Giai đoạn thứ năm (9-5-1945 đến 14-8-1945): Nhật Bản đầu hàng, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc

1. Cuộc phản công của quân Mỹ – Anh ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương 

Ở chiến trường châu Á – Thái Bình Dương, sau trận thắng ở Guadancanan (từ tháng 8-1942 đến tháng 1-1943), Mì chuyển sang phản công trên toàn chiến trường. Mở đấu là việc tái chiếm quần đảo Salômông bằng chiến thuật “nhảy các” (từ tháng 1 đến tháng 11-1943). Ở khu vực trung Thái Bình Dương, quân Mĩ lần lượt chiếm các đảo Ginbe (11-1943) và Macsan (2-1944). Dùng chiến thuật “nhảy cừu”, quân Mĩ đánh vào đảo Saipan để chiếm quần đảo Marian (6-1944). Trong trận hải chiến ở vùng biển này, tháng 6-1944, hải quân Nhật bị thiệt hại mất 3 tàu sân bay và hơn 400 máy bay. Ở Tây-Nam Thái Bình Dương, quân Mĩ đánh chiếm lại Tân Ghinê (từ tháng 9-1943 đến tháng 7-1944). Chiến cuộc giành lại Philippin được bắt đầu bằng cuộc đổ bộ vào đảo Lá xơ, diệt 7 vạn quân Nhật (tháng 10 – tháng 12-1944). Chủ lực hải quân Nhật bị tiêu diệt nặng nề trong trận hải chiến ở vùng biển Philippin: mất 4 tầu sân bay, 4 thiết giáp hạm, 14 tàu tuần tiễu, 32 tấu phóng ngư lôi và 11 tàu ngầm; về phía Mĩ, mất 4 tàu sân bay, 6 tẩu chống ngư lôi, 3 tàu phóng ngư lôi, 1 tàu vận tải và 7 tàu ngầm. Đây là trận hải chiến lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai và qua trận này lực lượng hải quân Nhật hầu như bị kiệt quệ. Cuộc chiến đấu ở Philippin kéo dài tới tháng 4-1945, Mĩ mới thu được tháng lợi, diệt 20 vạn quân Nhật. 

Tại Đông Nam Á đầu năm 1943, nhằm phối hợp với cuộc tấn công của Mĩ ở Thái Bình Dương, liên quân Anh – Ấn và liên quân Mĩ – Hoa đã tiến vào Miến Điện (nay là Mianma), nhưng bị Nhật đánh bại. Mùa xuân 1944, quân Đồng minh lại tiến vào Bắc Miến Điện, còn quân Nhật tràn qua biên giới Ấn Độ. Cuộc tấn công của Nhật Bản vào Ấn Độ từ tháng 3 đến tháng 7-1944 đã bị đánh bại, một nửa trong số 16 vạn quân tham chiến bị tiêu diệt. Quân Đồng minh tiếp tục tấn công ở Miến Điện, đến ngày 2-5-1945 giải phóng được thủ đô Rangun và 3 tháng sau, quét sạch quân Nhật khỏi nước này (diệt 20 vạn quân Nhật). 

Những trận đánh cuối cùng của Mỹ ở Thái Bình Dương là đánh chiếm đảo Ivogima (tháng 2 đến tháng 3-1945) và đảo Ôkinaoa (25-3-1945), nằm ở cửa ngõ đi vào Nhật Bản. Đảo Ôkinaoa là một pháo đài rất kiên có, án ngữ cửa ngõ đi vào đất Nhật (cách đất Nhật 600km), có quan hệ “sinh tử” đến vận mệnh đế quốc Nhật nên quân Nhật chống cự rất kịch liệt. Ở đây quân Nhật chỉ có 8 vạn người. Mĩ đã phải huy động 45 vạn quản, 1317 tàu chiến, 1727 máy bay. Qua 3 tháng chiến đấu ác liệt, ngày 21-6-1945, quân Mĩ mới chiếm được Ôkinaoa, nhưng phải chịu thiệt hại nặng nề (riêng máy bay đã mất hơn 1000 chiếc). 

Ngoài ra, từ mùa thu 1944, máy bay Mỹ đã tiến hành ném bom ác liệt ở 70 thành phố Nhật, như Osaka, Nagiya, Yokohama.. và nhất là thủ đô Tôkiô bị tàn phá nặng nề (riêng cuộc ném bom napan đêm 9-3-1945 đã giết chết hàng vạn người). 

2. Liên Xô tham chiến. Nhật Bản đấu hàng không điều kiện 

Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, do đã kí với Nhật “Hiệp ước trung lập” (13-4-1941), Liên Xô đã đứng ngoài cuộc chiến. Tại Hội nghị Lanta, theo đề nghị của Mĩ, Anh, Liên Xô đã chấp thuận tham gia chiến tranh chống Nhật 3 tháng sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu”. 

Ngày 8-8-1945, Liên Xô đã tuyên chiến với Nhật Bản. Sáng ngày 9-8-1945, Hồng quân Liên Xô, với lực lượng 1,5 triệu quân (3 phương diện quản), 5500 xe tăng, 3900 máy bay, 2600 pháo và hạm đội Thái Bình Dương, đã mở cuộc tấn công như vũ bão vào đạo quân Quan Đông của Nhật Bản (gồm 70 vạn quân chủ lực Nhật và hơn 30 vạn quân ngụy của “Mãn Châu Quốc”, Nội Mông. Tuy Viễn…),đóng trải ra trên một trận tuyến kéo dài hơn 4500 km từ Bắc Triều Tiên, Đông- Bắc Trung Quốc tới Nam đảo Xakhalin và quần đảo Curin với việc giao thông, vận chuyển hết sức khó khăn. 

Trước khi Liên Xô tiến quân đánh Nhật, ngày 6-8, Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hirôsima và ngày 9-8, quả bom nguyên tử thứ hai được thả xuống Nagadaki, hủy diệt 2 thành phố này và làm chết hàng chục vạn thường dân vô tội (theo thống kê của Nhật Bản, số người chết ở Hirôsima là 247.000 người và Nagadaki – 200.000 người, chưa kể những người bị nhiễm xạ chết sau này). 

3 giờ sáng ngày 10-8, Chính phủ Nhật gửi cho Mĩ, Anh, Trung Quốc và Liên Xô bản đề nghị xin chấp nhận đầu hàng theo Tuyến cáo Potxđam (công bố ngày 26-7-1945, kêu gọi Nhật Bản đầu hàng nhưng Nhật khước từ). Liên Xô, Mĩ, Anh, Trung Quốc đã buộc Nhật phải đầu hàng vô điều kiện. 

Ngày 14-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng không điều kiện các nước Đổng minh. Tuy thế, Bộ tư lệnh đạo quân Quan Đông không chịu đầu hàng, vẫn tiến tục chống cự quyết liệt với quân đội Liên Xô. Ngày 18-8, Hồng quân mới đổ bộ lên được quần đảo Curin và ngày 20-8, đánh chiếm các thành phố lớn ở Đông Bắc Trung Quốc (Cáp Nhĩ Tân, Cát Lâm, Trường Xuân); ngày 23-8, chiếm Đại Liên và Lữ Thuận. Ngày 19-8, viên tư lệnh đạo quân Quan Đông chấp nhận đầu hàng. Nhưng ở một số nơi, quân đội Liên Xô vẫn phải tiếp tục chiến đấu khoảng 2 tuần lễ nữa mới đánh bại hoàn toàn quân địch (giết 8 vạn quân, bắt 60 vạn tù binh Nhật, trong đó có Tư lệnh đạo quân Quan Đông và 148 tướng lĩnh khác). k

Có thể nói rằng việc đánh bại chủ nghĩa quân phiệt Nhật là kết quả của cả một quá trình chiến đấu nhiều năm của các nước Đồng minh và nhân dân các nước bị Nhật thống trị, còn việc buộc Nhật Bản phải đầu hàng không điều kiện ngày 14-8-1945 là do những nhân tố sau đây: 

– Sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít Đức và Italia ở châu Âu đã làm cho Nhật mất đi một chỗ dựa và đặt Nhật vào thế tuyệt vọng. 

– Sự thất bại trên các đảo Thái Bình Dương, ở Đông Nam Á; sự thiệt hại nặng nề về hải quân, không quân trong những trận hải chiến với Mỹ; việc oanh tạc liên tiếp, dữ dội của không quân Mĩ kéo dài nhiều tháng xuống 70 thành phố lớn của Nhật (kể cả thủ đô Tokio); việc Mi chiếm được đảo Ôkinaoa, cửa ngõ đi vào Nhật Bản; 2 quả bom nguyên tử hủy diệt hai thành phố Hirôsima và Nagadaki, dù là một tội ác man rợ nhưng cũng đã gây ra tâm lí hoảng sợ và làm suy sụp tinh thần của giới cầm quyền Nhật Ban 

– Việc Liên Xô tham chiến ở Viễn Đông và xuất kích với một lực lượng rất hùng hậu đã đặt Nhật Bản vào một thể thất bại hoàn toàn không tránh khỏi được. 

– Ở Trung Quốc, quân giải phóng nhân dân đã chuyển sang tổng phản công và ở nhiều nước Đông Nam Á khác, phong trào chống Nhật dâng lên sôi sục (Việt Nam, Inđônêxia, Mã Lai, Miến Điện). 

– Sức ép của nhân dân Nhật Bản và áp lực của phái “chủ hàng” trong nội bộ giới cầm quyền Nhật. 

3. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai 

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại) 

Tội phạm gây nên cuộc chiến tranh đẫm máu và đau thương này là bọn phát xít Đức, Italia, Nhật Bản, nhưng chúng có thể gây ra chiến tranh được là vì có những thế lực “dung dưỡng”, “thỏa hiệp” với chúng “Kẻ gieo gió, phải gặt bão”, chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản, sự sụp đổ của chính những kẻ đã gây ra chiến tranh. Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít có ý nghĩa lịch sử trọng đại, làm thay đổi căn bản tình hình thể giới. 

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đụng đầu và sự thử thách quyết liệt, toàn diện giữa hai thế lực tiến bộ và phản động trên phạm vi toàn thế giới, mở ra một thời kì mới của lịch sử thế giới hiện đại.