Giai đoạn thứ ba (19-11-1942 đến 24-12-1943): Chiến thắng Xtalingrat và bước chuyển biến căn bản trong tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai
1. Trận phản công Xtalingrát
Quân đội Liên Xô vừa tiến hành phòng ngự nhằm tiêu hao địch, vừa xây dựng những đơn vị mới để phản công, tiêu diệt hoàn toàn quân Đức ở mặt trận Xtalingrát. Sau một thời gian khẩn trương hoàn thành mọi mặt chuẩn bị, ngày 19-11-1942, quân đội Liên Xô chuyển sang tấn công ở Xtalingrát.
Mở đầu, pháo binh Liên Xô tấn công bằng những đòn sấm sét xuống đầu quân thù. Từ các bàn đạp ở hữu ngạn sông Đông (khu vực Xiraphimôvich và Clétxcaia) và từ khu vực Ivanốpca đến bắc hồ Bacmanxắc, sau 3 ngày tấn công như vũ bão, Hồng quân từ 2 phía đã nhanh chóng chọc thủng trận địa quân địch và hợp điểm ở dải đất Calat ngày 23-11, hoàn thành xuất sắc việc khép chặt vòng vây lực lượng cơ bản của địch ở Xtalingrát (1) Đối với phát xít Đức, nếu đạo quân lớn của chúng bị tiêu diệt ở Xtalingrát thì có nguy cơ chuyển thành tai họa lớn về chiến lược, cho nên Hitle vội và điều quân từ các khu vực khác và một phần từ Pháp sang để thành lập đạo quân mới “Sông Đông” do Thống chế Manxtainơ chỉ huy. Đạo quân “Sông Đông” có nhiệm vụ giải tỏa cho đạo quân Paolút đang bị vây hãm ở Xtalingrát. Từ cuối tháng 11 đến hết tháng 12-1942, tại mặt trận Xtalingrát đã diễn ra cuộc đọ sức hết sức gay go, khốc liệt giữa hai phía – phía “liều mạng” bằng mọi cố gắng để giải vây cho đồng bọn, và phía Hồng quân tập trung sự nỗ lực vào đánh tan đạo quân của Manxtainơ và thít chặt thêm vòng vây ở Xtalingrát. Theo lệnh của Bộ chỉ huy tối cao, ngày 10-1-1943, . Hồng quân nổ súng mở đầu cuộc tiến công tiêu diệt đạo quân phát xít bị bao vây ở Xtalingrát. Sau những đòn tấn công sấm sét của Hồng quân, mặc dù cố gắng chống cự ngoan cố, ngày 2-2-1943, đạo quân Đức tinh nhuệ bậc nhất gồm 330.000 tên hoàn toàn bị tiêu diệt, trong đó 2/3 bị chết, 1/3 bị cấm tù cùng với tên Thống chế tổng tư lệnh Phôn Paolút và 24 viên tướng Tính từ ngày 19-11-1942 đến 2-2-1943, trên mặt trận sông Đông – sông Vonga và Xtalingrát, Hồng quân Liên Xô đã tiêu diệt 32 sư đoàn và 3 lữ đoàn quân Đức, tiêu hao nặng 16 sư đoàn (bị mất từ 50% đến 75% quân số), tổng cộng gần 1,5 triệu người, 3500 xe tăng và pháo tự hành, 12000 đại bác và cối, gần 3000 máy bay v.v… Sự tổn thất nặng nề này đã gây nên những hậu quả tai hại đến tình hình chiến lược chung và làm rung chuyển tận gốc bộ máy chiến tranh của phát xít Hitle.
Trận Xtalingrát đã đi vào lịch sử nhân loại như một trong những trận đánh tiêu biểu nhất về nghệ thuật quân sự cũng như về ý nghĩa xoay chuyển toàn cục của nó. Chiến tháng Xtalingrát mở đầu bước ngoạt căn bản của cuộc chiến tranh chống phát xít – từ đó, quân đội phát xít không thể nào phục hồi như cũ nữa, buộc phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự.
Sau chiến thắng Xtalingrát, quân đội Xô viết tiếp tục tiến công trên một mặt trận rộng lớn từ Leningrát đến biển Adóp, giải phóng Cuốcxid, Biengrốt, Khaccốp, Voroxilốpgrát, giải vây Lêningrát. Trong 4 tháng 20 ngày với những điều kiện khó khăn của mùa đông, quân đội Xô viết đã tiến về phía tây 600 kilômét, và ở một số khu vực tới 700 kilômét, đánh đuổi kẻ thù ra khỏi những vùng có tầm quan trọng lớn về kinh tế và chiến lược.
2. Hoạt động của Anh, Mĩ ở Bắc Phi
Giới cầm quyền Mĩ dự định kế hoạch đổ bộ lên Bắc Phi để chiếm đoạt các thuộc địa ở đây và mở đường đi tới các nguồn dầu lửa ở Cận Đông Lợi dụng lúc quân Đức đang bị sa lầy ở Xtalingrát và bị thua ở En Alamen, liên quân Mi – Anh đã đổ bộ lên Bắc Phi ngày 8-11-1942. Phơrằngcô (phát xít Tây Ban Nha) đã báo trước cho Đức biết về cuộc đổ bộ này, nhưng Đức không làm gì được bởi vì lúc ấy trận Xtalingrát đang ở độ gay go nhất.
Quân đồng minh gồm ba đạo quân dưới quyền tổng chỉ huy của Aixenhao (Eisenhower). Một đạo quân Mĩ từ Hoa Kì sang đổ bộ lên bờ biển Marốc thuộc Pháp. Hai đạo quân khác (gồm các đơn vị Anh và Mỹ) từ Anh sang đổ bộ gần Ôrang và gần Angiê. Đặcling (Darlan), tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Bắc Phi của chính phủ Petanh, đã kí kết với Aixenhao ngừng mọi cuộc kháng cự. Điều đó đã giúp cho liên quân Mĩ – Anh xâm chiếm nhanh chóng Angiêri, Marốc và một phần Tuynidi.
Quân Đức ở trong tình thể tuyệt vọng, bị kẹp giữa hai gọng kim: phía đông, quân Anh từ Ai Cập đánh sang, tiến rất nhanh sau trận thắng ở En Alamen; phía tây, liên quân Mỹ – Anh đổ bộ, đã chiếm được Marốc, Angiêri. Quân đội của Ronmen phải lui về Tuynidi.
Mãi đến ngày 20-3-1943, sau khi quân đội Xô viết đã chiến thắng oanh liệt ở Xtalingrát, quân Mĩ và Anh mới mở lại cuộc tấn công ở Bắc Phi. Quân Đức bị đại bại ở mặt trận Liên Xô không đủ sức chống đỡ nữa, bị quân Mỹ – Anh dồn lên khu vực Đông – Bắc Tuynidi và phải hạ khí giới (ngày 12-5-1943). Chiến sự ở Bác Phi chấm dứt.
3. Chủ nghĩa phát xít Italia sụp đổ
Sau khi quân đội phát xít bị thất bại ở Xtalingrát, sự khủng hoảng trong khối phát xít đã bắt đầu.
Công nghiệp và vận tải của Đức lâm vào tình trạng khó khăn đến cùng cực; nguyên liệu, nhiên liệu và nhân lực thiếu thốn. Tình hình lương thực vô cùng khó khăn. Hàng thường dùng hầu như không có, phải dùng nhiều loại “thể phẩn” bằng các chất hóa học để thay thế.
Tình hình ở Italia lại càng khó khăn hơn: 10 sư đoàn tinh nhuệ của Italia đã bị đè bẹp ở mặt trận Liên Xô, với khoảng 20 vạn quân bị tiêu diệt. Italia mặt hết các thuộc địa. Hạm đội Địa Trung Hải của Italia đã bị thiệt hại nặng.
Cuộc tấn công mùa hè 1943 của quân đội Liên Xô đã ảnh hưởng trực tiếp đấu tình hình ở Italia. Đảng Cộng sản Italia đã tổ chức và lãnh đạo một phong trào chống phát xít mạnh mẽ. Những cuộc bãi công lớn do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã nổ ra từ mùa xuân 1943, làm rung động nude Italia.
Trước tình hình đó, ngày 10-7-1945 (sau hai tháng chuẩn bị), quán đồng minh mới từ Bắc Phi tấn công lên đất Italia. Aixenhao, tổng tư lệnh lục quân đồng minh, cho quân đổ bộ lên đảo Xixilia và chiến Xyracudu do dàng. Tinh thần quân Italia rất bạc nhược, chỉ còn quân Đức rút được phần lớn lực lượng về nam Italia, nhưng mất Xixilia là một thất bại lớn của phe quốc xã.
Chính quyền phát xít Italia tan rã. Ngày 25-7, vua Vichto Emnanen (Victor Enimanuel) tống gian hútxôlini, đưa thống chế Bađôgolio thuộc phái chủ hòa lập nội các mới. Ngày 3-9, Balôgoliô kí hiệp định đình chiến với Đồng minh ở Xixilia Phát xít Italia sụp đổ, đeo thêm một gánh nặng mới cho Hitle
Trái với dự tính của Mĩ, Anh, quân Đức đã đối phó kịch liệt. Ngày 12-9, Mútxôlini được phát xít Đức cứu thoát để tổ chức lại lực lượng, và lập lại chính phủ phát xít ở miền Bắc Italia, gọi là nền cộng hòa Xalo” (Salo, thực ra chỉ là tên đáy tủ ngoan ngoãn của Hitle). Hơn 30 sư đoàn Đức được điều sang Italia. Quân Đức dựa vào địa thế hiểm trở chúng tự kéo dài hơn 2 năm, mãi tới năm 1945 mới chịu khuất phục hẳn.
4. Hội nghị cấp cao Teheran
Tháng IU-1913 Hội nghị các ngoại trưởng Liên Xô, Mỹ. Anh đã họp ở Mátxcơva, thông qua nhiều quyết định quan trọng về việc tổ chức thế giới sau chiến tranh. Hội nghị đã ra những tuyên bố về nước Italia, nước Áo, về vấn đề tiêu diệt chủ nghĩa phát xít và về sự hợp tác giữa các nước Đổng minh sau chiến tranh. Hội nghị Mátxcơva cũng chuẩn bị điều kiện cho cuộc gặp gỡ của những người đứng đầu ba nước lớn ở Têhêran.
Ngày 23-11-1943, Hội nghị Têhêran giữa những người đứng đầu ba cường quốc Liên Xô. Mĩ, Anh khai mạc. Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Xtalin, Rudoven và Sởesin. Trong hội nghị này, Sócsin lại định đưa ra ý đó đổ bộ châu Âu qua Bancăng nhưng bị Liên Xô và cả Mĩ bác bỏ. Do đấu tranh của Liên Xô, vấn đề Mặt trận thứ hai ở châu Âu đã được giải quyết tốt. Những người đứng đầu ba cường quốc đã đi tới chỗ thỏa thuận về phạm vi và thời hạn của các chiến dịch đánh từ các phía đông, tây và nam lại. Quân đội Anh và Mĩ phải đổ bộ lên châu Âu qua miền Bắc và Nam nước Pháp trước ngày 1-5-1944.
Hội nghị Têhêran đã bàn đến vấn đề tương lai của nước Đức. Đại biểu Mĩ – Anh đề nghị phân chia nước Đức. Liên Xô đã giữ lập trường của mình là đòi phải tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của toàn thể nhân dân Đức.
Hội nghị Têhêran cũng thông qua bản tuyên bố về Iran, xác nhận chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Iran. Đồng thời hội nghị đã thảo luận những vấn đề về Ba Lan, xác nhận biên giới phía đông và phía tây của Ba Lan.
Những quyết định của Hội nghị Têhêran đã có ý nghĩa quốc tế to lớn. Hi vọng của bọn phát xít về việc chia rẽ liên minh chống phát xít đã không được thực hiện. Âm mưu của chúng định kí hòa ước riêng rẻ với Mỹ, Anh để tránh khỏi phải đầu hàng đã bị thất bại.