Italia 1918 – 1929

1. Tình hình Italia sau chiến tranh. Khủng hoảng cách mạng 1918 – 1920, chủ nghĩa phát xít nắm chính quyền 

Italia tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất về phía phe Đông minh. Cuộc chiến tranh này đã làm cho đất nước bị kiệt quệ mọi nguồn dự trữ về vật chất và tài chính: tiêu mất 65 tỉ lia vàng, gần 60% tấu buôn bị hủy hoại, 63,5 vạn người bị giết và gần 50 vạn bị thương. Italia phải vay của Mĩ, Anh 4 tỉ đô la. Nguồn nhiên liệu và nguyên liệu công nghiệp bị dốc cạn, việc xuất khẩu hàng hóa bị giảm sút. Ngành công nghiệp quân sự bị thu hẹp lại sau khi kết thúc chiến tranh, hàng chục vạn công nhân trở thành thất nghiệp. Nông nghiệp cũng rơi vào tình trạng khó khăn: diện tích trồng trọt bị thu hẹp 10% (do nhân lực ở nông thôn bị điều ra mặt trận trong chiến tranh). Hậu quả của chiến tranh đã để lại cho Italia là cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc, đời sống vật chất của nhân dân lao động Italia giảm sút nghiêm trọng. 

Do hậu quả chiến tranh, do ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và do việc chính quyền Italia bị thất bại nhục nhã trong cuộc vận động ngoại giao ở Hội nghị Vécxai, một phong trào đấu tranh cách mạng nổ ra khắp đất nước nhằm chống lại giai cấp thống trị bất lực và thổi nát (chỉ tính riêng năm 1919, đã có 1.663 cuộc bãi công với hơn 1 triệu người tham gia). Công nhân luyện kim ở Milanô, Turinô, Giènoa, Rôma và các trung tâm công nghiệp khác đã đi tiên phong trong cuộc đấu tranh. Đội quân công nhân luyện kim 200.000 người ở Lômbacđô, Ligurồn và Emili đã bãi công trong hai tháng rưỡi. 

Cuộc đấu tranh của công nhân Italia đạt tới điểm cao nhất vào năm 1920, khi nó chuyển thành phong trào chiếm công xưởng Mùa thu năm 1920, phong trào lan khắp toàn quốc. Quần chúng công nhân sau khi chiếm nhà máy, xí nghiệp, đã tổ chức quản lí sản xuất và phân phối, thành lập các “đội cận vệ đỏ” để bảo vệ xí nghiệp. Ở một số thành phố, công nhân còn nắm giữ các hội đồng thị chính. 

Trong điều kiện cách mạng phát triển thì Đảng Xã hội và các lãnh tụ công đoàn đã thi hành chính sách thỏa hiệp với giai cấp thống trị. Họ đã kí kết thỏa ước với chính phủ và chủ xí nghiệp về một số nhượng bộ đổi với công nhân. Phong trào đấu tranh của công nhân bắt đầu lắng xuống sau khi giai cấp tư sản cam kết nhượng bộ một số quyền lợi cho công nhân. 

Những người phải tả (chiếm thiểu số trong Đảng Xã hội) đã phản kháng trước hành động thỏa hiệp của ban lãnh đạo Đảng và đoạn tuyệt với Đảng Xã hội. Ngày 21-1-1921, những người cánh tả do Antôniỏ Gøramxi đứng đấu, đã triệu tập Đại hội đại biểu của mình và tuyên bố thành lập Đảng Cộng sản Italia. 

Sự kiện này đã mở ra một bước ngoặt mới trong lịch sử phong trào công nhân Italia. Trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế và chính trị do hậu quả chiến tranh đem lại, các thế lực phản động cực đoan cũng ngóc đầu dậy và tăng cường hoạt động. Từ đầu năm 1919, đảng phát xít của B. Mútxôlini (Benito Mussolini), được xây dựng từ những “Nhóm vũ trang chiến đấu (Fascio di Conbattimento), ngày càng ráo riết hoạt động ‘) để tập hợp lực lượng bằng một “cương lĩnh xã hội” mị dân, lừa bịp, kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hội trong nhân dân. 

Từ năm 1921, bè lũ phát xít được vũ trang (với sự giúp đỡ của tăng lớp thống trị phản động) đã phát động một cuộc khủng bố chống phong trào cách mạng thủ tiêu những thành quả mà giai cấp công nhân đã đạt được. Sau khi đàn áp được phong trào công nhân, lực lượng của chủ nghĩa phát xít căng tăng cường. Mùa thu năm 1922, chúng đã nắm được những hội đồng của các thành phố lớn nhất, trong đó có Bôlônhơ và Milanô. Ngày 29-10-1922, dưới sức ép của bọn phát xít, vua Vichto Emmanuen III đã tuyên bố đề cử B. Mütxolini làm Thủ tướng. Ngày 30-10-1922, 4 vạn tên phát xít có vũ trang đã thực hiện cuộc “tiến quân vào Rôma”. 

Bọn phát xít đã cướp được chính quyền một cách dễ dàng, trước hết là do phong trào công nhân Italia thiếu tổ chức và lãnh đạo không thống nhất nên đã không đủ sức ngăn cản chủ nghĩa phát xít. Đồng thời, nó cũng chứng tỏ rằng các tầng lớp thống trị mâu thuẫn và khủng hoảng sâu sắc, không thể duy trì nên thống trị của mình bằng chế độ đại nghị tư sản. Sau khi nhận chức, Mútxôljni tuyên bố: chính phủ cũ đã bị “lật đổ” và chính thức thành lập một “chính quyền mạnh”, mà thực chất là chính quyền độc tài phát xít. 

2. Sự ổn định ngắn ngủi của kinh tế Italia. Chính sách cai trị phản động của chính quyền Mútxôlini 

Sau thời kì khủng hoàng sau chiến tranh, nền kinh tế Italia được khôi phục tương đối sớm. Trong hai năm 1923 – 1924, công nghiệp Italla đã có sự phát triển. Những khoản tiến lớn của tư bản Mĩ cho vay đã giữ vai trò quan trọng trong việc làm cho CNTB Italin ổn định. Riêng nước Mĩ đầu tư vào các công ti cổ phấn ở Italia gần 200 triệu đô la. 

Chính phủ Mátxôlini ngay khi mới lên cầm quyền đã ra sức bảo vệ và củng cố chế độ TBCN. Chính quyền đã thủ tiêu mọi sự ràng buộc đối với hoạt động kinh doanh, bãi bỏ nhiều thứ thuế cho bọn đại tư bản (kể cả thuế thừa kế và thuế xa xỉ phẩm), giải tán Ủy ban kiểm tra hợp đồng về những đơn đặt hàng quân sự. Chính phủ cho vay và trợ cấp tiến cho các cổ đồng, bỏ chế độ làm việc 48 giờ 1 tuần, cho phép tư bản được tự do định đoạt chế độ làm việc ở các xí nghiệp. Chính sách ruộng đất của chính  phủ Mútxôlini cùng khuyến khích mở rộng hình thức sản xuất TBCN trong nông nghiệp. Năm 1923, chính phủ hủy bỏ sắc lệnh (thông qua năm 1919), trong đó thừa nhận việc cổ nông và bẩn nông chiếm những ruộng đất của địa chủ bỏ hoang hay chăm bón kém. 

Chính phủ Mútxôlini trong thời kì đầu mới cầm quyền còn để cho các đảng tư sản tham gia chính phủ và giữ nguyên các tổ chức công đoàn, nghị viện. 

Tuy nhiên ngay từ khi lên cầm quyền, chính phủ Mútxôlini đã áp dụng chính sách khủng bố tàn bạo và công khai chống lại phong trào cách mạng vũ sản, truy nã và giết hại hàng loạt những người cộng sản, hạ thấp lương công nhân, tăng thuế đánh vào nông dân. 

Do tăng cường bóc lột nhân dân và do sự giúp đỡ của Mi, Anh, CNTB Italia được phát triển ổn định trong một thời gian. Tuy nhiên, sự ổn định này không bền vững vì nền kinh tế phát triển một chiều, nghĩa là ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp chiến tranh. Hơn nữa, so với các nước tư bản khác, thời gian ổn định của CNTB Italia ngắn ngủi hơn. Khoảng năm 1926 – 1927, ở Italia lại xuất hiện cuộc khủng hoảng kinh tế mới: sản xuất giảm, thất nghiệp tăng, đồng lia hạ giá chỉ bằng 1/5 trước chiến tranh. Trong hai năm 1925 – 1926, Italia phải vay của nước ngoài 7 tỉ lia, trong đó tuyệt đại đa số là của Mĩ. 

Đầu năm 1926, tình hình chính trị trong nước gặp nhiều khó khăn Phong trào chống đối chủ nghĩa phát xít ngày càng lên mạnh. Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội, Đảng Thiên Chúa giáo và nhiều đảng phái khác lập thành phe đối lập chống chính phủ. Mútxôlini nhiều lần bị ám sát hụt. Nhân dịp này, chính phủ ban bố hàng loạt đạo luật “đặc biệt” giải tán tất cả các chính đảng (trừ đảng phát xít), thủ tiêu tư cách nghị viện và đóng của các cơ quan báo chi của họ. Chính phủ còn tổ chức ra cơ quan đặc vụ và tòa án đặc biệt để bắt bớ và xử tử những người chồng phát xít. Cuối cùng, đạo luật ban hành 3-1928 trao cho lãnh tụ đảng phát xít quyền chọn đại biểu quốc hội. Mútxôlini trở thành kẻ độc tài chuyên chế nhất, là kẻ “nhân danh quyền lợi quốc gia” để cai trị. 

Thông qua hàng loạt những đạo luật và biện pháp phản động, chế độ dân chủ tư sản đã bị thủ tiêu tận gốc, chế độ phát xít khác nghiệt đã được thiết lập ở Italia. 

Về mặt đối ngoại, chính quyền phát xít tìm cách bành trướng ra nước ngoài, như giành quyền làm chủ vùng biển Ađơriatich, mở rộng và duy trì ảnh hưởng ở Trung Âu, đặc biệt là Áo và Hung. Trong những năm 1926-1927, chính phủ phát xít ra sức hoạt động và đã kí kết được hiệp ước liên minh với Anbani mà trên thực tế là để kiểm soát được nước này về mặt tài chính và quân sự, chuẩn bị điều kiện cho chúng mở rộng xâm lược ra vùng Bancăng sau này. 

Tóm lại trong những năm ổn định của CNTB ở Italia là những năm bọn phát xít Mútxôlini thiết lập chế độ khủng bố công khai ở đây. Song do địa vị kinh tế và chính trị thấp kém, chủ nghĩa phát xít Italia chưa gây một tác động lớn trong thế giới TBCN.