Sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy
1. Sự phát triển của sức sản xuất trong buổi đầu của thời đại kim khí
Ở thời kì phát triển của thị tộc mẫu hệ, sự công bằng và bình đẳng là “nguyên tắc vàng” của công xã thị tộc. Đó là cái tốt đẹp, cái “vĩ đại” của xã hội nguyên thủy. Nhưng cái “vĩ đại” ấy chỉ xuất hiện trên cơ sở và tồn tại trong khuôn khổ của một nền sản xuất thấp kém, khi chưa xuất hiện của dư thừa. Hay nói cách khác, cái “vĩ đại” của xã hội nguyên thủy chỉ xuất hiện và tồn tại trong khuôn khổ của sự “chật hẹp” về trình độ sản xuất. Ph. En-ghen viết : “Cái vĩ đại mà cũng là cái chật hẹp của tổ chức thị tộc chính là ở chỗ sự thống trị và sự nô dịch không thể tồn tại trong tổ chức đó được”.
Trong suốt thời gian dài, công cụ lao động của con người chủ yếu bằng đá, một thứ nguyên liệu vừa cứng, vừa giòn, rất khó ghè đẽo. Một cải tiến nhỏ trong cách ghè đẽo để làm thay đổi chút ít hình dáng công cụ cũng đòi hỏi hàng nghìn năm, có khi hàng vạn năm tích lũy kinh nghiệm. Điều đó giải thích vì sao sau này khi con người biết đến những kĩ thuật mới như khoan, cưa, mái đá (ở thời đại đồ đá mới) và đặc biệt khi tìm ra nguyên liệu mới là kim loại thì tốc độ phát triển của xã hội đã tăng nhanh hơn gấp nhiều lần.
Sự thay đổi căn bản đã bắt đầu từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, khi con người phát minh ra và biết sử dụng công cụ bằng đồng. Lúc đầu, có thể người ta đã phát hiện ra đồng một cách ngẫu nhiên. Trong đám tro tàn sau những vụ cháy rừng hay trong đống nham thạch do núi lửa phun ra, người ta nhật được những thôi đồng đã bị nóng chảy và vón cục lại. Đó là đồng đỏ. Loại đồng này có đặc tính rất dẻo và mềm nên dễ ghè, đập thành những công cụ hoặc đồ dùng có hình dáng theo ý muốn. Vào khoảng 5500 năm trước đây, dân Tây Á và Ai Cập đã biết sử dụng đồng đỏ. Đến khoảng 4000 năm trước đây thì nhiều cư dân trên Trái Đất đã biết dùng động thau.
Từ đồng thau, người ta đã biết chế tạo ra những lưỡi cày, lưới cuốc, rìu. dao, liêm v.v… rất giống với những công cụ ngày nay. Đến khoảng cuối thiên niên kỉ II, đầu thiên niên kỉ I TCN, người ta lại biết chế tạo những công cụ này từ sắt – một thứ kim loại cứng và sắc hơn đồng rất nhiều. “Sát cho phép người ta có thể trồng trọt trên những diện tích rộng lớn hơn, có thể khai hoàng những miền rừng rủ rộng lớn hơn ; sát khiến cho người thợ thủ công có được một công cụ cứng và sắc mà không có một loại đá nào hay một loại kim khí quen thuộc nào có thể đương đầu với nó được”.
Nhờ tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất và chế tạo được nhiều loại công cụ thích hợp, con người đã biết khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt. Họ đã biết dùng những chiếc cày bằng gỗ, có lưới bằng kim loại do súc vật kéo. Nông nghiệp dùng cày đã ra đời ở lưu vực những dòng sông lớn, nơi có đất đai rộng và màu mở, người ta còn biết lợi dụng những kì nước sông dâng cao, đào mương dẫn nước tưới vào đồng ruộng, hoặc ngược lại, biết đắp đê ngăn lũ để bảo vệ mùa màng.
Cùng với ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi cũng phát triển mạnh mẽ. Nhờ có năng suất lao động ngày càng tăng, ngành trồng trọt không những cung cấp đủ lương thực cho những người chuyên làm nông nghiệp, mà còn có một phần dư thừa dùng cho những người chuyên nghề chăn nuôi. Vì thế ở những nơi có nhiều đồng cỏ, một số bộ lạc đã chuyển hẳn sang sống bằng kinh tế du mục hay nửa du mục. Họ chăn nuôi từng đàn súc vật lớn trên những thảo nguyên mênh mông.
Việc sử dụng nguyên liệu đồng và sắt đòi hỏi nghề thủ công phải không ngừng tích lũy kinh nghiệm và đi vào chuyên môn hóa để nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với nghề luyện kim, nghề dệt vải, chế tạo đồ gốm, đồ mộc v. v… cũng có những yêu cầu cao về kĩ thuật đối với người thợ. Những yêu cầu kĩ thuật đó dẫn dần trở thành những “bí quyết nhà nghề” của một nhóm người, thậm chí của cả một thị tộc nào đẩy và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Thủ công nghiệp đã trở thành một ngành sản xuất độc lập và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế – của người nguyên thủy.
Sự chuyên môn hóa trong sản xuất đã làm nảy sinh nhu cầu trao đổi sản phẩm giữa các vùng và các bộ lạc với nhau. Đồng thời quá trình trao đổi sản phẩm đó đã làm xuất hiện một tầng lớp người “trung gian không thể thiếu được giữa hai hạng người sản xuất và bóc lột cả đôi bên”.
Như thế, sự phát triển của lực lượng sản xuất đã dẫn đến sự chuyên môn hóa trong sản xuất và trao đổi sản phẩm. Đến lượt mình, quá trình chuyên môn hóa sản xuất lại có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội. Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong sản xuất, vì lẫn đầu tiên trên chặng đường dài của lịch sử, suốt thời kì đồ đá, con người từ chỗ sống bấp bênh, đến chỗ tìm kiếm đủ thức ăn nuôi sống mình và lúc này, vào buổi đầu thời đại kim khí, sản phẩm họ làm ra không những chỉ đủ ăn, mà còn dư thừa thường xuyên.
2. Sự xuất hiện công xã thị tộc phụ hệ
Sự phát triển ngày càng cao của nền sản xuất xã hội ở thời đại kim khí đã đem lại những biến đổi mới trong xã hội, trước hết là làm thay đổi hẳn địa vị của người phụ nữ.
Sự xuất hiện ngành nông nghiệp dùng cày, chăn nuôi súc vật và nghề thủ công đòi hỏi sức lực và kinh nghiệm sản xuất của người đàn ông. Mặt khác, do có năng suất lao động cao, sản phẩm do người đàn ông làm ra không những chỉ đủ ăn mà còn đủ nuôi sống cả gia đình. Địa vị kinh tế của người đàn ông trong gia đình đã dần dần được xác lập.
Do có sản phẩm thừa, người đàn ông bắt đầu quan tâm tới quyền thừa kế tài sản. Chế độ hôn nhân một vợ một chồng ổn định đã dẫn tới việc con cái biết đến cha, xác lập huyết tộc theo họ cha và quyền thừa kế cha. Gia đình phụ hệ đã dẫn dẫn thay thế cho chế độ mẫu hệ.
Tuy nhiên, chế độ phụ quyền được xác lập không phải theo ý muốn chủ quan của người đàn ông khi mà họ “bắt đầu có nhận thức về sự mâu thuẫn giữa địa vị thấp kém của mình với công lao ngày càng lớn của mình trong gia đình và thị tộc”. Quyền của người đàn ông được xác lập dẫn dẫn trong gia đình và bắt đầu từ quyền phân công lao động, sau đó mới lan dẫn ra ngoài xã hội. Do nắm được thời vụ và kinh nghiệm sản xuất, người đàn ông thoạt đầu có quyền cất đặt công việc cho các thành viên trong gia đình, sau đó nắm quyền quyết định các công việc quan trọng và cuối cùng là có quyền thay mặt gia đình trong việc giao tiếp với công xã. Họ cũng trở thành những tù trưởng hay tộc trưởng, điều hành công việc chung của công xã. Chế độ mẫu quyền bị lật đổ là “sự thất bại có tính chất toàn thế giới của giới phụ nữ”.
Khác với công xã thị tộc mẫu quyền, quyền của người đàn bà chỉ là quyền bình đẳng, quyền được tôn trọng, trong công xã thị tộc phụ quyền, quyền của người đàn ông là vô hạn. Từ quyền phân công lao động, dẫn dẫn người đàn ông đã nắm quyền quyết định mọi vấn đề, biến những thành viên khác trong gia đình thành kẻ phụ thuộc, thậm chí thành nô lệ. Người đàn ông có quyền đánh đập, “bán vợ, đợ con”. Như thế, cùng với chế độ phụ quyền, trong xã hội cũng bắt đầu xuất hiện sự bất bình đẳng.
Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại không những làm cho năng suất lao động ngày càng được nâng cao, mà còn tạo điều kiện cho nên sản xuất cá thể phát triển. Lúc này, con người không cần phải tiến hành lao động tập thể với cả thị tộc mà theo từng đơn vị gia đình nhỏ. Những gia đình phụ hệ đó có xu hướng tách khỏi thị tộc đã đến nơi nào có điều kiện thuận lợi hơn làm ăn sinh sống. Nhiều gia đình như vậy cũng đến làm ăn sinh sống ở một địa phương tạo nên một tổ chức công xã mới, trong đó các thành viên chỉ có quan hệ với nhau về địa vực và kinh tế mà không hề có quan hệ họ hàng với nhau gọi là công xã láng giềng. Sự xuất hiện các gia đình phụ hệ và từ đó dẫn tới sự hình thành các công xã láng giềng là dấu hiệu chứng tỏ sự tan rã của xã hội nguyên thủy và loài người đang đứng trước ngưỡng cửa của thời đại văn minh.
3. Sự xuất hiện chế độ tư hữu và xã hội có giai cấp
Sự hợp tác lao động, sự công bằng và bình đẳng về hưởng thụ trong xã hội nguyên thủy, một phần là do tình trạng đời sống còn quá thấp kém tạo nên. Nhưng từ khi có sản phẩm thừa thì tình hình lại diễn ra khác hẳn.
Sự phát triển của nền sản xuất có thể theo từng gia đình phụ hệ, do khả năng lao động của các gia đình khác nhau làm cho của cải tích lũy ngày càng nhiều trong tay một số cá nhân hay gia đình, thường là các gia đình tộc trưởng, tù trưởng hay các bô lão, thủ lĩnh quân sự.
Mặt khác, những người này lợi dụng chức phận để chiếm một phần sản phẩm xã hội chi cho các công việc chung. Đồng thời, họ cũng tự cho phép mình được “lĩnh” một khẩu phần nhiều hơn những người khác. Chẳng bao lâu họ trở nên giàu hơn mọi người. Dẫn dẫn, xã hội thị tộc đã bị phân hóa thành kẻ giàu người nghèo. Những người giàu có thì hợp thành tầng lớp quý tộc chiếm hữu nhiều ruộng đất, của cải…, còn những kẻ nghèo khó gồm đồng đảo các thành viên của thị tộc, bộ lạc thì bị mất dẫn của cải và tư liệu sản xuất, cuối cùng bị rơi vào tình trạng bị lệ thuộc tầng lớp trên và bị tầng lớp này áp bức bóc lột không khác gì nô lệ.
Do có lương thực và thực phẩm dư thừa, người ta không giết tù binh bất được trong các cuộc xung đột mà giữ lại nuôi để làm lao động cho thị tộc. Lúc đầu, họ phải làm những công việc chung cho cả thị tộc, dân dẫn một số người đa lợi dụng chức phận và uy tín cá nhân, bắt những người tù binh phục vụ cho riêng mình. Họ đã bị biến thành nô lệ trong các gia đình quý tộc, quan lại.