Cách mạng Tân Hợi bùng nổ
1. Phong trào bảo vệ đường sắt – ngòi lửa cách mạng
Phong trào bảo vệ đường sắt là phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân lúc bấy giờ đòi thu hồi quyền lợi của dân tộc. Từ năm 1903, các phản cách mạng trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản được lôi cuốn vào phong trào này ; và đỉnh cao của nó là phong trào đòi thu hổi đường sắt Việt-Hán và Xuyên Hán. Đường sắt Việt-Hán từ Quảng Đông qua Hổ Nam, Hổ Bắc nối liền đường sắt Kinh Hán, chạy dài suốt Nam – Bắc : đường sắt Xuyên Hán chạy qua Tây Nam, đi sâu vào Tây nam Trung Quốc. Đó là hai con đường quan trọng mà bọn đế quốc muốn chiếm lấy. Chúng tìm mọi cách để nắm quyền lũng đoạn giao thông của Trung Quốc. Năm 1898, Mĩ đã giành được quyền kinh doanh đường sắt Việt-Hán và kí với chính phủ Man Thanh điều ước nhằm tăng thêm quyền khống chế của Mỹ.
Việc chính phủ Mãn Thanh bán rẻ quyền lợi đường sắt đã gây nên một làn sóng cảm phản công khai trong quán chúng nhân dân và trong tầng lớp tư sản. Nhân dân tẩy chay hàng Mỹ, đòi chính phủ xóa bỏ điều ước đã ký với Mỹ. Phong trào đấu tranh của quần chúng lên cao buộc Mỹ phải nhượng bộ, đồng ý xóa bỏ điều ước nhưng đòi phải bồi thường 6.750.000 đô la. Tổng đốc Lưỡng Hổ Trương Chi Động tuy biết khoản tiền đó quả lớn, nhưng vì sợ đế quốc, lại sợ kéo dài thời gian thì phong trào nhân dân lan rộng nên đã chấp thuận bồi thường. Trương Chi Động vay tiền của Anh để bồi thường cho Mỹ.
Nhưng về cơ bản, nhà Thanh vẫn theo đuổi chính sách đấu hàng đế quốc. Ngày 9-5 Mãn Thanh ban bố sắc lệnh “quốc hữu hóa đường sắt” và ký hợp đồng kinh doanh đường sắt Việt-Hán và Xuyên Hán với bốn nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức. Chính sách đó gây nên làn sóng căm phẫn trong các tầng lớp nhân dân. Đầu tiên, thân sĩ và thương nhân Hổ Nam nổi lên phản đối, rồi đến Hổ Bắc, Quảng Châu. Phong trào lan ra các nơi. Các hội viên của Đồng Minh hội cũng tích cực cổ động phong trào của quần chúng nhân dân, lưu học sinh ở Nhật tuyên bố bảo vệ đường sắt đến cùng : “Đường còn, ta còn ; đường mất, ta chết theo đường”.
Bọn phong kiến Mãn Thanh trấn áp phong trào quyết liệt, cấm báo chí, giải tán các hội đồng bảo vệ đường sắt và ra sắc lệnh xử từ những ai chống lại biện pháp quốc hữu hóa đường sắt. Phong trào ngày càng lan rộng. Khi phong trào phát triển đến đất Tử Xuyên thì càng mạnh mẽ hơn, các hội bảo vệ đường sắt được tổ chức rộng rãi, số người tham gia lên đến hàng vạn. Nhưng khi phong trào đã lên cao, chuyển thành bãi thị bài khóa thì ngay những thủ lĩnh của phong trào thuộc phải lập hiến cũng rất lo sợ. Họ vội ra lệnh cấm chỉ bãi thị, không được tụ tập diễn thuyết, bạo động, phá giáo đường, làm nhục các quan, tất cả các cửa hàng lương thực, dấu, muối, củi, gạo phải bán như thường lệ. Bất chấp những lợi lẽ ngăn chặn của thủ lĩnh lập hiến, phong trào quần chúng nhân dân ở Tứ Xuyên vẫn lên cao. Ngày 7-9, Triệu Nhĩ Phong phải người đến công ty đường sắt nói dối là có tin đáng mừng từ Bắc Kinh về, mời các thủ lĩnh trong hội bảo vệ đường sắt đến dinh tổng đốc thương lượng. Nhân cơ hội đó, Triệu Nhi Phong bất tất cả các thủ lĩnh của phong trào.
Nhân dân Thành Đô thấy vậy rất cảm phẫn, phút chốc đã có hàng vạn người kéo đến dinh tổng đốc thị uy.
Triệu Nhĩ Phong ra lệnh cho quân lính nổ súng vào đám biểu tình, kỵ binh xông vào đám đông bắn chết 32 người và làm bị thương nhiều người. Mặc dù phong trào bị bọn quan lại Mãn Thanh đàn áp dã man, song nhân dân vẫn không chịu khuất phục, trái lại phong trào càng phát triển cao hơn.
Phong trào bãi khóa, bãi thị lan rộng ra toàn Tử Xuyên, về sau phát triển mạnh thành cuộc khởi nghĩa Thành Đô. Cuộc khởi nghĩa ở Thành Đô do phái cách mạng tuyên truyền tổ chức đã động viên được hàng vạn người tham gia. Triều đình nhà Thanh hoang mang vội đem quân từ Hổ Bắc về trấn áp phong trào Tứ Xuyên. Nhưng lúc đó, cách mạng đã bùng nổ ở Vũ Xương.
2. Khởi nghĩa Vũ Xương bùng nổ
Ngày 10 tháng 10 năm 1911, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương, tuy đột ngột, nhưng không phải là ngẫu nhiên. Đấy là kết quả của một cuộc vận động lâu dài của các đảng phái cách mạng.
Cuộc khởi nghĩa Vũ Xương do hai đoàn thể cách mạng là Văn học xã và Cộng tiến hội lãnh đạo. Cộng tiến hội thành lập năm 1907 ở vùng Tương Ngạc, Văn học xã được tổ chức vào đầu năm 1911 ở vùng Hổ Quảng. Hai đoàn thể cách mạng này đều do những phần tử của Đồng Minh hội tổ chức, nên chính cương hoạt động của họ cũng không khác chính cương của Đồng Minh hội.
Ngày 10 tháng 10, quân đội ở Vũ Xương đã tự động đứng lên khởi nghĩa, đánh chiếm Vũ Xương ngay trong đêm hôm đó và chỉ hai ngày sau chiếm được Hán Khẩu và Hán Dương.
Ngày 11 tháng 10, các thủ lĩnh cách mạng cùng với các đại biểu phái lập hiến họp thảo luận việc tổ chức quân chính phủ và lập chính phủ. Hội nghị đã quyết định đổi quốc hiệu là “Trung Hoa Dân quốc”, kêu gọi đánh đổ chính phủ Mãn Thanh, đồng thời tuyên bố với lãnh sự các nước ở Hán Khẩu là quân chính phủ sẽ tồn trọng mọi quyền lợi và đặc quyền của nước ngoài ở Trung Quốc.
Cuộc khởi nghĩa Và Xương thành công một cách nhanh chóng quá sức tưởng tượng của phái cách mạng Ngay cả Tôn Trung Sơn lúc này đang ở Mĩ và Hoàng Hưng đang ở Hương Cảng cũng lấy làm ngạc nhiên. Những người cách mạng lãnh đạo trực tiếp cuộc khởi nghĩa vì thiếu tự tin nên không nắm lấy quyền chỉ huy quân chính phủ. Họ trao cho Lê Nguyên Hồng thuộc phái lập hiến chức vụ chỉ huy quân chính phủ. Do đó thành quả cách mạng rất nhanh chóng bị phái lập hiến chiếm hết.
3. Phong trào khởi nghĩa ở các tỉnh
Sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Vũ Xương không phải là ngẫu nhiên, mà đó là kết quả của phong trào cách mạng toàn quốc nổi chung và phong trào ở Hổ Bắc, Hổ Nam nói riêng. Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Vũ Xương, các tỉnh lần lượt nổi dậy. Trong tháng 10, các tỉnh Hồ Nam, Thiểm Tây, Giang Tây, Sơn Đông hoặc khởi nghĩa giành chính quyền, hoặc tuyên bố độc lập. Đến tháng 11, Thượng Hải, An Huy, Quý Châu, Giang Tô, Triết Giang, Quảng Đông. Phúc Kiến, Quảng Tây, Tứ Xuyên cũng đều tuyên bố độc lập. Quân cách mạng đã nắm được nhiều thành phố quan trọng về chính trị cũng như về kinh tế.
Như vậy, quân cách mạng trong một thời gian ngắn đã trực tiếp hay gián tiếp làm tan rã đế quốc Mãn Thanh rộng lớn. Bọn Mãn Thanh chỉ còn khống chế mấy tỉnh miền Bắc mà số phận của nó cũng rất mong manh. Nhưng về phía cách mạng, một đặc điểm nổi bật lúc bấy giờ là chính quyền khắp nơi đều bị phái lập hiến năm như ở Vũ Xương. Văn Nam, Tứ Xuyên vv… Cũng có nơi như Hồ Nam, quân cách mạng do Tiêu Đạt Phong lãnh đạo đánh chiếm Trường Sa. Nhưng sau đó bọn lập hiến đã làm cuộc chính biến, giết Tiêu Đạt Phong và các lãnh tụ cách mạng, chiếm lấy chính quyền.
Vì thế, ở hầu hết các nơi, chính quyền cách mạng đều ở trong tay phái lập hiến. Nguyên nhân chủ yếu là lúc bấy giờ lực lượng của phái lập hiến mạnh hơn nhiều. Đầu đầu, phái lập hiến cũng chui được vào hàng nga cách mạng và giành lấy thành quả cách mạng
4. Chính phủ Nam Kinh thành lập
Đầu tháng 11 năm 1911, hầu hết các tỉnh Trung và Nam Trung Quốc đều đứng dậy khởi nghĩa và giành được chính quyền. Yêu cầu của quán chúng lúc bấy giờ là tổ chức một chính phủ trung ương. Ngày 15 tháng 11 đại biểu các tỉnh về Thượng Hải họp “Hội nghị đại biểu đô đốc phủ các tỉnh”. Nhưng cuộc họp đến ngày 24 tháng 11 lại rời về Và Xương Và Xương bị vây, hội nghị phải họp trong tổ giới Anh ở Hán Khẩu.
Qua 4 ngày thảo luận, hội nghị đã thông qua chương trình tổ chức chính phủ lâm thời Trung Hoa Dân quốc”, quy định quyền hạn và cách thức tổ chức cơ quan hành chính của chính phủ, quy định việc bầu cử Tổng thống lâm thời và quyền hạn của Tổng thống. Do sự thỏa hiệp của phái lập hiến, hội nghị ra quyết nghị là nếu Viên Thế Khải lật đổ được triều đình Mãn Thanh thì sẽ được bầu làm đại Tổng thống.
Ngày 2 tháng 12, quân cách mạng chiếm được Nam Kinh, hội nghị liên dời về Nam Kinh để bầu đại Tổng thống, lập chính phủ lâm thời. Thế cách mạng đang lên, Viên Thế Khải thấy đã đến lúc có thể gây sức ép với triều Mãn Thanh và lợi dụng cách mạng. Ông ta cho người đến báo với hội nghị tán thành cộng hòa nên hội nghị liên hoãn việc bầu tổng thống để chờ Viên Thế Khải.
Ngày 25 tháng 12, Tôn Trung Sơn mới từ Mỹ về nước. Đến Thượng Hải, ông liền triệu tập hội nghị những người lãnh đạo Đồng Minh hội thảo luận việc xây dựng quốc gia, và biện pháp thực hiện quyền dân chủ. Việc Tồn Trung Sơn về nước và hoạt động của ông đã đem đến cho phái cách mạng dũng khí đấu tranh. Ngày 20, đại biểu của 17 tỉnh họp và bầu Tôn Trung Sơn làm đại Tổng thống lâm thời.
Ngày 1 tháng 1 năm 1912, Tôn Trung Sơn tuyên thệ nhậm chức đại Tổng thống lâm thời và lấy năm 1912 là năm Trung Hoa Dân quốc thứ nhất. Chính phủ lâm thời của nước Cộng hòa tư sản đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc ra đời có ý nghĩa lớn lao, đánh dấu một giai đoạn mới của lịch sử Trung Quốc. Nên đế chế phong kiến mấy ngàn năm của Trung Quốc sụp đổ.
5. Viên Thế Khải âm mưu cướp thành quả cách mạng
Nhà Thanh ngay từ đầu đã phái nhiều tướng lĩnh và hàng vạn quân đi dập tắt cách mạng. Song trước khí thế đang lên của quần chúng bọn tướng lĩnh bất tài và quân lính bạc nhược của chúng không đem lại kết quả gì. Triều đình Mãn Thanh liền nghỉ đến Viên Thế Khải, một tên quân phiệt có nhiều kinh nghiệm đàn áp đang dưỡng bệnh ở Hà Nam. Chúng với Viên Thế Khải ra lãnh trách nhiệm trấn áp cách mạng, hòng cứu văn tình thế sắp sụp đổ của triều đình Mãn Thanh.
Viên Thế Khải từ lâu đã có âm mưu nắm quyền, nhân cơ hội triều đình Mãn Thanh khủng hoảng, liên Viên làm Tổng lí nội các (Thủ tướng chính phủ).
Viên Thế Khải hạ lệnh tấn công Hán Khẩu. Ngày 2 tháng 11, quân phản cách mạng chiếm Hán Khẩu, sau đó bao vây Và Xương. Ngày 12 tháng 11, Viên Thế Khải vào Bắc Kinh tổ chức nội các và chính quyền quân phiệt được đặt nền móng từ đây. Viên một mặt tấn công cách mạng để uy hiếp phải lập hiến và những phản tử cách mạng non yếu, mặt khác tìm cách câu kết với phái lập hiến để cướp đoạt thành quả cách mạng. Viên dùng cách mạng để dọa nạt nhà Thanh và dùng quân sự trong tay để uy hiếp cách mạng. Khi được tin cách mạng sẽ nhường chức đại tổng thống. Viên liên tìm mọi cách tấn công vào chính quyền mới thành lập. Bọn phản cách mạng và đế quốc công kích Tôn Trung Sơn không công nhận Chính phủ cộng hòa, thu hết quan thuế, gây khó khăn về kinh tế cho phải cách mạng.
Tôn Trung Sơn là nhà cách mạng dân chủ, nhưng kinh nghiệm đấu tranh cách mạng còn thiếu, chưa nhận rõ được bộ mặt phản động của bọn lập hiến và đế quốc. Ông cũng cho rằng làm Tổng thống là tham quyền đoạt vị. Khi mới về nước, nghe tin Lê Nguyên Hồng làm Tổng thống, ông cũng cho là được, sau Lê Nguyên Hồng muốn nhường cho Viên Thế Khải, ông cũng đồng ý.
Vua Mãn Thanh buộc phải thoái vị ngày 12-2-1912. Ngày 13, Viên Thế Khải điện cho Tôn Trung Sơn và Lê Nguyên Hồng biết “công lao” của ông ta, có ý thức ép Tôn Trung Sơn từ chức Tổng thống. Sau khi tiếp được điện báo của Viên, Tồn Trung Sơn liên từ chức Đại Tổng thống lâm thời. Viên Thế Khải được bầu làm Đại tổng thống. Lê Nguyên Hồng làm Phó tổng thống.
6. Chính phủ lâm thời dời lên Bắc Kinh
Tôn Trung Sơn khi từ chức Đại Tổng thống lâm thời đã đề ra ba điều kiện :
- Chính phủ lâm thời phải đóng ở Nam Kinh, không được thay đại biểu.
- Tổng thống mới được cử ra phải đến Nam Kinh nhận chức, Tồn Trung Sơn và Chính phủ của ông mới thôi chức.
- Tổng thống mới phải tuân theo ước pháp của Chính phủ lâm thời do Tham nghị viện định ra, những điều luật và quy chế đã công bố vẫn tiếp tục có giá trị.
Tôn Trung Sơn để ra ba điều kiện trên, nhằm hạn chế Viên Thế Khải phục hồi chế độ cũ và bảo vệ chế độ cộng hòa tư sản.
Mặc dù vậy, Tồn Trung Sơn và phải cách mạng của ông cùng vẫn bị bọn Viên Thế Khải giành mất thành quả cách mạng.
Viên Thế Khải cho tay sai gây ra những vụ hỗn loạn ở Bắc Kinh và các nơi khác, rối vin vào có đó không chịu về Nam Kinh. Ngày 10-3, Viên tuyên bố nhận chức ở Bắc Kinh, không thực hiện yêu cầu của Tôn Trung Sơn.
Ngày 11 tháng 3, Tôn Trung Sơn công bố “Ước pháp làm thời của Trung Hoa Dân quốc” do Tham nghị viện đã định ra. Ước pháp này mang theo tinh thần dân chủ tư sản, định ra những nguyên tắc về chế độ nhà nước và chế độ xã hội của giai cấp tư sản. Trong giai đoạn bấy giờ, ước pháp có ý nghĩa lịch sử nhất định.
Nhưng giai cấp tư sản mà đại biểu là Đồng Minh hội do Tôn Trung Sơn đứng đầu đã đem toàn bộ chính quyển giao cho tên quân phiệt Viên Thế Khải. Tất nhiên, ước pháp cũng chỉ trở thành những trang giấy vô nghĩa. Nó không thể ngăn chặn nền thống trị độc tài của Viên. Căn cứ vào quy định của ước pháp. Viên Thế Khải phải người xuống Nam Kinh tổ chức nội các mới. Chính phủ Nam Kinh tuyên bố giải tán. Ngày 1 tháng 4, Tôn Trung Sơn trao hết quyền cho Viên Thế Khải. Ngày 5 tháng 4, Tham nghị viện quyết định dời Chính phủ lâm thời lên Bắc Kinh.
Phái cách mạng tuy không hoàn toàn bị đuổi khỏi chính quyền, nhưng những chức vụ chủ chốt đã rơi vào tay phái quan lại phản cách mạng do Viên Thế Khải đứng đầu. Bọn đại địa chủ, đại tư bản dựa vào đế quốc, dùng lừa đảo và vũ lực uy hiếp đã cướp thành quả cách mạng.
Chính quyền phản động do Viên Thế Khải đứng đầu được thành lập ở Bắc Kinh. Đó là chính quyền mà bên ngoài thì treo chiều bài “Trung Hoa Dân quốc”, nhưng bên trong là bọn phản động cấu kết với đế quốc chống lại nhân dân, chống lại những cải cách tiến bộ.
Nhân dân Trung Quốc đã lật đổ chính quyền Mãn Thanh thổi nát, nhưng không thay đổi được địa vị chính trị thấp hèn và địa vị kinh tế khốn khổ của mình. Tính chất của xã hội Trung Quốc cũng không hề thay đổi, vẫn là xã hội nửa phong kiến, nửa thuộc địa.