Giai đoạn thứ tư (24-12-1943 đến 9-5-1945): Những thắng lợi quyết định của phe đồng minh chống Phát xít – Chủ nghĩa Phát xít Hitle bị tiêu diệt

1. Mặt trận Xô – Đức 

Như thế, từ 19-11-1942, thời điểm quân đội Liên Xô bắt đầu chuyển sang chiến lược phản công (phản công cục bộ, kế tiếp nhau trên các khu vực quan trọng nhất), gần 2/3 lãnh thổ Xô viết bị chiếm đã được giải phóng, quân Đức bị tiêu diệt 1 triệu 80 vạn người. Bước sang năm 1944, các lực lượng vũ trang Xô viết đã vượt quân Đức 1,3 lần về quân số, 1,7 lần về máy bay (quân Đức và quân các nước chư hầu có ở mặt trận Xô – Đức gần 5 triệu quân, 54.500 pháo và cối, 54000 xe tang và hơn 3000 máy bay) và ưu thế về số lượng đó lại được tăng thêm về mặt chất lượng vũ khí, đặc biệt quan trọng là tinh thần chiến đấu của quân đội, nghệ thuật chỉ huy chiến dịch, chiến thuật và chiến lược ngày càng cao của các cấp chỉ huy. Tinh hình này cho phép Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô có thể triển khai cuộc tổng tấn công đồng loạt trên khắp các mặt trận từ Lêningrát đến tận Crưm, mở đầu từ ngày 24-12-1943.

Ở mặt trận phía bắc, tháng 1 và 2-1944, Hồng quân mở cuộc tấn công lớn vào Lêningrát và Nộpgôrốt, giải phóng Leningrāt(!) và tiến tới sát biên giới Extônia. Tiếp theo, hè năm 1944. Hồng quân tiến vào giải phóng các nước vùng Ban Tích, đánh đuổi quân Phần Lan ra khỏi biên giới Xô – Phần và buộc Phần Lan phải kí hiệp định đình chiến với Liên Xô ngày 19-9-1941(2) 

Ở mặt trận Ucraina, trong năm 1944, Hồng quân đã mở 10 trận tấn công có tính chất tiêu diệt vào quân đội phát xít. Cuộc chiến đấu ở đây diễn ra hết sức ác liệt vì phần lớn lực lượng quân Đức tập trung ở vùng này (96 sư đoàn với 70% tổng số các sư đoàn xe tăng và 50% các sư đoàn cơ giới của phát xít Đức ở mặt trận Liên Xô). viết quả, Hồng quân đã đánh tan 66 sư đoàn địch và giải phóng hoàn toàn Ucraina. 

Từ tháng 3 đến tháng 5-1944, quân đội Xô viết giải phóng Ôđétxa và Crum. 

Một trong những trận đánh lớn nhất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chiến dịch giải phóng Belarut (mang mật danh kế hoạch “Bagiation”), mở ngày 23-6-1944. Trong chiến dịch này, đạo quân “Trung tâm” của phát xít Đức bị đánh tan tác và mất hơn 30 sư đoàn. Belarut được hoàn toàn giải phóng. 

Sau khi giải phóng hoàn toàn Tổ quốc, quân đội Liên Xô tiến vào giải phóng Ba Lan, Rumani, Bungari, Nam Tư, Anbani và một phần đáng kể lãnh thổ Tiệp Khắc, Hunggari và Áo. 

2. Mỹ – Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu 

Mĩ, Anh cứ khất lần mãi việc mở Mặt trận thứ hai. Cho đến khi chiến tranh bước vào giai đoạn cuối cùng, lúc ấy Mĩ – Anh mới vội vàng mở Mạt trận thứ hai, đổ bộ lên Bắc Pháp. Đó là ngày 6-6-1944.

Ở Tây Âu, Đức chỉ để có 60 sư đoàn, và ở Noócmăngđi (là vùng quân đồng minh đổ bộ), Đức chỉ có 9 sư đoàn bộ binh và một sư đoàn thiết giáp do thống chế Rommen chỉ huy. Quân đội Đức ở Tây Âu phần nhiều là binh lính giả yếu và trang bị kém. Ở khu vực đổ bộ, lúc đầu Đức chỉ có 300 máy bay, sau tăng lên 600. 

Về phía Mĩ và Anh cho đến lúc này vẫn chưa tham gia chiến tranh một cách nghiêm túc, do vậy, họ đã chuẩn bị được những lực lượng lớn: 36 sư đoàn dành cho việc đổ bộ ở Bắc Pháp (chưa kể 10 sư đoàn đổ bộ ở Nam Pháp và 40 sư đoàn dự trữ). Tham gia vào việc đổ bộ có những hạm đội chiến tranh và những tàu buôn của Anh, Mi, Canada, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Pháp và Hi Lạp, tổng cộng là 6.483 tàu và một lực lượng không quân rất lớn – gồm 13068 máy bay các loại. 

Cuộc đổ bộ được bắt đầu vào 1 giờ 30 sáng ngày 6-6. Tại khu vực đổ bộ dài 80 cây số chỉ có hai sư đoàn Đức thuộc quân đoàn thứ 7. Để đảm bảo sự bất ngờ, người ta chọn một khu vực mà quân Đức không ngờ tới, từ sông Viarơ đến sông Oócnơ. 

Mặc dấu có những điều kiện thuận lợi đó, quân Mĩ và Anh vẫn tiến rất chậm, trung bình mỗi ngày 4 cây số. Không quân của Mĩ, Anh oanh tạc rất dữ dội (số bom được thả trong nửa năm 1944 nhiều hơn cả số bom ném từ đấu chiến tranh đến bấy giờ). 

Đức cũng tăng cường oanh tạc vào lãnh thổ Anh. Từ ngày 13-6-1944, Đức bắt đầu sử dụng các loại máy bay U, và Vụ, nên đã gây cho Anh nhiều thiệt hại. 

Phong trào khởi nghĩa vũ trang của nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo nổi lên trên khắp nước Pháp, giải phóng nhiều vùng rộng lớn trước khi quân Đồng minh tới. Vào giữa tháng 8, công nhân Pari hãi công, sau đó chuyển thành khởi nghĩa, giải phóng thủ đô Pari ngày 19-8. Pêtanh, Lavan và các bộ trưởng khác của chính phủ Visi bỏ trốn sang Đức. Nhân dân Pari đã làm chủ được thành phố. Sau đó ngày 25-8, quân đội Đồng minh mới tiến vào Pari, đi đầu là quân của tướng Locdléc. Chính phủ lâm thời của nước cộng hòa Pháp, do Đờ Gòn đứng đầu, được thành lập ở Pari. 

Nước Pháp được giải phóng khỏi ách phát xít Đức. Tiếp theo sau, quân Mi, Anh tiếp tục giải phóng nhiều nước Tây Âu khác như Bỉ, Hà Lan,” Lucxembua, Italia và tiến vào miền Trung nước Đức, gặp Hồng quân Liên Xô ở bên bờ sông Enbo. 

Việc quân đội Mĩ – Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu tuy muộn nhưng cũng góp phần thúc đẩy nhanh sự thất bại của phát xít Đức. Lần đầu tiên kể từ ngày bắt đầu chiến tranh, nước Đức mới bị ép ở giữa hai mặt trận Đông – Tây. 

3. Hội nghị tam cường Ianta và Potsdam 

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai đi vào giai đoạn cuối, hội nghị những người đứng đầu ba cường quốc trong mặt trận Đồng minh chống phát xít là Liên Xô, Mĩ, Anh họp tại Ianta (Crưm) từ ngày 4 đến 12-2-1945. Tại hội nghị, những vị đứng đầu 3 cường quốc đã thỏa thuận về kế hoạch quân sự chung nhằm đánh bại phát xít Đức, buộc Đức phải đầu hàng vô điều kiện; về mục đích tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít Đức, xây dựng những bảo đảm thật sự để cho nước Đức sẽ không bao giờ có khả năng phá hoại hòa bình; về việc phân chia khu vực chiếm đóng của quân đội Đồng minh ở Đức sau ngày Đức đầu hàng; về chính sách thống nhất những quy chế sau chiến tranh của nước Đức và về những nguyên tấc buộc Đức phải bồi thường chiến tranh. Hội nghị đã quyết định thành lập một tổ chức quốc tế (Liên Hợp Quốc) để duy trì hòa bình và an ninh thế giới dựa trên nền tảng sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Hội nghị đã thỏa thuận rằng từ 2 đến 3 tháng sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu, Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật với điều kiện giữ nguyên trạng nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ và khôi phục lại những quyền lợi của nước Nga bị mất trong chiến tranh Nga – Nhật (1904). Hội nghị đã ra “tuyên bố về châu Âu giải phóng”, trong đó nêu rõ sự thỏa thuận về chính sách và những hành động chung nhằm giải quyết những vấn đề chính trị, kinh tế của châu Âu giải phóng, phù hợp với những nguyên tắc dân chủ. 

Sau khi phát xít Đức đấu hàng không điều kiện, hội nghị những người đứng đầu ba nước lớn Liên Xô, Mĩ, Anh họp ở P6txđam (Đức) từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945. Hội nghị đã quyết định thành lập Hội đồng ngoại trưởng (gồm đại biểu Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc), có nhiệm vụ chuẩn bị những hòa ước sẽ kí với Đức và các nước Đồng minh của Đức. Hội nghị quy định các nước Đồng minh cần phải thực hiện một chính sách chung trong khu vực mình chiếm đóng, nhằm mục đích tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít Đức, giải giáp nước Đức và biến nước Đức thành một nước dân chủ, hòa bình, thống nhất. Hội nghị quyết định phải thủ tiêu tất cả những tổ chức quân sự, nửa quân sự và phát xít ở Đức, những dự trữ quân sự cũng như mọi ngành công nghiệp có thể sản xuất ra vũ khí. Các nước Đồng minh sẽ kiểm soát các ngành sản xuất kim khí, máy móc, hóa chất và chỉ để phát triển những ngành kinh tế hòa bình, phục vụ nhu cầu của nhân dân Đức. Để giải quyết những vấn đề chung cho toàn nước Đức, một “Hội đồng giám sát” được thành lập bao gồm các tổng chỉ huy quân đội bốn khu vực chiếm đóng. Hội nghị quyết định xóa bỏ các tập đoàn tư bản lũng đoạn Đức là lực lượng chủ đạo của chủ nghĩa quân phiệt Đức, bắt Đức phải bồi thường chiến tranh, đến bù thiệt hại cho các nước bị Đức xâm lược (Liên Xô bị tổn thất nhiều nhất, được nhận gần 50% tổng số hội thường – khoảng 10 tỉ đô la). 

4. Trận công phá Berlin 

Ngày 16-4-1945, Liên Xô mở trận tấn công vào Béclin, sào huyệt cuối cùng của phát xít Hitle. 

Trên đường vào Béclin, phát xít Đức đã bố trí hơn 90 sư đoàn (trong đó có 14 sư đoàn xe tang và cơ giới) với quân số trên 1 triệu người, 10.000 pháo và cối, 1500 xe tăng và pháo tự hành, 3.000 máy bay chiến đấu và trong thành phố Béclin, chúng đã lập được đội dân quân phòng vệ 20 vạn người. Để tiến hành chiến dịch đánh chiếm Béclin. Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô đã huy động lực lượng của 2 phương diện quân (PDQ Belarut-1 và PDQ Ucraina−1) với 68 sư đoàn bộ binh, 3155 xe tăng và pháo tự hành, khoảng 2200 đại bác và súng cối và đã phải tiến hành công tác chuẩn bị chiến dịch: trên một quy mô to lớn và mức độ căng thẳng chưa từng thấy(), 

5 giờ sáng 16-4-1945, sau 30 phút cho pháo bắn cực mạnh và máy bay oanh tạc dữ dội vào trận địa phòng ngự của quân Đức, 140 đèn chiếu đặt mỗi cải cách nhau 200 mét đồng loạt bật sáng lên với hơn 100 tỉ nến chiếu sáng làm lóa mắt quân địch, bộ binh và xe tăng Hồng quân tiến lên vượt qua trận địa phòng ngự đầu tiên của quân Đức. Quân Đức buộc phải lùi về cố thủ các điểm cao Dêlốp, bức tường thành án ngữ con đường tiến vào Béclin. Cuộc chiến đấu tại những điểm cao Deelốp đã diễn ra hết sức gay go, ác liệt. Đến sáng 18-4, Hồng quân mới chiếm được vị trí quan trọng này. Ngày 19-4, quân Đức bị đẩy lùi về vành đai phòng thủ ở ngoại vi Béclin. Ngày 21-4, Hồng quân đã tiếp cận đến trung tâm Béclin. Nhưng càng tiến vào các khu vực ở giữa thành phố, cuộc kháng cự của quân phát xít càng ngoan cố, quyết liệt, chúng dựa vào các ngôi nhà nhiều tăng, những đường ngầm thông giữa các khu phó để ngăn cản bước tiến của Hồng quân. Trước nguy cơ Béclin sắp thất thủ, Hitle tung ra khẩu hiệu đấy kích động: “Trao Béclin cho quân Mỹ và Anh tốt hơn là để nó lọt vào tay quân Nga!” và “Các sĩ quan Đức phải dốc mọi cố gắng làm cho quản Nga không chiếm nổi Béclin. Nếu như phải đầu hàng thì chỉ đầu hàng quân Mĩ”. Như con thú dữ, đến lúc sắp chết, bọn phát xít Hitle vẫn lồng lộn, điên cuồng kháng cự, chúng tụ lại, hám từng ngôi nhà, từng tầng gác, mái nhà. 

Nhưng vòng vây của Hồng quân mỗi ngày càng khép chặt lại. Mỗi đợt tấn công của bộ binh và xe tăng quân đội Xô viết đều được pháo binh và không quân yểm họ bằng những đòn tập kích hỏa lực mạnh như vũ bão. Mười một nghìn khẩu pháo các cờ cứ theo thời gian nhất định lại đồng loạt nã đạn vào trận địa quân địch. Tỉnh từ 21-4 đến hết ngày 2-5-1945, (thời gian chiến đấu trong thành phố) pháo binh Xô viết đã bắn vào Béclin 1.800.000 phát đại bác, trong đó có những loại pháo hạng nặng chuyên dùng cho các pháo đài được chở đến bằng đường sắt để bắn vào trung tâm Béclin (mỗi viên đạn có trọng lượng nửa tăn). Hệ thống phòng ngự Béclin đã tan thành bụi khói. Chiều 30-4-1945, quân đội Liên Xô đã chiếm được bộ phận chủ yếu của tòa nhà Quốc hội Đức, dinh lũy cuối cùng của bọn phát xít Hitle. Trận đánh chiếm nhà Quốc hội là một trận đẫm máu. Chiều 30-4, trong thế cùng Hitle và Goben đã tự sát. 15 giờ ngày 30-4, cờ đỏ đã cắm trên nóc tòa nhà Quốc hội. Ngày 2-5, Hồng quân chiếm toàn thành phố Béclin. Quân phát xít Hitle còn lại hơn 7 vạn người (không kể số bị thương) đã đầu hàng không điều kiện. 

Tiêu diệt một đạo quân địch đông gần 1 triệu người và đánh chiếm thủ độ của nước Đức phát xít mà chỉ diễn ra vẻn vẹn trong 16 ngày đêm, trận Béclin đã đi vào lịch sử như một trong những chiến công oanh liệt nhất, một trong những trận đánh tiêu biểu nhất về nghệ thuật quân sự và tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân đội Xô viết trong cuộc chiến tranh chống phát xít, giải phóng nhân loại. Tại trận đánh lịch sử này, quân đội Xô viết đã phải gánh chịu những tổn thất to lớn: gắn 300.000 chiến sĩ Xô viết đã hi sinh hoặc bị thương, bị mất tích. 

Ngày 9-5-1945, lễ kí kết văn kiện đầu hàng không điều kiện của phát xít Đức đã được tiến hành trọng thể tại Béclin. Trước đại diện Bộ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô và Bộ Tổng chỉ huy quân Đông minh(1), Thống chế Tổng tư lệnh quân đội Đức-Cayten đã kí vào văn bản đấu hàng không điều kiện. 

Cuộc chiến tranh khốc liệt ở châu Âu đã kết thúc, phát xít Đức và phe lũ bị tiêu diệt hoàn toàn.