quốc dân đảng không thống nhất, Viên liên kiên quyết tấn công. Trong không đẩy hai tháng, cuộc cách mạng lần thứ II hoàn toàn thất bại. Quân Viên Thế Khải nắm được khu vực Trường Giang và Châu Giang. Tôn Trung Sơn phải bỏ sang Nhật
Sau khi trấn áp cuộc cách mạng lần thứ II, Viên Thế Khải tiến thêm một bước, bắt Quốc hội thừa nhận y là Đại tổng thống chính thức vào năm 1913. Để bảo đảm địa vị của mình, Viên Thế Khải ra lệnh trục xuất nghị viên Quốc dân đảng ra khỏi Quốc hội.
Đầu năm 1914 Viên giải tán Quốc hội, sau đó không lâu, xé nốt *Ước pháp làm thời” và xây dựng nên thống trị độc tài của tập đoàn quan liêu, quân phiệt, đại địa chủ tư bản.
Năm 1914, cuộc chiến tranh thế giới bùng nổ, các đế quốc phương Tây bận chiến tranh nên Nhật Bản nhân cơ hội đó muốn xông vào độc chiếm mảnh đất béo bở này. Nhật mượn cớ tuyên chiến với Đức, đưa quân đổ bộ lên Sơn Đông, chiếm vùng Giao Châu Loan và nắm lấy đường sắt Giao Tế.
Tháng 1 năm 1915, Nhật để ra 21 điều yêu sách với chính phủ Viên Thế Khải, coi đó là điều kiện để Nhật thừa nhận Viên Thế Khải lên ngôi vua.
Nội dung cơ bản của 21 điều yêu sách là : đem quyền lợi ở vùng Sơn Đông trước kia thuộc Đức nay chuyển cho Nhật ; thừa nhận độc quyền của Nhật ở Liêu Ninh, Cát Lâm và Đông Nội Mông, cho phép Nhật hùn vốn kinh doanh khai thác mỏ sắt ở Đại Trị, Hổ Bắc, mỏ than ở Bình Hương, Giang Tây ; những đảo, cửa biển chỉ được cho Nhật thuê ; mời người Nhật làm cố vấn chính trị, kinh tế, quân sự, binh công xưởng do hai nước Nhật-Trung cùng xây dựng . Nhật có đặc quyền xây dựng đường sắt, khai mô ở Phúc Kiến ; Trung-Nhật cùng quản lý lực lượng cảnh sát địa phương v.v….
21 yêu sách thực ra là biện pháp cụ thể để Nhật có thể nắm chắc Trung Quốc, biến thành thuộc địa. Nhân dân Trung Quốc khắp nơi đều phản đối, tung truyền đơn, diễn thuyết, tẩy chay hàng Nhật, biểu lộ thái độ chống Nhật, chống Viên Thế Khai. Nhưng Viên đã chấp nhận tất cả 21 điều yêu sách và thẳng tay đàn áp quần chúng nhân dân. Viên ráo riết chuẩn bị dư luận để lập nên quân chủ lập hiến và tuyên bố làm hoàng đế.
Năm 1914, Tồn Trung Sơn lập ra “Đảng Cách mạng Trung Hoa”, tuyên bố chống Viên Thế Khải, hiệu triệu nhân dân lạt đỡ Viên Thế Khải. Hưởng ứng lời hiệu triệu của Tôn Trung Sơn, các tỉnh Vân Nam, Hổ Nam, Tứ Xuyên v.v… đều có phong trào chống Viên Thế Khải. Tháng 12 năm 1915, Vân Nam tuyên bố độc lập và thành lập đạo quân “giữ nước” để chống Viên Thế Khải.
Sau khi Văn Nam tuyên bố độc lập, Viên Thế Khải điều động hơn 10 vạn quân đi trấn áp. Nhưng quân đội không ủng hộ y, nên luôn luôn bị thất bại. Nhật Bản thấy vậy cũng bỏ Viên Thế Khải. Năm 1916, Viên đành phải tuyên bố thủ tiêu nền đế chế, hòng giữ lại chức Tổng thống. Nhưng sau đó, Viên Thế Khải chết.
Sau khi Viên Thể Khai chết, Lê Nguyên Hồng lên làm Tổng thống Đoàn Kỳ Thụy làm Tổng lí. Họ khôi phục “Ước pháp làm thời”, triệu tập lại Quốc hội. Đoàn Kỳ Thụy nắm quyền quân sự, có lực lượng hùng hậu trong câu kết với Nhật.
Nhân cơ hội các nước đế quốc phương Tây bận chiến tranh thế giới, Nhật Bản lợi dụng con bài Đoàn Kỳ Thụy và sự ham muốn quyền lực của y để khống chế Chính phủ Bắc Kinh, loại bỏ Lê Nguyên Hồng Nhật Bản cho Chính phủ Đoàn Kỳ Thụy 5 tỉ đô la để tiến hành nội chiến. Đổi lại, các quyền kinh doanh đường sắt, hãm mỏ, khai thác rừng, ngân hàng, tài chính vv… đều thuộc về Nhật Bản. Cùng lúc đó, Đoàn Kỳ Thụy kí hiệp ước quân sự với Nhật Bản, bán rẻ những bí mật quốc phòng, nhận cố vấn quân sự Nhật, và đặt toàn bộ miền Đông bắc Trung Quốc dưới sự khống chế của Nhật Bản.
Lúc này, đế quốc Mĩ một mặt tạm thời thỏa hiệp với Nhật Bản, một mặt tìm cách xâm nhập Trung Quốc. Tháng 11-1917, Mĩ – Nhật đã kí hiệp ước về quyền lợi, Mĩ thừa nhận đặc quyền của Nhật và Nhật công nhận Mĩ được hưởng lợi ích mở cửa” và “cơ hội bình đảng” ở Trung Quốc.
Đất nước Trung Quốc trong những năm 20 của thế kỉ XX như một bức tranh hồn chiến. Bọn quân phiệt chia cắt thành các khu vực, đế quốc phân chia thế lực, nhân dân Trung Quốc quản quại trong tủi nhục của một dân tộc đói nghèo, bị áp bức. Sứ mệnh cứu dân tộc thật lớn lao, con đường giải phóng dẫn đến hạnh phúc ấm no chỉ có thể do giai cấp công nhân đảm nhiệm. Đó chính là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Trung Quốc phải gánh vác trước dân tộc.