Điều kiện tự nhiên và dân cư Rôma cổ đại

– Nơi phát sinh nền văn minh Rôma cổ đại là Italia, một bán đảo lớn, dài và hẹp hình chiếc ủng nằm chắn ngang Địa Trung Hải. Phía bắc bán đảo có dãy núi Anpơ (Alpes) tạo thành biên giới tự nhiên giữa Italia và châu Âu : ba phía Đông, Tây, Nam đều có biển bao bọc. Dãy núi Apennin chạy dọc suốt cả bán đảo từ Bắc xuống Nam như một đường xương sống. Gần Italia còn có ba đảo lớn : đảo Xixin ở phía nam, đảo Coócxơ và Xácđenhơ ở phía tây. Khác Hi Lạp, bán đảo Italia lớn gấp năm lần Hi Lạp, lại có khá nhiều đồng bằng màu mỡ : đồng bằng sông Po (miền Bắc), đồng bằng sông Tibrơ (miền Trung), các đồng bằng trên đảo Xixin. Ngoài ra, ở Iulia, nhất là miền Nam, còn có nhiều đồng cỏ rộng lớn rất thuận tiện cho sự phát triển của nghề nông và chăn nuôi gia súc. 

Italia có nhiều kim loại quý như đồng, chì, sắt, lại có hàng nghìn ki-lô-mét đường biển, có nhiều cảng vịnh thích hợp cho những hoạt động mậu dịch hàng hải. Cũng như Hi Lạp, những điều kiện tự nhiên ở Italia trong thời cổ đại đã tác động rất lớn tới khuynh hướng phát triển kinh tế và hình thức tổ chức nhà nước Roma. 

– Bán đảo Italia là nơi quân cư khá sớm của người châu Âu. Trước thiên niên kỉ II TCN – từ cuối đá mới và đầu đồng thau – người Ligua (Ligures) đã sinh sống ở đây. Đến đầu thiên niên kỉ II TCN, nhiều bộ lạc ở phía bắc đã vượt qua dãy Anpơ, tràn vào định cư ở các vùng Campanium, Latium, và Borutium. Đến cuối thiên niên kỉ II TCN, lại xảy ra một đợt thiền đi mới của người châu Âu từ phía bắc xuống, tạo nên một cộng đồng người Âu sống định cư trên bán đảo này và được gọi chung là người Italiot (Italiotes) – Người Italiốt sống ở vùng Latium được gọi là người Latinh. 

Vào khoảng thế kỉ X TCN, người Êtoruxeơ từ Tiểu Á cũng thiên di sang bán đảo Italia, sống định cư chủ yếu ở vùng giữa sông Ácng và sông Tibrơ.

Khoảng thế kỉ VIII TCN, người Hi Lạp di cư đến miền Nam Italia, đảo Xixin, và theo truyền thống của người Hi Lạp, họ đã thiết lập ở đây nhiều thành bang (quốc gia thành thị), quan trọng nhất là thành bang Xiraquydo, Tarentum, Cuma… Trên thực tế, miền cực nam Italia và đảo Xixin là một bộ phận của thế giới Hi Lạp và được gọi là vùng Đại Hi Lạp. Đây cũng là một địa điểm mà nền văn minh Hi Lạp đã dần dẫn được truyền bá sâu rộng trên toàn bán đảo Italia).

Muộn hơn, có lẽ là người Xentơ (mà người Italia quen gọi là người Galia) ở phía bắc dãy Anpơ cũng tràn xuống định cư trên những vùng đất đai phía bắc bán đảo và vùng đồng bằng sông Pô. 

Tóm lại, vào khoảng giữa thiên kỉ I TCN, cư dân trên bán đảo Italia được phân bố như sau : 

Người Galia ở miền cực Bắc (chủ yếu là vùng đồng bằng sông Pô) 

Người Étoruxcơ ở giữa vùng sông Ácnơ và sông Tibro 

Người Italiốt ở miền Trung và miền Nam 

Người Hi Lạp ở các thành thị ven biển cực Nam và đảo Xixin. 

Trong đám cư dân kể trên, nhóm người Latinh ở vùng hạ lưu sông Tibry – người Roma – là nhánh người sẽ giữ vai trò quan trọng nhất trong việc xây dựng nên thành bang Rôma và đế quốc Rôma cổ đại sau này.