Liên Bang Nga, cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) và các nước Đông Âu từ 1991 đến 1995

I. Liên bang Nga 

1. Tình hình kinh tế 

Liên bang Nga có diện tích 17,1 triệu km, lớn gấp 1,6 lần diện tích toàn châu  u, 1,8 lần lãnh thổ Mỹ và là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Tiềm năng vẽ cán bộ kỉ thuật, vẻ tài nguyên thiên nhiên ở nước Nga rất lớn. Tuy nhiên, từ nửa sau những năm 70 trở lại đây (cả trong thời kì còn nằm trong Liên bang Xô viết và sau khi Liên bang này tan rã), nên kinh tế nước Nga khủng hoảng, suy sụp. Cuộc cải tổ đã diễn ra toàn Liên bang, trong đó có nước Nga, nhưng không cứu vãn được tình hình. Nhưng rồi cải tổ cũng bị chấm dứt do cuộc đấu tranh trong nội bộ những người lãnh đạo Liên Xô. Liên bang Nga đi theo con đường của mình. Đường lối  kinh tế cũng như các chính sách đối nội, đối ngoại của nước Nga do những người chủ trương “con đường tư nhân hoã quyết định. 

Từ năm 1992, Tổng thống Enxin, Thủ tướng Gaida và những người cộng sự của họ đã đề ra cương lĩnh tư nhân hoá nền kinh tế nước Nga. 

Quá trình tư nhân hóa ở Nga được bắt đầu từ tháng 7-1992, nhưng trên thực tế ngay từ năm 1987 đã diễn ra sự chuyển hoá tài sản nhà nước vào tay tư nhân qua việc cho phép các xí nghiệp lập các hợp tác xã nhỏ. Sau một thời gian hoạt động, vin vào có này cở nọ, xí nghiệp xin rút khỏi hợp tác xã và bản lại số diện tích và trang thiết bị đó theo giá còn lại khá hời, thậm chí còn “tặng” các thứ đó cho hợp tác xã hoặc cũng có thể cho thuê theo các điều kiện ưu đãi. Thế là hợp tác xã với các tài sản “khiêm tốn” ban đầu rơi vào tay tư nhân. Đây là cách cướp đoạt tài sản công khai phổ biến trong những nam cải tổ. Nam 1992, Chính phủ dự kiến chuyển 20% xí nghiệp công nghiệp nhà nước và 70% cơ sở thương nghiệp dịch vụ sang sở hữu tư nhân. Đường lối do Chính phủ tiến hành đã tạo ra tầng lớp tư sản mới khá đông đảo trong xã hội Nga. 

Các nhà cải cách thị trường ở Liên bang Nga chủ trương tư nhân hoá trong thời gian ngắn nhất. Cho đến tháng 7-1994, nước Nga đã tư nhân hoá khoảng 70% số xí nghiệp công nghiệp và lĩnh vực dịch vụ. 

Việc tư nhân hóa ở ạt, thiếu kiểm soát chặt chẽ từ việc phân phát cho không phiếu tư nhân hoá cho đến phát hành cổ phiếu,việc không định giá tài sản trước khi tư nhân hoá v.v… đã khơi dậy và thúc đẩy mạnh mẽ làn sóng kinh doanh ngầm(1), kể cả tội phạm kinh tế. Theo số liệu của Bộ Nội vụ Nga, giữa năm 1993 có tới 40 nghìn xí nghiệp được thành lập hoặc kiểm soát bởi các cơ cấu tội phạm. Từ 70% đến 80% số công ti tư nhân hoặc đã tư nhân hoá và các ngân hàng thương mại phải thường xuyên cũng nạp cho các nhóm tội phạm và viên chức tham nhũng để duy trì sự tổn tại của mình. Nhiều vụ bê bối đã nổ ra trong hoạt động của các công ti tài chính (điển hình như vụ “Công ti MMM”, “Công ti dầu lửa độc lập”, Ngân hàng thương mại Chera”…). Đó là những bằng chứng về mặt trái của “kinh tế ngầm và tội phạm kinh tế. 

Cũng từ năm 1992, Chính phủ Liên bang Nga thực hiện việc thả nổi giá cả đối với phần lớn các mặt hàng. Điều đó dẫn tới sự tăng nhanh giá cả tất cả các mặt hàng, trước hết là những mặt hàng thiết yếu (trong vòng một năm, giá cả tăng từ 50 lần đến 100 lần).

Với việc để xưởng tự do giá cả, Thủ tướng Gaiđa coi đó là biện pháp quyết định để xoá bỏ nền kinh tế và các tổ chức xã hội Xô viết trước kia. 

Những biện pháp của Chính phủ Nga vẫn không cứu vãn được nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoàng sâu sác. Sản xuất công nghiệp năm 1992 giảm xuống còn 20%. Sự suy thoái tiếp tục cả trong năm 1993. Mức sống của nhân dân, đặc biệt là công nhân viên chức, từ sau năm 1991 giảm sút nghiêm trọng. Mức lương trung bình của công nhân viên chức thời kì này là 257 nghìn rúp/tháng, thấp hơn của người Mĩ tới 25 lần. 

Mong muốn thoát khỏi tình trạng sản xuất trì trệ, nạn thất nghiệp lan tràn và mức sống công nhân viên chức xuống quá nhanh. Ngân hàng Trung ương Nga phải trở lại chính sách tăng tin dụng, kể từ giữa năm 1992. Tốc độ tăng tiền tệ của quý III năm 1992 là 25% so với 9 – 14% của hai quý trước. Năm 1992, các khoản trợ cấp trực tiếp dưới dạng tín dụng, “hoặc tiền cho vay” thông qua ngân sách cho các doanh nghiệp tương đương 25% GDP. Việc làm của ngân hàng Trung ương có tác dụng nhất thời giúp các xí nghiệp tránh được khủng hoảng thanh toán, nhưng đồng thời cũng vực dậy cả các xí nghiệp làm ăn không có hiệu quả. Mặt khác, chính sách của ngân hàng rõ ràng đã thúc đẩy lạm phát, tuy sau đó có giảm (lạm phát năm 1992 là 1353%, năm 1993 giảm xuống còn 296%, năm 1994 còn 292%). Năm 1992, giá hàng tiêu dùng và dịch vụ tăng 26 lần, giá bán buôn sản phẩm công nghiệp tăng 34 lần. 

Tháng 12-1992, Đại hội VII Đại biểu nhân dân Nga đánh giá hoạt động của Chính phủ Enxin – Gaiđa không thành công, nhất là về lãnh đạo kinh tế. Thủ tướng Gaida phải từ chức. Người đứng đầu chính phủ mới là ông V. Checnômiđin. Ông dự định từ đầu năm 1993 sẽ tiến hành điều chỉnh giá cả một loạt hàng hoá, trước hết là mặt hàng tiêu dùng rộng rãi. Nhưng kế hoạch không thực hiện được do cuộc đấu tranh trong nội bộ những người lãnh đạo Chính phủ và Xô viết tối cao. Năm 1993, cuộc đấu tranh bước vào giai đoạn mới, sâu sắc hơn. 

Xô viết tối cao đã công khai chống lại chính sách kinh tế của Tổng thống và Chính phủ, họ tuyên bố rằng chính sách đó sẽ đưa đất nước tới khủng hoảng kinh tế. Trong khi tiến hành phê phán các biện pháp tư nhân hoá và cải cách kinh tế triệt để của Chính phủ, Xô viết tối cao không đưa ra được cương lĩnh kinh tế của mình. 

2. Tình hình chính trị – xã hội 

Sau khi Liên Xô tan rã, nhiệm vụ chính trị chủ yếu của Ban lãnh đạo nước Nga là củng cố nhà nước có chủ quyền và ngăn chặn sự tan rã của nước Nga. 

Năm 1991, khi dựa vào vấn đề “dân chủ” và “tự trị” để đấu tranh lẫn nhau, Goócbachốp và Enxin đã tạo ra nguy cơ thực tế làm tan rã nước Nga. Một bên đưa ra lời hứa “tự trị” khi kí kết SNG; bên kia lại đưa ra khẩu hiệu giành quyền tự trị trong điều kiện có thể. Kết quả, tất cả các nước cộng hoà đều tuyên bố chủ quyền của mình, tách khỏi quy chế tự trị; tất cả các nước vùng tự trị đều tuyên bố là nước cộng hoà có chủ quyền. Một số nước cộng hoà rút dần ra khỏi nước Nga như Tactaxtan, Bacôtôtan, lacút v.v… Cộng hoà Checchen khi không được ban lãnh đạo Nga công nhận độc lập, đã ra tuyên bố rút khỏi Liên bang và sẵn sàng bảo vệ độc lập của mình bằng con đường vũ trang. 

Ngày 31-3-1992, tại Mátxcơva đã kí Hiệp ước Liên bang quyết định mối quan hệ qua lại giữa các chủ thể của Liên bang Nga (cộng hoà, vùng khu) và quyết định ranh giới lãnh thổ. Ngày 9-4-1992, Hiệp ước đã được phê chuẩn tại Đại hội VI Đại biểu nhân dân Liên bang Nga. Mặc dù Tactaxtan và Checchen không kí, nhưng đó là bước lớn trong cải cách Hiến pháp ở Nga. 

Bước thứ hai là dự thảo Hiến pháp mới. Vấn đề này đã được đặt ra vào tháng 6-1990, tại Đại hội lần thứ nhất Đại biểu nhân dân. Tháng 10-1991, Chủ tịch Uỷ ban Hiến pháp – Enxin (và được bầu làm Tổng thống năm đó) đã trình bày dự thảo Hiến pháp tại Đại hội V Đại biểu nhân dân Nga. Đại hội đại biểu nhân dân lần thứ VI (4-1992) đã quyết định tiếp tục xem xét, đưa nội dung chủ yếu của Hiệp ước Liên bang vào dự thảo Hiến pháp. 

Năm 1992, ngọn lửa xung đột sắc tộc đã vượt qua biên giới Capcado tràn vào lãnh thổ nước Nga. Lúc đầu người ta chia nước Cộng hoà Checchen Ingusơ thành hai nước cộng hoà. Người Ingusơ đã chống lại. Vào cuối năm 1992, những người lãnh đạo Nga đã buộc phải sử dụng lực lượng vũ trang để dẹp hai bên thù địch. 

Sự tập hợp lực lượng đối lập cũng diễn ra theo xu hướng của những người cộng sản và cánh tả. Họ buộc tội chính quyền vì đã phản bội lại lợi ích nước Nga và người Nga. Cuộc đấu tranh giữa các lực lượng này đã quyết định tính chất đời sống chính trị – xã hội nước Nga trong những năm 1992 – 1993. 

Trong cuộc bầu cử (tiến hành ngày 12-12-1993) vào nghị viện mới ở Nga, những người cộng sản và Đảng Dân chủ tự do đã giành được nhiều ghế. Phia ủng hộ Tổng thống của Gaida bị giảm sút đáng kể. Tháng 1-1994, nghị viện mới bắt đầu hoạt động 

3. Chính sách đối ngoại 

Đặc điểm nổi bật của chính sách đối ngoại Nga trong các năm 1991-1992 là đặt trọng tâm vào việc xây dựng các mối quan hệ với các nước phương Tây, thực hiện đường lối đối ngoại thân phương Tây, đặt phương Tây lên vị trí hàng đầu, “tìm mọi cách cho phương Tây thấy rằng Nga là người mình…”. Chính vì vậy, mà người ta đã dùng thuật ngữ “đường lối hướng Đại Tây Dương” để diễn đạt định hướng cơ bản của chính sách đối ngoại Nga giai đoạn này. 

Trong giai đoạn 1991 – 1992, nước Nga ra sức khai thác mọi khả năng (và bằng mọi giá) để đẩy nhanh cải cách thể chế kinh tế, chính trị theo hình mẫu Tây Âu, tăng cường mở rộng quan hệ với các nước Tây Âu, Mỹ, trước hết là Cộng đồng châu Âu và các nước G.7, hi vọng thông qua đó tìm kiếm sự trợ giúp của các nước này về tài chính, kĩ thuật và công nghệ Tuy vậy, với một loạt cải cách kinh tế được tiến hành một cách nóng vội hoặc rập khuôn nước ngoài một cách máy móc, nước Nga “hối hả đi đến dân chủ và thị trường nhưng lại quên mất rằng để có dân chủ và thị trường như ngày nay, các nước công nghiệp phương Tây đã phải trả giá quá 200 năm”. Rốt cuộc, tình hình nước Nga chẳng những không được cải thiện mà còn tiếp tục lao sâu vào khủng hoảng toàn diện. 

Tình hình trên đây đặt ra hàng loạt vấn đề đòi hỏi nước Nga phải xem xét lại một cách nghiêm túc bước đi của cải cách kinh tế và đường lối đổi ngoại “định hướng Đại Tây Dương”. Vấn đề xác định “bản sắc Nga” thực sự trở thành một trong những vấn đề căn bản nhất trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của nước Nga ở thập niên 90. 

Đến cuối năm 1992, trong chính sách đối ngoại của nước Nga đã có những điều chỉnh rất cơ bản, với việc thừa nhận nét đặc trưng nổi bật của “bản sắc lưỡng thể” Âu – Á của nước Nga. Tuy nhiên, cần thấy rằng sự thay đổi định hướng đối ngoại của nước Nga không bao hàm trong đó sự phủ định hoặc coi nhẹ quan hệ của nước Nga với các nước châu Âu và phương Tây, mà nhằm khác phục việc tuyệt đối hoả cách nhìn nhận và mối quan hệ với các nước phương Tây trong khi chưa chú trọng đúng mức đến các quan hệ với châu Á, phương Đông nói chung và các nước SNG nơi riêng. Sự thay đổi này có thể coi như bước điều chỉnh mang tính chất chiến lược trong chính sách đối ngoại của Nga kể từ khi bước lên vũ đài quốc tế trong tư cách một chủ thể độc lập. 

Như vậy, khi triển khai định hướng đối ngoại mới, ban lãnh đạo nước Nga đã coi việc xây dựng “vành đai láng giềng thân thiện” dọc theo biên giới Nga là một trong những nhiệm vụ chiến lược hàng đầu, trong đó các nước SNG được coi là “khu vực lợi ích sống còn của Nga”, nên quan hệ với họ được xác định là “ưu tiên số một”.

Chỉ sau khi bầu Quốc hội mới (12-1995), phản ánh một tương quan so sánh lực lượng mới trong nội bộ nước Nga, thì sự điều chỉnh mới thực sự được định hình trong chính sách đối ngoại của Nga, hay nói cách khác, hoạt động đối ngoại của Nga chuyển sang giai đoạn mới. 

II. Những nét lớn về Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) 

1. Tình hình kinh tế 

Sau sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô, các nước cộng hoà trước đây đã hoàn toàn độc lập và bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế. Cung giống như Liên bang Nga, các nước SNG còn lại đã hướng tới con đường kinh tế thị trường. 

Các cố vấn phương Tây, những người vội và giúp đỡ” các nước SNG vì quyền lợi của chính họ, IMF (quỹ tiền tệ quốc tế) đã áp đặt những phương án cải cách nghiêm ngặt mà không hể tính đến những đặc thù và truyền thống dân tộc, không hề tính đến một thực tế là nền kinh tế của những nước cộng hoà này đã trở thành một thể thống nhất trong những năm còn nhà nước Liên bang Xô viết. Những mô hình kinh tế thị trường tiền tệ cứng nhắc do Mĩ và các nước phương Tây đưa ra đã không phù hợp với điều kiện của SNGnhưng vẫn được các nhà lãnh đạo của SNG tiếp nhận một cách vội vã. 

Cũng như ở Nga, những cải cách kinh tế được bắt đầu ở các nước SNG với nội dung là: 

– Thả nổi tự do giá cả mà không chú ý đến hậu quả của nó. 

– Thay đổi hình thức sở hữu, chuyển giao vội vã tài sản quốc gia sang những doanh nghiệp tư nhân, cổ phần và hỗn hợp v.v… 

– Thay đổi trên quy mô lớn nền công nghiệp quốc phòng . 

– Phá bỏ hệ thống kinh tế có kế hoạch trước đây và hình thức nhà nước quản lí nền kinh tế, để cho các doanh nghiệp phải tự đối đầu với những điều kiện còn mới mẻ của kinh tế thị trường. 

Sự đổ vỡ của những mối quan hệ kinh tế giữa các xí nghiệp, sự tách chúng ở những nước cộng hoà khác nhau, việc phá vỡ sự hợp tác giữa các nước cộng hoà trước đây, sự thay đổi tiền tệ, vấn đề thanh toán hàng hoá … là những nguyên nhân chính làm suy giảm sản xuất công nghiệp. 

Việc khuyến khích thương mại tự do đã tăng nhanh số lượng người mỗi giới, đấu cơ tích trữ và tăng số người phạm tội. Hậu quả của việc áp dụng những hình thức cải cách kinh tế không phù hợp này trong các nước SNG trong những năm đầu là rất tối tệ. 

Tính riêng trong năm 1992, GDP của các nước SNG giảm xuống 17,4% và tính trong hai năm rưỡi cải cách (từ năm 1992 đến 1994) giảm xuống 40%. Nói chung, mức tăng GDP thực tế giảm, lạm phát trầm trọng. 

Sản xuất công nghiệp giảm 18,2% (năm 1992) và nếu tính trong khoảng thời gian hai năm rưỡi thì đúng bằng mức sản xuất năm 1972, đưa các nước SNG trở lại với tình trạng 22 năm về trước. 

Thị trường tiêu dùng tràn ngập hàng ngoại với giá “cắt cổ” đã đánh bật các mặt hàng sản xuất trong nước. 

Năm 1994, sản xuất tiếp tục giảm. Sáu tháng đầu năm 1994, sản lượng công nghiệp đáng lo ngại. Từ tháng 1 đến tháng 5-1994, so với cùng kì năm 1993, giảm 38% ở Ucraina, 33% ở Bêlarút, 29% ở Cadắcxtan v.v.. 

Từ nửa sau năm 1994 trở lại đây (đặc biệt từ cuối năm 1995), nền kinh tế của các nước SNG có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng. Tuy nhiên so với một số nước Đông Âu có mức tăng trưởng nhanh (như Ba Lan, Hunggari…) thì các nước SNG còn phải cố gắng nhiều . 

Công cuộc cải cách đã gây ra tình trạng lạm phát chưa từng thấy, giá cả tăng nhanh hơn mức lương và các khoản thu nhập khác. Ở Bêlarút, giá hàng tiêu dùng tang 423 lần (từ tháng 12-1991 đến tháng 12-1993), trong khi đó thu nhập tăng 177 lần. Cuộc sống của nhân dân giảm sút nghiêm trọng, tỉ lệ thuận với sự suy thoái kinh tế. 

2. Tình hình chính trị – xã hội 

Nét đặc trưng của tình hình chính trị ở các nước SNG từ sau khi Liên Xô sụp đổ là: 

– Sự xung đột sắc tộc diễn ra ở nhiều nước cộng hoà Adecbaigian và Acmênia, Grudia và Apkhadia, Ucraina và Crưm. 

– Các đảng phái chính trị, các lực lượng chính trị “mọc lên như nấm”. Cho đến nay, tính chung trong các nước cộng hoà của Liên Xô cũ có gần 1000 tổ chức, đảng phái chính trị khác nhau. Đây là sản phẩm “tất yếu” của chính sách “đa nguyên, đa đảng” và “dân chủ hoá”, được M. Goócbachop khởi xướng từ những năm “cải tổ”. 

– Vấn đề xã hội cực kì nan giải. Do sự giảm sút của sản xuất, dẫn tới đời sống của nhân dân hết sức khó khăn, đặc biệt là những người về hưu, những gia đình đông con và những gia đình công nhân viên chức sống bằng đồng lương của nhà nước (y tế, giáo dục, khoa học, văn hoá nghệ thuật) và 2/3 trong số đó có mức lương thấp hơn mức sống. 

Sự chênh lệch về tiền lương cũng tăng lên: 10% số người được trả lương cao nhất, nhiều gấp 30 lần 10% những người được trả lương thấp nhất (năm 1990, mức chênh lệch này là 4,5 lần). Xã hội đang bị phân hoá giàu nghèo một cách sâu sắc. 

Một vấn đề nhức nhối khác là tình trạng thất nghiệp tăng nhanh trong các nước SNG. Năm 1993, lực lượng lao động ở SNG là 132 triệu người, trong đó 126,5 triệu người có việc làm, còn lại 5,5 triệu người thất nghiệp. 

Trong những năm cải cách, số người có công ăn việc làm giảm nhiều, nhất là trong ngành công nghiệp (từ 7 – 14%), xây dựng ( từ 6 – 26%), khoa học (từ 9 – 20%) và giao thông. 

Một trong những vấn đề thiết yếu là việc làm cho thanh niên. Ở hầu hết các nước SNG, số lượng người thất nghiệp dưới 22 tuổi ngày càng tăng Ngoài tình trạng thất nghiệp “mở”, còn có cả tình trạng thất nghiệp “kín”. Đó là những người làm việc nửa ngày hoặc những người làm không án lương. Con số dự đoán về hiện tượng này dao động từ 10 đến 15 triệu người, chiếm khoảng từ 8 đến 12% tổng số lao động trong các nước SNG. 

Tình trạng kinh tế ở các nước SNG và triển vọng phát triển của nó. với quá trình bị phá sản mạnh, khảng định tình trạng thất nghiệp ở SNG sẽ còn tăng nhanh. 

Sau một thời bị động, lúng túng và phải lùi bước, các Đảng Cộng sản và” cánh tả” bắt đầu trụ lại, xác định lại đường lối, chính sách và phương thức hoạt động cho phù hợp với điều kiện mới, tranh thủ những bất bình của quần chúng đối với chính quyền mới để tập hợp lực lượng, tiến hành đấu tranh bảo vệ lợi ích của người lao động. Các Đảng Cộng sản Bélarút, Ucraina, Cưrgixtan, Mônđôva, Acmênia v.v.. đã được phục hồi và bắt đầu tham gia chính quyền. Đảng Cộng sản Ucraina (với 12 vạn đảng viên) có 9 đại biểu tham gia Quốc hội. Đảng của những người cộng sản Bêlarút (với hơn 3 vạn đảng viên) có 43 đại biểu Quốc hội. Đảng Cộng sản Tatgikixtan vừa phải đương đầu với các lực lượng đạo Hồi chính thống cực đoan, vừa lãnh đạo nhân dân tránh khỏi nội chiến. Với hơn 7 vạn đảng viên, Đảng Cộng sản Tatgikixtan vẫn bảo tồn được toàn bộ tổ chức và tài sản của Đảng ở trung ương và địa phương và là đảng duy nhất hoạt động hợp pháp ở nước này. Đảng Dân chủ Udobekixtan được thành lập trên cơ sở Đảng . Cộng sản trước đây, có 35 vạn đảng viên, có cơ sở đảng ở tất cả các địa phương, là đảng cầm quyền, chiếm 75% ghế trong Quốc hội, 100% ghế trong Chính phủ, Chủ tịch Đảng là Tổng thống. Hiện nay, các Đảng Cộng sản ở Liên Xô cũ đang tăng cường xu hướng phối hợp hành động với nhau. 

3. Chính sách đối ngoại 

Cũng giống như Liên bang Nga, sau khi độc lập, các nước $NG đều có xu hướng “hướng ngoại”. Các nước nằm ở phần châu Âu hướng về Tây Âu, Bắc Âu: Ucraina để cao lí tưởng về việc thành lập liên minh với Hunggari, Ba Lan; Bêlarút nghiêng về Ba Lan; Mônđôva muốn hợp nhất với Rumani bằng quan hệ liên minh… Những lời hứa hẹn “giúp đỡ”, “viện trợ” của phương Tây làm thúc đẩy xu hướng “thần” phương Tây ở các nước phần châu Âu của Liên Xô cũ. Ngay sau khi Liên Xô tan rã, các Bộ trưởng Ngoại giao và Tài chính EC đã hứa hẹn viện trợ đợt đấu 250 triệu USD cho các nước SNG. Một hội nghị quốc tế do Mĩ để xưởng được triệu tập vào tháng 1-1992 để thúc đẩy các kế hoạch viện trợ cho các nước thuộc Liên bang cũ. Các nước SNG mơ tưởng đến một phương Tây giàu có, phồn vinh, “thiên đường” của tự do và tưởng rằng nếu được “các ông chủ phương Tây hào hiệp” giơ tay đón thì có thể đến được giàu có, phồn vinh… 

Còn các nước thuộc phần châu Á của Liên Xô cũ cũng muốn “hướng ngoại”, tìm kiếm sự hợp tác với các nước láng giềng Hồi giáo ngoài Liên bang cũ: Iran, Thổ Nhĩ Kì, Apganixtan, Pakixtan nhằm “dò tìm con đường phát triển của đất nước mình. Về phần mình, các nước Hồi giáo láng giềng này (nhất là Iran và Thổ Nhĩ Kì) cũng ra sức tận dụng thời cơ thuận lợi sau khi Liên Xô tan rã, các nước Trung Á còn trong cục diện rối ren, để tranh giành ảnh hưởng ở khu vực chiến lược quan trọng này. 

Từ mùa thu năm 1993, thực tế khắc nghiệt trong không gian địa – chính trị, địa – kinh tế thời kì “hậu Xô viết”, nhất là hiện trạng kinh tế hầu như tuyệt vọng, đã thức tỉnh các nước SNG khỏi “giấc mơ độc lập” và “thiên đường phương Tây không với tới, giúp họ trở lại tái liên kết với nhau. 

Tháng 9-1993, các nước SNG kí Hiệp ước về thành lập liên minh kinh tủ tại Matxcơva. Bước tiến quan trọng mà các nước SNG đạt được tại Hội nghi Thượng đỉnh lần thứ 14 của Hội đồng các nguyên thủ quốc gia ngày 21-10-1994 là việc thành lập Uỷ ban kinh tế liên quốc gia. Tính đến giữa năm 1994, các nước SNG đã kí với nhau hơn 400 hiệp ước và hiệp định các loại. Quan hệ liên kết đang được tái xác lập từng bước và đang phát huy tác dụng tích cực đến cuộc sống kinh tế của mỗi nước. 

Mối quan hệ giữa nước Nga và các nước SNG được đẩy mạnh và rất quan trọng đối với khối nước này. Trong quan hệ với $NG từ cuối 1992 đến 1993, Nga đã tiến hành chính sách phân chia phạm vi lợi ích riêng và lợi ích chung. Đến tháng 1-1993, Nga đã kỉ được với các nước SNG hơn 250 tài liệu điều hành quan hệ với các quốc gia khác của cộng đồng. 

Tuy nhiên, quan hệ giữa các nước SNG, giữa Nga với các nước này cũng có những vấn đề phức tạp, nhất là về vấn đề phân chia tài sản, vũ khí, vấn để nợ nấn (chẳng hạn, mối quan hệ giữa Nga – Ucraina khá căng thẳng về vấn đề vũ khí hạt nhân, hạm đội Biển Đen, bán đảo Crưm, quy chế Xevaxtôpôn, đồng tiền Ucraina v.v..). 

Tuy nhiên, sự thay đổi định hướng đối ngoại của các nước SNG không có nghĩa rằng các nước này coi nhẹ hoặc phủ định mối quan hệ với các nước phương Tây, Mỹ và các nước Hồi giáo mà đó chỉ là sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. 

III. Những nét chung về các nước Đông Âu từ năm 1991 đến 1995 

Từ sau các cuộc “cách mạng nhung” năm 1989, tình hình các nước Đông Âu nhìn chung vẫn chưa được cải thiện. Mất lòng tin ở mô hình chủ nghĩa xã hội trước đây, người dân Đông Âu vẫn chưa tìm thấy ở những cơ cấu mới đang được hình thành ở nước họ một sự bảo đảm chắc chắn cho hiện tại và tương lai. Bước chuyển tiếp từ hệ thống lãnh đạo tập thể sang hệ thống dân chủ đại nghị, từ nền “kinh tế tập trung kế hoạch hoa” sang nền “kinh tế thị trường” đã làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. 

Đến nay giai đoạn khó khăn nhất (1991 – 1992) đối với các nước Đông Âu đã qua rối. Một số nước đã có chỉ số tăng trưởng, một số nước còn khó khan, một số nước diễn ra xung đột đẫm máu. Để lấy lại tốc độ thời “hoàng kim” của các nước Đông Âu dưới thời chủ nghĩa xã hội chắc là còn rất khó khăn. 

1. Tình hình kinh tế 

Rũ bỏ mô hình kinh tế tập trung kế hoạch hoá, các nước Đông Âu bước vào thập niên 90 trong cuộc hành trình đến năm 2000 với hai nhiệm vụ nặng trầu trên vai: xây dựng chế độ dân chủ và kinh tế thị trường. 

Một trong những đặc trưng nổi bật ở tất cả các nước Đông Âu trong những năm chuyển đổi vừa qua là sản xuất suy thoái nặng nề . Nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở các nước XHCN Đông Âu có xu hướng giảm đi trong những năm 80, tuy nhiên vẫn ở chỉ số phát triển dương. Thí dụ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước này trung bình tăng 4,5 % năm 1988 và 2,3 % năm 1989. Nhưng từ năm 1990 đến nay, nhịp độ tăng GDP đã giảm nhanh: -2% năm 1990, -12,7% năm 1991, – 10,2% năm 1992 và dự kiến -10% năm 1993. Sản xuất công nghiệp giảm mạnh ở tất cả các nước. Trong thời gian từ 1988 đến 1992, sản xuất công nghiệp ở Bungari giảm 54%, Rumani giảm 54%, Tiệp Khắc giảm 40%, Hunggari và Ba Lan mỗi nước giảm khoảng 32%. Năm 1993, sản xuất công nghiệp ở Ba Lan và Hunggari đã có nhịp độ tăng khá cao, đạt khoảng 3 – 4%. Năm 1992, nhiều chuyên gia dự báo rằng, năm 1993, ba nước là Hunggari, Ba Lan, Tiệp Khắc sẽ thoát khỏi suy thoái và có nhịp độ tăng trưởng GDP dương, nhưng trên thực tế, Ba Lan có nhịp độ tăng GDP khá cao (4%) và Cộng hoà Séc (1%), trong khi Hunggari theo số liệu thống kê chưa đầy đủ vẫn giảm ở mức -9%. Các nước Đông Âu khác, như Bungari, Rumani suy thoái vẫn ở mức 2 – 3%. 

Trong những năm qua, nếu lạm phát đang có xu hướng giảm và được kiểm soát thì nạn thất nghiệp lại có xu hướng gia tăng ở tất cả các nước Đông Âu và trở thành một vấn đề kinh tế – xã hội gay gắt chưa thể giải quyết nổi trong “một sớm, một chiều”. Những năm 1989 – 1990, nạn thất nghiệp ở các nước này ở mức không đáng kể, nhưng hiện nay phổ biến ở mức 10% lực lượng lao động.

Thất nghiệp gia tăng là hậu quả trực tiếp của tình trạng suy thoái sản xuất kéo dài. Kinh tế Đông Âu trong những năm chuyển đổi vừa qua rõ ràng là tối tệ, suy thoái kèm theo lạm phát, thất nghiệp, thiếu hụt ngân sách và nợ nước ngoài tăng mạnh. Ở các nước Ba Lan, Cộng hoà Séc và Hunggari, do cải cách sớm (hoặc chuyển đổi trong tình hình lợi dụng được các cơ hội bên trong và bên ngoài) thì tình hình kinh tế đỡ bị đất hơn, thậm chí năm 1992 – 1993 đã có sự tăng trưởng so với những năm trước. Ở những nước Đông Âu còn lại, vốn là những nước tiến hành cải cách muộn màn (Bungari, Rumani), hoặc rơi vào cuộc xung đột sắc tộc bị Liên Hợp Quốc trừng phạt (như Nam Tư), hoặc tách thành quốc gia độc lập (Xlovakia)…, tình hình kinh tế đang còn hết sức khó khăn và khả năng thoát khỏi khủng hoảng cũng không thể một sớm một chiều. 

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, trong những năm chuyển đổi vừa qua, các chính phủ Đông Âu đã có những nỗ lực lớn để ổn định kinh tế vi mô, mặc dù không phải mọi trường hợp đều thành công. Những nhiệm vụ kinh tế được các chính phủ Đông Âu ưu tiền giải quyết là: đình chỉ suy thoái; ngăn chặn, kiềm chế lạm phát; giảm thiếu hụt ngân sách, cân bằng cán cần thương mại và cán cân thanh toán quốc tế; ngăn chặn sự gia tăng tỉ lệ thất nghiệp… 

Bức tranh kinh tế của các nước Đông Âu trong những năm vừa qua là âm đạm và tồi tệ so với trước đây, nhưng nó đang trong xu hướng sáng dần kể từ năm 1992. Triển vọng kinh tế trong những năm tới có thể tiếp tục sáng sủa hơn, song không đều và ở mức độ rất khiêm tốn. Suy thoái có thể được chấm dứt ở hầu hết các nước Đông Âu vào nam 1994 – 1995, song nạn lạm phát và thất nghiệp vẫn còn ở mức cao, tuy có giảm so với những năm vừa qua.

2. Tình hình chính trị – xã hội 

Cải cách kinh tế đã dẫn tới một hậu quả xấu trong các nước Đông Âu về mặt chính trị – xã hội. Đời sống của những người lao động ngày một khó khăn. Tình trạng thất nghiệp tăng nhanh. Năm 1993, Hunggari có 1 triệu người thất nghiệp, Ba Lan – 2,5 triệu, Nam Tư – 2 triệu, Rumani 1,2 triệu. 

Sự phân hoá giàu nghèo diễn ra dữ dội. Những người trở thành tỉ phú có thể đếm trên đầu ngón tay trong khi đại bộ phận nhân dân bị bắn cùng hoá. Theo số liệu năm 1992, 1 triệu người ở Hunggari, 2,3 triệu người ở Cộng hoà Séc – Xlôvakia, từ 8 – 10 triệu người ở Ba Lan sống dưới mức nghèo khổ. Cảnh người ăn xin xuất hiện trên đường phố ngày một nhiều. Trong vài năm tới, thu nhập quốc dân của các nước Đông Âu có thể giảm từ 10 – 137%. Phong trào chống đối chính phủ trong các nước ngày một tăng (như ở Đức, Ba Lan, v.v…). 

Nét điển hình của các nước Đông Âu thời kì “hậu cộng sản” là sự không ổn định về chính trị. Cuộc đấu tranh giành giật quyền lãnh đạo của các đảng phái chính trị mới lên hết sức quyết liệt. Họ thống nhất với nhau một điểm là bác bỏ chế độ cộng sản chủ nghĩa, nhưng lại bất động sâu sắc về bước đi, chủ trương, biện pháp nhằm đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Sự bất hoà diễn ra giữa các đảng và trong nội bộ mỗi đảng, dẫn đến sự phân hóa sâu sắc giữa các liên minh chính trị mới. Cuộc khủng hoảng chính phủ diễn ra ở tất cả các nước, mâu thuẫn giữa Tổng thống và Thủ tướng giữa Quốc hội và Chính phủ ở một số nước đã phản ảnh tỉnh hình chính trị không ổn định. Nhằm giữ vững quyền lực, các đảng cầm quyền đã cố gắng củng cố thể chế mới, đẩy mạnh việc thanh lọc lực lượng cộng sản và dân chủ ra khỏi cơ quan quyền lực. 

Một trong những vấn đề gay cấn của các nước Đông Âu sau năm 1990 là sự căng thẳng của vấn đề dân tộc. Trong từng nước đều có các cuộc xung đột dân tộc, chứa đựng nguy cơ nội chiến. “Chủ nghĩa dân tộc cực đoạn” và vấn đề “li khai” trỗi dậy mạnh mẽ. Một số thế lực cực hữu” hoặc “thiên hữu” đã lợi dụng các yêu sách về quyền dân tộc tự quyết để thực hiện những mục tiêu chính trị ích kỉ dẫn tới xung đột đẫm máu, làm tan ra nhà nước. Tiệp Khắc đã tách thành hai nước: Séc và Xlôvakia (1992). 

Ở Nam Tư, mâu thuẫn giữa ba cộng đồng – người Crsatia, người Xechi và người Hồi giáo đã dẫn đến cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài từ tháng 4-1992 đến tháng 12-1995. Cộng đồng quốc tế, thông qua Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu (EU), đã có nhiều cố gắng để đem lại hoà bình cho nước này. Ngày 21-11-1995, tại Đâyton (Mỹ), sau 21 ngày đàm phán, Tổng thống 3 nước cộng hoà Bôxnia – Hécxégovina, Xécbi, Croatia đã thoả thuận được Hiệp định hoà bình. 

Nét đáng chú ý trong đời sống chính trị của các nước Đông Âu thời kì “hậu chủ nghĩa xã hội” là uy tín và vai trò của các Đảng Cộng sản trước đây ngày càng tăng với việc trở lại cầm quyền của những nhân vật từng là đảng viên cộng sản trước đây (Rumani, Ba Lan, Bungari…). Có thể nói, ban lãnh đạo mới ở các nước Đông Âu đã lợi dụng tinh thần “chống cộng” của những kẻ quá khích để tiến hành đường lối xoá bỏ những giá trị của CNXI và lực lượng lãnh đạo của nó là các Đảng Cộng sản và công nhân trước đây. Nhưng thực tế cho thấy không thể phủ nhận sạch trơn những thành tựu của CNXH, cũng như không dễ dàng gạt bỏ được “lực lượng cánh tả ra khỏi đời sống chính trị. Cũng như ở các nước thuộc Liên Xô cũ, ở Đông Âu các lực lượng cánh tả đã đổi mới cương lĩnh đấu tranh, phương hướng hoạt động và đang dẫn dẫn lấy lại niềm tin của quần chúng. 

3. Chính sách đối ngoại 

Nét chung trong chính sách đối ngoại của Ban lãnh đạo các nước Đông Âu sau thời kì “các cuộc cách mạng nhung” là xu thế ngả hẳn sang phương Tây. Trong khi chấm dứt các hoạt động của Hội đồng tương trợ kinh tế (6-1991) và tiếp đó là khối Vacxava (7-1991), quân đội Liên Xô rút khỏi các nước này thì Ban lãnh đạo các nước Đông Âu thực hiện bước ngoặt – từ chính sách dựa vào Liên Xô và các nước XHCN là chủ yếu, sang chính sách dựa vào phương Tây và Mĩ. Mục tiêu chủ yếu của chính sách đối ngoại của các nước này là gia nhập vào các cơ cấu kinh tế, chính trị, quân sự của châu Âu, mong nhận được sự bảo trợ, giúp đỡ từ phương Tây và Mĩ. 

Tất cả các nước Đông Âu đều có nguyện vọng gia nhập Liên minh châu Âu (EU), khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đề nghị đó được chấp nhận về nguyên tắc, nhưng những diễn biến chung quanh vấn đề này cho thấy không đơn giản chút nào. Trước hết, quan điểm của các nước hàng đầu trong khối NATO về điều kiện tiên quyết đối với các nước Đông Âu là “phải có sự ổn định về chính trị và đảng cầm quyền phải được lòng” “ông chủ NATO”, phải đạt được sự tiến bộ trong việc xây dựng một nền dân chủ cũng như cải thiện quan hệ với các nước láng giếng, xây dựng một nền kinh tế thị trường tự do và dân chủ hoả bộ máy quản lí lực lượng vũ trang, điều chỉnh việc xây dựng quân đội của các nước này cho phù hợp với cơ cấu xây dựng quân đội của NATO. 

Mặt khác, mở rộng NATO cũng là một quá trình rất tốn kém với NATO cũng như các nước muốn gia nhập. Theo dự tính, phải cần ít nhất 7 tỉ USD trong vòng 10 năm cho việc chuyển giao vũ khí, cải thiện các trang thiết bị, kho tàng, sân bay… Các nước Đông Âu phải bỏ ra ít nhất 2,5 tỉ USD hàng năm (riêng Ba Lan phải chi ít nhất 150 triệu USD), chưa kể chi phí để xây dựng các cơ sở quân sự mới. Đó là gánh nặng cho nền tài chính các nước này sau nhiều năm suy thoái nghiêm trọng 

Về mặt đối nội, việc ban lãnh đạo các nước Đông Âu xin gia nhập NATO đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của các đảng đối lập và một bộ phận lớn nhân dân các nước này. Nhưng điều có tính chất tế nhị, tác động tới quá trình gia nhập NATO của các nước Đông Âu là thái độ phản đối của Nga. Nga coi việc mở rộng NATO tới sát đường biên giới nước mình là sự đe doạ trực tiếp tới an ninh của Nga, do đó đã kịch liệt phản đối các nước Đông Âu gia nhập NATO. Lập trường của Nga về vấn đề này được Tổng thống B. Enxin tuyên bố tại Hội nghị cấp cao Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE, 12-1994).