Nguồn sử liệu và quá trình nghiên cứu Xã hội nguyên thủy

Chế độ công xã nguyên thủy là giai đoạn đầu tiên và dài nhất trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, từ khi có con người xuất hiện trên trái đất cho tới khi xã hội bắt đầu phân chia thành giai cấp và xuất hiện nhà nước. Nguyên nhân của tình trạng “trì trệ” đó là do sự phát triển hết sức thấp kém và chậm chạp của điều kiện lao động kiếm sống của con người. Gần như trong suốt quá trình phát triển của chế độ công xã nguyên thủy, nguyên liệu chủ yếu để chế tạo công cụ lao động là đá, một thứ nguyên liệu vừa cứng vừa giòn, mà từ đó con người chỉ có thể chế tạo được những công cụ thồ sơ nhất và muốn hoàn thiện nó cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ngay đến những thói quen lao động cũng còn hết sức lạc hậu. Từ kĩ thuật ghè đẽo tiến tới kĩ thuật mài đá đòi hỏi sự tích lũy kinh nghiệm hàng vạn năm. 

Do trình độ kĩ thuật còn thấp kém, người nguyên thủy phải hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Hoàn cảnh đó đã bắt buộc họ phải liên kết với nhau trong lao động tập thể và trong đấu tranh sinh tồn. Cũng vì thế, trong xã hội nguyên thủy không có chiếm hữu tư nhân, không có người bóc lột và không có bộ máy chính quyền dưới bất cứ hình thức nào. Đó là một xã hội chưa có giai cấp, chưa có nhà nước nên được gọi là chế độ công xã nguyên thủy.

1. Các nguồn sử liệu của lịch sử xã hội nguyên thủy 

Xã hội nguyên thủy là giai đoạn lịch sử chưa có chữ viết. Vì vậy để nghiên cứu lịch sử xã hội nguyên thủy ; nguồn sử liệu thành văn giữ một vị trí không lớn so với các nguồn sử liệu khác. Mặc dù vậy, các nguồn sử liệu của giai đoạn này cũng vô cùng phong phú, đa dạng.

Nguồn sử liệu vật chất hay còn gọi là các tài liệu khảo cổ có một ý nghĩa đặc biệt trong việc nghiên cứu lịch sử xã hội nguyên thủy. Đó là những công cụ lao động, đồ trang sức, đồ gốm, những di tích nhà cửa, công trình kiến trúc v.v.. tóm lại là tất cả những di tích của đời sống văn hóa vật chất của xã hội đã qua. 

Khi nghiên cứu trình độ phát triển văn hóa vật chất của một xã hội nào đấy, chúng ta có thể khôi phục những nét cơ bản của đời sống kinh tế – xã hội, và đôi khi có thể toàn bộ xã hội ấy. Nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc nhà ở có thể cho thấy quá trình tiến triển của tổ chức xã hội loài người thời nguyên thủy – từ chỗ phải sống trong hang động ở thời bảy người nguyên thủy, con người đã biết xây dựng những ngôi “nhà chung” rộng lớn cho cá thị tộc, rồi những ngôi nhà chung đó lại dẫn dẫn được thay thế bằng những ngôi nhà riêng, nhỏ hơn của mỗi gia đình phụ hệ. Đến khi những khu “làng cổ” đã được bảo vệ bằng hào sâu, tưởng cao và trở thành những “pháo đài” cổ thì cũng là lúc báo hiệu xã hội đã phân chia thành giai cấp và nhà nước đã ra đời. 

Mộ táng cổ cũng là một nguồn sử liệu quan trọng. Số lượng, chất lượng đồ tùy táng cũng như kiểu kiến trúc mộ táng, cách chôn người chết và đỗ tùy táng v.v… không những cho ta biết địa vị xã hội của chủ nhân ngôi mộ mà còn cho khả năng tìm hiểu vấn đề hình thái ý thức, tôn giáo, tín ngưỡng của người xưa. 

Nói tóm lại, việc nghiên cứu văn hóa khảo cổ cho phép khôi phục lại phần nào lịch sử phát triển của các tộc người ở thời kì chưa có chữ viết. 

Dân tộc học là một ngành của khoa học lịch sử, chuyên nghiên cứu về những đặc điểm văn hóa và phong tục, tập quán của các dân tộc. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng trong số những nét đặc trưng cơ bản của đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa tinh thần của nhiều dân tộc, nhất là những dân tộc gần đây còn sống trong tình trạng bộ lạc, có rất nhiều phong tục, tập quán từ quá khứ xa xưa còn được lưu giữ lại. Nhờ có các tài liệu dân tộc học, các nhà khảo cổ mới hiểu được một cách cặn kẽ những hiện vật “cảm” mà họ tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo cổ, trước kia được sử dụng như thế nào. Những tàn dư của quá khứ còn được lưu giữ lại khá rõ nét trong các nghi lễ, hội hè, ma chay, trong trang phục quần áo, đồ trang sức, cấu trúc nhà cửa và cả trong những truyện cổ tích, truyện dân gian, ca dao tục ngữ v.v… Những tàn dư đó sẽ giúp ta hình dung lại phần nào đời sống vật chất và tinh thần của con người trong quá khứ. 

Các tài liệu ngôn ngữ cũng là một nguồn sử liệu quan trọng để nghiên cứu lịch sử xã hội nguyên thủy. Ngôn ngữ của mỗi dân tộc bao giờ cũng được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và vì thế, khi nghiên cứu quá trình phát triển của ngôn ngữ ta có thể tìm ra hình bóng của một xã hội đã qua. Tên gọi các địa danh, các vật dụng v.v… có thể gợi cho ta biết được phần nào đời sống vật chất của quá khứ ; sự tương đồng ngôn ngữ có thể cho biết về sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người. 

Đối với việc nghiên cứu nguồn gốc loài người cũng như quá trình hình thành của các bộ tộc thì các tài liệu nhân chủng học lại có một vị trí đặc biệt. Những di cốt hóa thạch không những giúp ta hiểu được các giai đoạn của quá trình tiến hóa từ vượn thành người mà còn cho phép xét đoán về khả năng tư duy và phát âm của người thượng cổ và qua đó có thể xét đoán về những vấn đề có liên quan đến sự hình thành xã hội loài người. 

Những thành tựu của các ngành địa lí, cổ sinh vật học, v.v… giúp cho việc nghiên cứu lại cảnh quan thiên nhiên, trong đó con người thời nguyên thủy đã sinh sống. 

Như thế, nguồn sử liệu về lịch sử xã hội nguyên thủy thật phong phú và đa dạng. Mỗi loại sử liệu lại có những nét đặc thù. Chỉ khi nào nghiên cứu tất cả các nguồn sử liệu ấy một cách tổng hợp mới giúp ta tái dựng lại một phần đời sống vật chất và tinh thần của xã hội nguyên thủy. 

2. Sơ lược về quá trình nghiên cứu lịch sử xã hội nguyên thủy 

Lịch sử xã hội nguyên thủy là một ngành tương đối “trẻ” của khoa học lịch sử : nó mới chỉ xuất hiện từ nửa sau thế kỉ XIX. Nhưng sự quan tâm tới bước đi đầu tiên của lịch sử nhân loại đã xuất hiện từ rất xa xưa. Các tài liệu dân tộc học đã cho thấy ở hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có những câu chuyện truyền miệng, truyện cổ tích về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc loài người, về sự hình thành các tộc người. Cùng với sự xuất hiện xã hội có giai cấp, trong dân gian lại xuất hiện những truyện truyền miệng về một : “quá khứ nửa người nửa thứ” hay về một “thời đại đại đồng” khi mà con người sống không có của riêng, không biết đến sự thù địch và chiến tranh. 

Các tác giả thời cổ đại là những người đầu tiên thực sự quan tâm tới một số vấn đề của xã hội nguyên thủy và đã để lại những tác phẩm có giá trị. Đó là các tác phẩm miêu tả đời sống của các bộ tộc người Xitto, Xarmato của Hêrôđốt, các dân tộc vùng Tiểu Á của Kxênôphôn, vùng Nam Âu của Xtorabôn, các bộ tộc Giécman của Xeda, Taxít v.v… Một số nhà triết học cổ đại Hi Lạp còn có ý định khôi phục bức tranh toàn cảnh của xã hội nguyên thủy. Nhà triết học duy vật Đemocrit đã viết : “Người nguyên thủy sống rất man rợ và mông muội ; họ ra đồng và đào bởi ; họ ăn các loại củ và rễ cây mọc tự nhiên và các loại hoa quả do ngẫu nhiên tìm được”. Ông cũng khẳng định rằng “cuộc đấu tranh để sinh tồn đã dạy cho họ tất cả.

Đến thời trung đại, mặc dù bị những tư tưởng thần bí tôn giáo và triết học kinh viện thống trị, những tri thức về lịch sử xã hội nguyên thủy vẫn tiếp tục được tích lũy. Các thương nhân, nhà du lịch châu Âu như Maco Polo khi sang phương Đông đã chú ý đến những phong tục tập quán rất đặc thù của các dân tộc ở đây và họ đã ghi chép, miêu tả, để lại những tác phẩm mà sau này trở thành một trong những nguồn sử liệu quan trọng. 

Sự tích lũy và mở rộng các tri thức dân tộc học được đặc biệt đẩy mạnh trong thời kì phát kiến địa lí và nhất là trong quá trình xâm lược và thống trị thuộc địa của chủ nghĩa thực dân châu Âu. Những ghi chép, miêu tả các phong tục, tập quán của các dân tộc Ấn Độ, Ôxtrâylia, các đảo và quần đảo châu Đại Dương, của các bộ lạc người da đỏ châu Mĩ v.v… của các nhà hàng hải – du lịch và những nhà dân tộc học, là những nguồn tài liệu quý giá, vừa là “chất xúc tác”, có tác dụng kích thích trí tò mò, thúc đẩy quá trình nghiên cứu đời sống nguyên thủy của các bộ lạc. 

Trên cơ sở của các nguồn tài liệu đã được tích lũy, từ cuối thế kỉ XVIII, nhiều nhà nghiên cứu (như IForster, K.Thompson..) đã tiến hành tổng hợp tư liệu và khái quát các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy. Nhà bác học người Thụy Điển Xven Nilxon lại chia lịch sử loài người làm 4 giai đoạn : mông muội, du mục, nông nghiệp và văn minh. 

Từ nửa đầu TK XIX bắt đầu những phát hiện quan trọng của khảo cổ học, nhất là những phát hiện về di cốt hóa thạch, mở ra một khả năng mới để nghiên cứu về nguồn gốc loài người. Một trường phái mới – trường phái tiến hóa bắt đầu xuất hiện. Người đặt cơ sở cho học thuyết tiến hóa này là nhà bác học người Pháp B.Lamac (1744 – 1829). Trong công trình “Nghiên cứu về cơ cấu của các cơ thể sống” xuất bản năm 1802, ông đã nêu lên ý tưởng về sự tiến hóa dẫn dẫn của các cơ thể sống từ đơn giản nhất đến con người. Quá trình đó là do cấu tạo cơ thể của chúng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Mặc dù vậy, phải chờ tới Đacuyn (1809 – 1882) thì học thuyết tiến hóa mới được phát triển hoàn thiện. Trong các tác phẩm “Nguồn gốc các loài” (In năm 1859) và “Nguồn gốc loài người và sự chọn lọc giới tính” (In năm 1871), Đacuyn đã khẳng định nguồn gốc động vật của loài người và giải thích quá trình đó bằng quy luật chọn lọc tự nhiên. Quan điểm đó đã trở thành nền tảng cho học thuyết duy vật về nguồn gốc loài người.

Thuyết tiến hóa đã có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của khảo cổ học và nhân chủng học. Dựa trên cơ sở của thuyết tiến hóa, ngay từ cuối thế kỉ trước, nhiều nhà khoa học đã nêu ý kiến về sự tồn tại của dạng người vượn trung gian và ý kiến đó đã được chứng thực khi Đuyboa (Dubois) tìm thấy di cốt của người Pithécanthropus trên bờ sông Solo ở đảo Java (Inđônêxia) vào năm 1891. Cùng với di cốt người Neanđectan được phát hiện ở thung lũng Neanđectan (Đức) năm 1856, phát hiện mới này ở đảo Java cũng giúp các nhà khảo cổ học theo thuyết tiến hóa khẳng định và tin tưởng ở công việc tìm kiếm của mình. Hàng loạt các phát hiện quan trọng khác đã được lần lượt công bố, trong đó quan trọng nhất là việc phát hiện được di cốt người vượn Sinanthropus và công cụ đá cũ của người nguyên thủy ở hang Sen, Asơn, Muxchie và nhiều nơi khác. 

Nhờ có các nguồn tài liệu đã được tích lũy ngày càng nhiều ngay từ đầu thế kỉ XIX, nhiều nhà khoa học đã chú ý nghiên cứu lịch sử xã hội nguyên thủy một cách toàn diện. Trong lĩnh vực này, nhà dân tộc học Mĩ L.G.Moocgan có nhiều công lao to lớn. Trong các công trình nghiên cứu như “Xã hội cổ đại” (1877). “Hệ thống dòng tộc và bản chất của nó” (1870), Moocgan đã dựa trên khối lượng tư liệu khảo cổ học, dân tộc học và lịch sử của cả thế giới trong đó có những tài liệu do chính ông thu thập được qua việc nghiên cứu đời sống, của bộ lạc người da đỏ trôi qua để khái quát hóa và phân chia lịch sử loài người làm 3 thời kì : mông muội, dã man và văn minh. 

Một bước ngoặt quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử xã hội nguyên thủy là các tác phẩm của Ph.Enghen “Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước” (1884), “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người” (1873 – 1876). Quan điểm của ông đã được các nhà sử học Macxit tiếp tục phát triển sau này.