Liên Xô
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh
– Công nghiệp: tiến hành từ năm triển kinh tế quốc Công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô thực sự được 1946 với kế hoạch 5 năm lần thứ IV-khôi phục và phát dân (1946-1950).
Về công nghiệp, Liên Xô phải đồng thời giải quyết ba vấn đề quan trọng: thứ nhất, phi quân sự hoá nền kinh tế bằng cách chuyển sang xây dựng các công trình dân dụng; thứ hai, khôi phục các xí nghiệp bị tàn phá, và thứ ba, tiến hành xây dựng các xí nghiệp mới.
Nhiệm vụ thứ nhất căn bản được thực hiện trong những năm 1946-1947, Liên Xô đã tiến hành loại bỏ một số cơ quan phụ trách về công nghiệp chiến tranh (như xe tăng, mìn, pháo), thay vào đó là một số cơ quan (từ 1946 gọi là bộ) sản xuất dân sự như chế tạo máy giao thông, máy nông nghiệp, thiết bị phụ tùng. Các quân nhân giải ngũ được điều đến làm việc trên các công trưởng của kế hoạch 5 năm. Việc giải trừ quân bị được thực hiện từ tháng 6-1945 và hoàn tất năm 1948 (từ 11,4 triệu quản năm 1945, xuống còn 2.9 triệu quân năm 1948).
Vị trí quan trọng nhất trong sự phục hỏi công nghiệp là điện khi hoi, nguồn cung cấp năng lương của các vùng công nghiệp. Các phương tiện lớn đã được huy động vào việc phục hồi các nhà máy điện, đặc biệt là nhà máy thuỷ điện Đơnhiệp. Nhờ những cố gắng không mệt mỏi của nhân dân Liên Xô, sự thiệt hại đã được khôi phục trong thời gian ngắn nhất. Nam 1947, nhà máy đã cho phát dòng điện đầu tiên và đến năm 1950, đã phục hối hoàn toàn công suất thiết kế.
Giữa các ngành công nghiệp mũi nhọn có cả công nghiệp than và luyện kim, trước hết là mỏ than Đônhất và các nhà máy luyện kim ở phía nam như Dapôride và Adop.
Trong việc phục hồi nên sản xuất bị tàn phá, các nhà máy và nhân dân các dân tộc miền Đông đất nước (nhất là vùng Trung Á) đã đóng góp vai trò to lớn.
Trong những năm sau chiến tranh, Đảng và Nhà nước Xô viết cũng quan tâm đặc biệt tới công nghiệp quốc phòng, trước hết là nhằm chế tạo bom nguyên tử. Năm 1948, lò phản ứng sản xuất Plutôn đã được xây dựng ở vùng Chialibin. Tới mùa thu 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của khoa học quân sự Xô viết. Sự kiện đó đã phá vỡ thế độc quyên bom nguyên tử của Mi. Ngay trong năm đó, Liên Xô đã ra tuyên bố cấm sử dụng vũ khí nguyên tử một cách vô điều kiện. Từ cuối những năm 40, Liên Xô quyết định sử dụng nang lượng nguyên tử vào mục đích hoà bình. Lần đầu tiên trên thế giới, nhà máy điện nguyên tử Opboninxki ở ngoại ô Matxedva (với công suất 5000 KW) đã được xây dựng và bắt đầu hoạt động vào mùa hè 1954.
Nhìn chung, công nghiệp Liên Xô đà phục hồi vào nam 1947, đạt mức trước chiến tranh (1940). Tới cuối kế hoạch 5 năm lần thứ tư, sản lượng công nghiệp đã tăng lên 73% (kế hoạch dự kiến 48%), hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi hoặc mới xây dựng đi vào hoạt động. Tuy nhiên, công nghiệp nhẹ vẫn lạc hậu và không hoàn thành kế hoạch.
– Nông nghiệp: khác với những năm 20, trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Liên Xô (đứng đầu là Xtalin đã tiến hành khôi phục kinh tế không phải từ nông nghiệp mà là từ công nghiệp nặng Nhà nước tăng các nghĩa vụ đối với nông dân. Sự khuyến khích lao động mang tính tượng trưng. Các nóng trang viên buộc phải sinh sống chủ yếu từ nguồn thu nhập kinh tế phụ.
Tuy nhiên, nhà nước đã nhanh chóng xem xét lại sự phát triển của kinh tế phụ, cho rằng điều đó có nguy cơ cho sở hữu xã hội chủ nghĩa. Tháng 9-1946, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô và Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có chỉ thị về các biện pháp chống lại sự vi phạm điều lệ nông trang Kinh tế phụ không những bị hạn chế mà các nông trang viên còn phải nộp nhiều thử thuế quá mức, bao gồm thuế đất và nộp một số lượng nhất định các sản phẩm thịt, sữa, trứng và các loại nông sản khác. Nhà nước thực tế chưa quan tâm đúng mức tới đời sống các nông trang viên, họ không được hưởng lương hưu, không được cấp phát hộ chiếu, không được phép rời bỏ làng ra đi nếu không được chính quyền đồng ý.
Việc khôi phục và phát triển nông nghiệp được tiến hành nhưng không dựa trên sự quan tâm lợi ích vật chất mà bằng các biện pháp hành chính. Năm 1947, chính phủ đã ban hành các biện pháp thực hiện sự lao động bắt buộc trong các nông trang (như những năm 30). Tất cả cư dân ở nông thôn, ai không làm việc trong cơ quan nhà nước đều phải đi làm trong các nông trang. Ai không thực hiện luật lao động sẽ bị tập trung cải tạo hoặc xử lí hành chính.
Trong những năm đó, Liên Xô đã thi hành đường lối tập trung hoá sản xuất nông nghiệp, coi nó là đòn bẩy để phát triển nông nghiệp và củng cố nông trang. Theo đó số lượng các nông trang giảm xuống hơn 2 lần. Quy mộ các nông trang tăng lên (từ 255.314 nông trang năm 1950, xuống còn 125.294 – năm 1951, tới cuối 1953 còn 93 nghìn).
Mặc dù vậy, nông nghiệp vẫn là lĩnh vực lạc hậu của nền sản xuất quốc dần. Nó không đáp ứng được các đòi hỏi của đất nước về lương thực và nguyên liệu. Khoảng cách giữa công nghiệp và nông nghiệp ngày một tăng
Kế hoạch 5 năm lần thứ tư nhằm phát triển nông nghiệp đã không hoàn thành. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp năm 1950 cũng đạt mức trước chiến tranh (1940).
Ba vấn đề gây cấn trong nông nghiệp là: lúa mi, thịt và trứng sữa. Đất nước không đủ sản phẩm chăn nuôi. Năm 1949, chính phủ đã tìm cách giải quyết vấn đề đó bằng cách đưa ra kế hoạch 3 năm phát triển chăn nuôi (1949-1951), dự kiến trong ba năm sẽ nâng sản lượng đàn gia súc và trứng, sữa lên một cách đáng kể. Đến năm 1951, kết quả đạt được rất lớn, ngang mức năm 1928 (trước khi tập thể hoá). Tuy nhiên, kết quả này không duy trì được lâu dài. Năm 1952, do không đủ thức ăn, số lượng đàn trâu bò lại bắt đầu giảm.
Trong những năm 40-50, đã diễn ra các chiến dịch cải tạo nông thôn ở các nước cộng hoà mới sáp nhập vào Liên Xô trước chiến tranh (ba nước vùng Ban Tích, Mondavi, miền Tay Ucraina, Bêlarút). Công cuộc tập thể hoá được tiến hành ổ ạt. Kết quả là cơ cấu nông thôn truyền thống ở đây bị phá vỡ nhanh chóng, gây ra sự hỗn loạn trong cư dân các vùng này.
Những sự kiện quan trọng của năm 1947 là cuộc cải cách tiền tệ và xoá bỏ chế độ tem phiếu về lương thực và hàng tiêu dùng
2. Đời sống văn hoá, chính trị, xã hội
Các hoạt động về tư tưởng và chính trị sau chiến tranh.
Trong những năm đầu sau chiến tranh, ở Liên Xô – tư tưởng chiếm vị trí đặc biệt. Điều đó được lí giải là trong quá trình chiến tranh và sau đó, trí thức, trước hết là đội ngũ cán bộ khoa học, nghệ thuật mong muốn tự do hoá.
Cuộc đấu tranh cho tư tưởng cộng sản chủ nghĩa trong nền văn hoá diễn ra trong năm 1949 với chiến dịch chống lại sự “bợ đỡ” thấp hèn của phương Tây. Tín hiệu cho chiến dịch đó là bài xã luận trong báo “Sự thật” (tháng 2-1949) với tiêu đề “Về một nhóm chống Đảng của các nhà phê bình Xô viết “, trong đó I. Judôpxki, nhà nghiên cứu về Goocki và A Gurovich, nhà nghiên cứu về N. Pôgôđin đã bị buộc tội theo chủ nghĩa dân tộc tư sản và hoạt đấu chính trị
Trong những năm sau chiến tranh, trong xã hội Xô viết, ngoài đường lối tăng cường đề cao vai trò của nhà nước như đã nêu trên, còn diễn ra một xu hướng tăng cường dân chủ hoá” hệ thống chính trị. Mùa xuân nam 1945, ngay sau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc, Đảng và chính phủ đã tiến hành các biện pháp để chấm dứt tình trạng khẩn cấp. loại bỏ Uỷ ban quốc phòng nhà nước, cơ quan chính quyền năm ngoài hiến pháp do hoàn cảnh chiến tranh bắt buộc. Trong những năm 1946-1948, đã diễn ra các cuộc bầu cử vào Xô viết các cấp và đổi mới hệ thống đại biểu nhân dân hình thành từ những năm 1937-1939. Kì họp đầu tiên của Xô viết tối cao Liên Xô khoá mới (3–1946) đã thông qua đạo luật về cải tổ Hội đồng uỷ viên nhân dân thành Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Nam 1952, đã diễn ra Đại hội lần thứ XIX của Đảng, Đại hội cuối cùng có Xtalin tham dự. Đại hội đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản (B) Liên Xô thành Đảng Cộng sản Liên Xô.
Sau Đại hội lần thứ XIX của Đảng không lâu, ngày 5-3-1953 Xtalin qua đời.
Ban lãnh đạo đất nước mới gồm có: đứng đầu nhà nước là Malencốp, Bộ trưởng quốc phòng là nguyên soái Bunganin, Bộ trưởng nội vụ và an ninh là nguyên soái Beria, chức vụ lãnh đạo Đảng còn để trống Chính quyền thực tế nằm trong tay Malencốp và Beria. Không lâu sau,Béria bị bắt và bị xử tử vào tháng 12-1953 với tội danh đã tổ chức “đàn áp tập thể” dưới thời Xtalin và có âm mưu đảo chính sau khi Xtalin qua đời.
3. Tình hình kinh tế trong những năm 1953-1964
– Nông nghiệp: Từ nửa sau năm 1953, ở Liên Xô đã diễn ra các cuộc cải cách có ý nghĩa tích cực trong sự phát triển kinh tế quốc dân cũng như đời sống nhân dân.
Tháng 8-1953, tại kì họp Xô viết tối cao Liên Xô, người đứng đầu nhà nước Malencốp đã nêu ra vấn để phát triển nền kinh tế vì lợi ích con người, về sự quan tâm hàng đầu của nhà nước đối với phúc lợi nhân dân, thông qua sự phát triển nông nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng.
Tháng 9-1953, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp phân tích thực trạng của nông nghiệp. N. Khơrútsắp được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Vào đầu năm 1954, Liên Xô đã tiến hành đường lối khai hoang nâng cao diện tích gieo trồng nhằm giải quyết một cách cấp bách vấn đề tang nhanh sản lượng ngũ cốc. Hàng vạn người nhiệt tình từ các trung tâm của nước Nga, Ucraina và các nước cộng hoà khác đã đến khai phá trên các vùng đất hoang. Nhiều nông trường ngũ cốc mới được xây dựng.
Năm 1958, Liên Xô bắt đầu cải tổ lại các trạm máy kéo. Kĩ thuật, máy móc được cấp cho các nông trang. Những biện pháp đó đã củng cố cơ sở vật chất cho các nông trang và phát huy sáng kiến của họ.
Nhìn chung, những biện pháp lớn trong lĩnh vực nông nghiệp được tiến hành từ năm 1953 đến 1958 gồm có:
– Nâng cao đáng kể giá cả thu mua.
– Xoá bỏ nghĩa vụ các năm trước.
– Nâng cao ngân sách nhà nước cho nông thôn.
– Xoá bỏ thuế kinh tế phụ và nâng cao 5 lần phạm vi của nó.
– Tuyên bố nguyên tác “kế hoạch hoá” từ dưới lên.
– Thực hiện chế độ hưu trí cho nông trang viên
– Cấp hộ chiếu cho nông dân.
– Các nông trang có quyền thay đổi điều lệ của mình để phù hợp với điều kiện địa phương.
Cuối cùng, sau 5 năm, Nhà nước đã tận dụng được 42 triệu ha đất khai hoang và bỏ hoang đưa vào sản xuất.
Nam 1962, chính phủ quyết định nâng giá thịt lên 1,5 lần để khuyến khích chăn nuôi. Giá mới không năng cao được sản lượng thịt mà gây ra sự phẫn nộ trong các thành phố.
Năm sau, tai họa ập đến không chỉ với giá thịt, sữa mà cả bánh mì nữa. Những hàng người xếp dài trước các cửa hiệu bánh mì đã làm nảy sinh tản lí chán nản, bất mãn. Đến lúc đó, chính phủ quyết định rút khỏi cuộc khủng hoảng lương thực bằng việc mua ngũ cốc của Mĩ. Biện pháp tạm thời này không ngờ đã trở thành chính sách của nhà nước và kéo dài đến khi Liên Xô tan rã.
Kế hoạch 7 năm phát triển kinh tế quốc dân (1959-1965) trong nông nghiệp đã thất bại hoàn toàn, thay cho tăng trưởng 70% theo kế hoạch, năng suất chỉ đạt có 15%.
– Công nghiệp: Liên Xô đã trở thành một quốc gia công nghiệp hùng mạnh. Vẫn như trước đây, chỗ dựa của công nghiệp là sản xuất tư liệu sản xuất. Tới những năm 60, ngành sản xuất tư liệu sản xuất đã chiếm 3/4 tổng sản lượng công nghiệp – đặc biệt là công nghiệp vật liệu xây dựng, chế tạo máy, luyện kim, hoá chất, đầu khí, điện năng (tăng 4-5 lần so với nửa đầu những năm 50).
Các xí nghiệp nhóm B (trước hết là công nghiệp nhẹ, thực phẩm, chế biến gỗ, giấy) phát triển chậm hơn. Tuy nhiên, sản lượng công nghiệp nhóm ngành này cũng tăng hai lần. Nhìn chung, tốc độ trung bình của sản xuất công nghiệp tăng 10%. Biện pháp để đạt được tốc độ phát triển đó chủ yếu vẫn là mang tính hành chính mệnh lệnh. Ban lãnh đạo đất nước vẫn tin tưởng vào sự phát triển của đất nước, trong khi các nhà kinh tế phương Tây đã có dự đoán về sự tất yếu giảm dần tốc độ phát triển của công nghiệp Liên Xô.
Mặc dù đã thực hiện cơ giới hoá nền kinh tế nhưng trình độ khoa học kĩ thuật của nó bắt đầu lạc hậu. Số công nhân, nông dân lao động thủ công nặng nhọc, tay nghề thấp chiếm tỉ lệ cao (trong công nghiệp là 40%, trong nông nghiệp là 75%). Nhiệm vụ này đã được thảo luận tại Hội nghị trung ương Đảng tháng 7-1955 về khoa học kĩ thuật. Nhà nước bắt đầu thực hiện cơ khí hoá và điện khí hoá trong lĩnh vực sản xuất. Sau một số năm, năm 1958 hoá học được đưa lên thành khẩu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
Tuy nhiên, biểu tượng cho sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật ở Liên Xô là cuộc chinh phục vũ trụ. Tháng 10-1957, Liên Xô đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên. Tiếp đó là những tên lửa vũ trụ đã đưa động vật lên vũ trụ, đổ bộ xuống Mặt trăng Tháng 4-1961, con người đã bước vào vũ trụ, người đầu tiên của Trái đất, công dân Liên Xô – Huri Gagarin. Sau đó là tên tuổi của G. Titốp, A. Nicôlaiép, Valentina Teréscova, v.v…
– Cải cách kinh tế: Cuộc cải cách kinh tế lớn nhất,được tiến hành vào nửa sau những năm 50,là cải cách việc điều hành công nghiệp dân sự và xây dựng. Sự chuyển từ nguyên tắc điều hành theo ngành sang sự điều hành theo lãnh thổ là chủ yếu, loại bỏ 25 bộ công nghiệp thuộc Liên bang và nước cộng hoà liên bang trong cả nước lập 105 khu hành chính kinh tế, giao các xí nghiệp thuộc bộ cho các hội đồng kinh tế (do khu hành chính kinh tế lập ra) quản lí. Năm 1958, Liên Xô lại cải tổ các trạm máy kéo cơ giới nông nghiệp, bán máy kéo cho các nông trang tập thể.
Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1961, cuộc cải cách được đẩy mạnh một bước. Tiếp tục nêu lên nguyên tắc cải cách cơ chế kinh tế, như mở rộng quyền hạn của các xí nghiệp, tăng cường kích thích kinh tế, lợi dụng đẩy đủ các đòn bẩy kinh tế. Được sự ủng hộ của Khơrútsốp, nam 1962 báo “Sự thật” đã đăng những kiến nghị của nhà kinh tế học Libécman về việc xí nghiệp thực hiện nguyên tắc kích thích lợi nhuận. Trong gắn hai năm, toàn Liên Xô đã thảo luận về việc triển khai cải cách cơ chế kinh tế.
Tuy nhiên, cải cách cũng làm yếu mỗi liên hệ giữa các nước cộng hoà. Để khắc phục những lệch lạc của chủ nghĩa địa phương, thúc đẩy sự tiến bộ kĩ thuật, Đảng và chính phủ đã dùng đòn bẩy hành chính – mở rộng bộ máy điều hành, thành lập nền kinh tế quốc dân các nước cộng hoà, về sau đổi thành Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao. Sự điều hành càng trở nên cống kênh, thiếu cân đối.
Thành công lớn nhất trong lĩnh vực kinh tế dân sự là xây dựng nhà ở. Tốc độ xây dựng nhà ở trong nửa đầu những năm 60 đạt mức kỉ lục chưa hể biết đến trước đó cũng như sau này. Việc xây dựng nhà ở được thực hiện bằng biện pháp công nghiệp và trong một thời gian ngắn đã xây dựng xong hàng triệu m nhà ở. Nhiều khu dân cư mới được ra đời.
4. Sự phát triển chính trị – xã hội
Đại hội lần thứ XX và XXII Đảng Cộng sản Liên Xô là những sự kiện chính trị trong nước quan trọng nhất thời kì này. Đại hội lần thứ XX của Đảng được tiến hành vào tháng 2-1956. Đại hội đã tổng kết việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nam và thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ sáu, thực hiện nhiệm vụ đuổi kịp và vượt các nước tư bản phát triển trong thời hạn ngắn nhất. Trong phiên họp cuối cùng kết thúc Đại hội, Khơrútsốp đã đọc báo cáo (không nằm trong chương trình nghị sự) về “tệ sùng bái cá nhân và hậu quả của nó”. Báo cáo đã dẫn ra những sự kiện “đàn áp, khủng bố” dưới thời Xtalin và mở đầu cho sự chia rẽ to lớn trong phong trào cộng sản quốc tế. Một số Đảng Cộng sản gọi đó là biểu hiện của “chủ nghĩa xét lại”.
Mùa hè 1957, Ban lãnh đạo Đảng và Chính phủ nhận thấy Khơrútsốp і đã đi quá xa trong việc phê phán Xtalin, làm giảm sút uy tín của Nhà nước và Đảng Cộng sản Liên Xô trên trường quốc tế. Nguyên soái Vôrôsilốp (đứng đầu nhà nước), nguyên soái Bunganin (đứng đầu chính phủ) cũng như Molstop, Malencốp v.v.. tạo nên đa số trong Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương đã thông qua nghị quyết loại Khơritsốp khỏi chức vụ Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương. Khơrútsốp không tán thành. Ủng hộ Khơrútsốp có một số thành viên Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương, những người lãnh đạo thuộc cơ quan “quyền lực” – Bộ trưởng Quốc phòng – Giucốp, Chủ tịch Uỷ ban an ninh (KGB) – Xêrốp. Những người chống đối Khơrútsốp dần dần bị thay thế hoặc chuyển đổi công tác.
Kết quả, năm 1958 Khơrútsop vẫn giữ chức vụ Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng kiêm Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô.
Năm 1956, Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Liên Xô đã giao cho Ban chấp hành Trung ương dự thảo đề án cương lĩnh mới của Đảng – Cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô.
Tháng 10-1961, tại Đại hội XXII Đảng Cộng sản Liên Xô, cương linh mới đã được thông qua. Xuất phát từ chỗ cho rằng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã thắng lợi “hoàn toàn và chắc chắn” và đất nước đã bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa cộng sản”, Đại hội đã xem xét cương lĩnh mới như một sự khái quát triết học, kinh tế học, chính trị học vẽ công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô.
Để xây dựng chủ nghĩa cộng sản, cương lĩnh đã dự kiến giải quyết ba vấn đề: trong lĩnh vực kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật cho chủ nghĩa cộng sản (phần đấu đứng đầu thế giới về sản phẩm theo đầu người, đạt được năng suất lao động cao nhất thế giới, bảo đảm mức sống cao nhất – tinh thần, giáo dục con thế giới cho nhân dân); trong lĩnh vực chính trị – xã hội, tiến tới tự quản cộng sản chủ nghĩa; trong linh vực tư tưởng người mới, phát triển toàn diện. Khung thời gian để hiện thực hoá cương linh dự kiến khoảng 15 đến 20 năm.
Thực ra, cho đến lúc tan rã, Liên Xô vẫn chưa xây dựng được thành công chủ nghĩa xã hội, còn nhận định đã thắng lợi hoàn toàn và chắc chắn”, và đất nước đã “bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa cộng sản” là đốt cháy giai đoạn, là không thực tế và thiếu khoa học.
Kết quả, Cương lĩnh “Xây dựng chủ nghĩa cộng sản trong vòng 15-20 năm” đã không thực hiện được, và đó là một trong những sai lầm quan trọng về đường lối của Khơrútsốp trong thời kì ông lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô viết.
5. Kinh tế Liên Xô từ 1965 đến nửa đầu những năm 70
Tháng 10–1964, KhơritsŰp bị phê phán là người theo “ý chí luận”, “chủ quan chủ nghĩa” nên bị lật đổ bằng một cuộc đảo chính không đổ máu. Trong tháng đó, các chức vụ lãnh đạo Nhà nước được phân công như sau: Bí thư thứ nhất là Brêgiơnép. Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng là Côxugin. Chủ tịch đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Micôian (từ năm 1965 chuyển sang. Potgobenzi). Từ đây, chức vụ lãnh đạo Đảng và chính phủ không tập trung vào một người như trước nữa.
Từ cuối năm 1964, Ban lãnh đạo Nhà nước lại quyết định khuyến khích lợi ích vật chất như đòn bẩy sản xuất xã hội, bắt đầu từ nông thôn và nông nghiệp. Đường lối này được thông qua tại hai Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 3 và tháng 9-1965). Nghị quyết đó đi vào lịch sử là “cuộc cải cách kinh tế 1965”.
Hội nghị tháng 3 đã vạch ra các biện pháp về nông nghiệp như: năng cao giá thu mua nông sản, thiết lập sự thu mua ổn định theo kế hoạch của Nhà nước trong 6 năm (1965-1970), thực hiện phụ cấp 50% cho sản lượng ngoài kế hoạch, tăng cường đầu tư vào nông thôn, trước hết là xây dựng các trạm máy móc nông nghiệp, xây dựng các điều lệ hợp tác xã nông nghiệp (Acten). Nhờ tất cả các biện pháp đó, sản xuất nông nghiệp đã được đẩy mạnh, sự khó khăn về lương thực bước đầu đã được giải quyết.
Hội nghị tháng 9-1965 vạch ra những cải cách về điều hành công nghiệp: trở lại quản lí theo vùng, đưa các xí nghiệp vào hạch toán kinh tế (tự quản, tự mua, tự trang trải tài chính); kết hợp tính kế hoạch nhà nước với sáng kiến địa phương Tháng 10-1965, Xô viết tối cao Liên Xô thông qua đạo luật thành lập các hộ liên bang và cộng hoà liên bang trong lĩnh vực công nghiệp, loại bỏ các Uỷ ban kinh tế quốc dân.
Cải cách kinh tế 1965 được thực hiện thành công trong những năm kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (1965 – 1970). Tổng sản lượng công nghiệp tăng 56%, 1900 xí nghiệp lớn được xây dựng trong đó có nhà máy ô tô Toliachi. Năm 1970, nhà máy bắt đầu cho ra xưởng những chiếc Riguli đầu tiên. Sản xuất nông nghiệp tang 21%.
Tháng 11-1969, ở Mátxcơva đã diễn ra Đại hội lần thứ ba các nông trang viên Liên Xô. Đại hội đã thông qua Điều lệ mới của các nông trang (thay cho Điều lệ năm 1935). Điều lệ mới duy trì quyền có kinh tế phụ, thực hiện trả tiền bảo hiểm và lương hưu cho các nông trang viên.
Trong những năm 70, tốc độ tăng trưởng kinh tế lại bắt đầu suy giảm, dẫn đến sự trì trệ về kinh tế sâu sắc. Cải cách 1965 đã ngừng thực hiện, mặc dù chưa bao giờ tuyên bố loại bỏ.
Nông nghiệp lại bị dưa xuống hàng thứ hai. Trong các lĩnh vực công nghiệp, sự áp đặt hành chính từ trên xuống các xí nghiệp ngày một tăng. Các Bộ nắm tất cả các quyền của xí nghiệp, chấm dứt sự tự quản của họ.
Tóm lại, trong hơn hai thập niên, kể từ năm 1950, mặc dù còn có những sai lầm và thiếu sót, Liên Xô đã thu được những thành tựu to lớn, trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mỹ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
Từ 1951-1975, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp Xô viết hàng năm bình quân đạt 9,6%. Tới năm 1970, sản lượng một số ngành công nghiệp quan trọng là: điện lực đạt 440 tỉ kilôoát/giờ (gấp 352 lần năm 1913, bằng sản lượng điện của 4 nước lớn Anh, Pháp, Tây Đức, Italia cộng lại), dấu mỏ – 353 triệu tấn, than – 624 triệu tấn và thép (năm 1971) đạt 121 triệu tấn. lần đầu tiên vượt Mỹ.
Tuy gặp không ít khó khăn và phức tạp, sản lượng nông nghiệp đã có chuyển biến và thu được nhiều thành tích nổi bật. Sản lượng nông phẩm trong những năm 60 tầng trung bình hàng năm khoảng 16%. Năm 1970, sản lượng nông nghiệp của Liên Xô đạt 186 triệu tấn ngũ cốc và năng suất trung bình 15,6 tạ một hécta.
Trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, Liên Xô cũng thu nhiều thành tích rực rỡ, chiếm nhiều đỉnh cao của khoa học – kĩ thuật thế giới ở các lĩnh vực vật lí, hoá học, điện tử, điều khiển học, khoa học vũ trụ… Nam 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất; năm 1961, phóng con tàu vũ trụ “Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ đầu tiên lu. Gagarin bay vòng quanh Trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người và cũng là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ.
Trong lĩnh vực xã hội, Liên Xô có những thay đổi, tiến bộ. Năm 1971, công nhân chiếm hơn 55% số người lao động trong cả nước, cứ 1000 công nhân thi hơn 550 người có trình độ đại học và trung học. Hơn 1/2 số người ở nông thôn có trình độ đại học và trung học. Liên Xô là nước đứng hàng đầu thế giới về trình độ học vấn của nhân dân với gần 3/4 số dân có trình độ đại học và trung học, trên 30 triệu người làm việc trí óc.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và tiến bộ, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô thời kì này đã phạm phải những thiếu sót và sai lầm. Đó là tư tưởng chủ quan, nóng vội và đốt cháy giai đoạn. Như đề ra kế hoạch xây dựng chủ nghĩa cộng sản trong vòng 15 – 20 năm” hoặc những khẳng định vội vả rằng “chủ nghĩa xã hội thắng lợi hoàn toàn và triệt để ở Liên Xô (1959)”, “Liên Xô đã xây dựng được chủ nghĩa xã hội phát triển” (1971), hoặc vẫn duy trì nhà nước tập trung quan liệu và bao cấp vốn đã có những khuyết tật thiếu sót; không tôn trọng đầy đủ những quy luật khách quan về kinh tế, trong công nghiệp thiếu sự phát triển cần đối, hài hoà giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ; kéo dài tình trạng coi sản xuất hàng tiêu dùng là thứ yếu, dẫn đến tình trạng chất lượng thấp, hình thức kém của nhiều loại hàng hoá; tình trạng thiếu dân chủ, chưa công bằng và vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tuy thế lúc này, những thiếu sót sai lầm đó chưa dẫn tới trì trệ và khủng hoảng sâu sắc như từ cuối những năm 70 Lúc này, nhân dân Xô viết vẫn hàng hải, tin tưởng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xã hội Xô viết vẫn ổn định.
6. Chính sách đối ngoại và vai trò quốc tế của Liên Xô
Về đối ngoại, Đảng và Nhà nước Xô viết đã thực hiện chính sách nhằm mục tiêu chủ yếu và phương hướng cơ bản là: đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, loại trừ nguy cơ chiến tranh, duy trì hoà bình và an ninh chung, mở rộng việc hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa; góp phần củng cố và thúc đẩy sự tiến bộ của hệ thống xã hội chủ nghĩa, phát triển quan hệ hữu nghị, bình đảng với các nước mới giải phóng duy trì và phát triển quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa trên cơ sở chung sống hoà bình, hợp tác thiết thực, cùng có lợi; đoàn kết quốc tế với các Dàng Cộng sản và các đảng dân chủ cách mạng: với phong trào công nhân quốc tế và phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc.
Những mục tiêu, phương hướng trên được thực hiện thông qua những hành động thực tiễn, những biện pháp cụ thể. Với các hiệp ước đoàn kết, hữu nghị và hợp tác, Liên Xô đã giúp đỡ tích cực và to lớn về vật chất cũng như tinh thần cho các nước xã hội chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Liên Xô cũng đi đầu trong việc ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân các dân tộc.
Liên Xô đã đấu tranh không mệt mỏi cho nền hoà bình và an ninh thế giới, kiên quyết chống lại chính sách gây chiến xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động.
Với tư cách là một trong những nước sáng lập, tại Liên Hợp Quốc – tổ chức quốc tế rộng lớn nhất – Liên Xô để và nhiều sáng kiến quan trọng nhằm giữ vững và để cao vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc củng cố hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc và phát triển sự hợp tác quốc tế.
Từ diễn đàn quốc tế rộng lớn này, Liên Xô không ngừng lên án các hành động chiến tranh xâm lược, phản đối chính sách chạy đua vũ trang gây căng thẳng của các nước đế quốc, ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc, kiên quyết bảo vệ hoà bình, an ninh thế giới. Liên Xô đã đưa ra nhiều sáng kiến, sau trở thành những van kiện, nghị quyết quan trọng của Liên Hợp Quốc như: Tuyên ngôn về việc thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân và trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa (1960), Tuyên ngôn về việc cấm sử dụng vũ khí hạt nhân (1961), Tuyên ngôn về việc thủ tiêu tất cả các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc (1963)…
Như thế, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao hơn bao giờ hết. Là nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất, hùng mạnh nhất, Liên Xô lúc này trở thành chỗ dựa cho hoà bình thế giới và của phong trào cách mạng thế giới.