Nước Đức 1929 – 1939

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. Cuộc đấu tranh giai cấp trở nên quyết liệt ở Đức 

Cùng với các nước TBCN, nước Đức lâm vào một cuộc khủng hoảng hết sức nghiêm trọng về sản xuất công nghiệp. Sau 3 năm đình trệ thực sự. đến năm 1930 mức sản xuất công nghiệp của Đức giảm sút 8,4% so với năm 1929. Bộ máy sản xuất công nghiệp Dức vào năm 1933 chỉ sử dụng hết 35,7% công suất, mà số sản phẩm ít ỏi đó vẫn không tiêu thụ được. Do đó, nhiều xí nghiệp đã bị phá sản. Năm 1932, tổng giá trị xuất khẩu không quá 5,7 tỉ mrác (năm 1929 là 13,5 tỉ mác). 

Khủng hoảng kinh tế đã gây hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân dân lao động Dức. Tiến lương thực tế của công nhân giảm sút 30%. Tổng thu nhập của nông dân giảm sút khoảng 3 tỉ mác. Nạn thất nghiệp lan tràn khắp nước và tăng lên không ngừng. Năm 1932, ở Đức có tới 9 triệu người thất nghiệp. 

Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội Đức lại bùng nổ gay gắt và gây ra cuộc khủng hoảng chính trị ở Đức. Nội các của Đảng Xã hội-dân chủ sụp đổ và ngày 28 – 3 – 1930, Børuninh, lãnh tụ của Đảng Trung tâm, đứng ra lập nội các mới. Chính phủ này đã ra những sắc lệnh hạ lương công nhân viên chức và công chức cao cấp, giảm bớt trợ cấp xã hội, đánh thêm nhiều loại thuế mới nhằm vào người lao động trong khi lại giảm thuế cho các nhà tư bản. 

Trong khi chính quyền thiên sang hữu, thì những thế lực phản động, hiếu chiến ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong đó đảng phát xít ngày càng có tầm quan trọng lớn. Đảng này tự đặt tên là Dảng Công nhân quốc gia xã hội (gọi tắt là Đảng Quốc xã), xuất hiện vào năm 1919 

Trong khi giới đại tư bản, địa chủ quý tộc và giới quân nhân ngày càng ủng hộ bọn phát xít thì các lực lượng cách mạng và dân chủ cũng mở rộng ảnh hưởng của mình trong hàng ngũ những người lao động và kêu gọi nhân dân tăng cường đấu tranh chống nguy cơ phát xít. Đảng Cộng sản Đức đã công bố: “Cương lĩnh giải phóng nhân dân Đức về mặt xã hội và dân tộc” vào năm 1930 và một năm sau lại công bố “Cương lĩnh ruộng đất” của Đảng. Uy tín của Đảng Cộng sản ngày càng được nâng cao và thực tế tất cả những cuộc đấu tranh lớn của giai cấp vô sản trong những năm khủng hoảng kinh tế đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Đảng Xã hội-dân chủ trong quần chúng lao động vẫn là lớn nhất (vì đảng này có gần 400.000 đảng viên tham gia trong các bộ máy hành chính của trung ương và địa phương). Đảng Xã hội – dân chủ không chịu hợp tác với Đảng Cộng sàn khiến cho đội ngũ giai cấp công nhân Đức bị chia rẻ trầm trọng. 

Đầu năm 1932, ở Đức đã diễn ra bầu cử tổng thống và Hinđenbua lại thắng cử do có sự ủng hộ của Đảng Xã hội – dân chủ. Ngày 30-5-1932, Hinđenbua đã đưa Phôn Papen thay Bơruninh lập chính phủ mới. Chính quyền Hinđenbua – Phôn Papen tăng cường củng cố địa vị của giới phản động cực đoan, nhưng đã gặp phải sự chống đối quyết liệt của các lực lượng cách mạng và dân chủ. Nước Đức lại đứng trước sự đối đầu quyết liệt giữa cách mạng và phản cách mạng. Chính trong bối cảnh dấu tranh giai cấp quyết liệt ấy, Đảng Cộng sản Đức, với tư cách là đảng phái kiên quyết nhất trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, đã giành được thắng lợi to lớn trong cuộc bầu cử tháng 7 – 1932 với 27% số phiếu (tăng gấp 10 lần năm 1926) và cuộc bầu cử bất thường vào tháng 11 – (332 lại thu được 5.972.000 phiếu (hơn lần trước 66.000 phiếu). Nếu như Dàng Xã hội-dân chủ và Đảng Cộng sản Đức thống nhất với nhau thành lập Mặt trận thống nhất thì đa số phiếu đã thuộc về Mặt trận thống nhất. 

Kết quả cuộc bầu cử này đã đưa đến sự sụp đổ của chính phủ Papen và chính phủ mới do Phôn Solaykhơ (Vôn Schleischer) thành lập cũng chỉ tồn tại được 2 tháng. Cũng lúc này, xu hưởng thành lập một chính quyền “mạnh”, một nền chuyên chính dân tộc chủ nghĩa cực đoan, đã trở thành nhu cầu cấp thiết của giới quân phiệt và tài phiệt ở Đức. Đảng Quốc xã được coi là lực lượng thực tế” duy nhất và Hitle được coi là con người hùng có thể ngăn chặn được” tình hình hỗn độn và chủ nghĩa bôngevich”. Ngày 30-1-1933, tổng thống Hindenbua đã cử Hitle, lãnh tụ của đảng phát xít ra làm thủ tướng Đức, mở đầu một thời kì đen tối của nước Đức. 

2. Nước Đức thời kì phát xít Hitle (1933 – 1939) 

Sau khi nắm được chính quyền, bọn phát xít Hitle ra sức thiết lập nên chuyên chính độc tài, khủng bố công khai, thủ tiêu nền dân chủ tư sản, truy nã các lực lượng tiến bộ cách mạng, rèn đúc “con người mới trên cơ sở của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, xây dựng nền kinh tế chỉ huy cung cấp và ráo riết chuẩn bị lực lượng chiến tranh. 

Ngày 23-3-1933, chính phủ Hitle được trao quyền hành đặc biệt và thêm cả chức năng lập pháp, do đó Hitle không còn bị ràng buộc bởi quốc hội. Ngày 7-4, Hitle ra đạo luật thủ tiêu mọi quyền tự trị của các tỉnh, đồng thời thành lập bộ máy khủng bố tàn khốc mà lịch sử trước nay chưa từng biết đến. Giữ vai trò chủ yếu trong bộ máy này là các đội quân S. S. (Đội bảo vệ), Cục S.S trực tiếp điều khiển Giétxtapô (cảnh sát bí mật) và Sở an ninh (tổ chức do thám). 

Ngay từ năm 1933, Hitle đã giải tán tất cả các chính đảng và các tổ chức quần chúng. Ỏ Đức chỉ còn tồn tại một đảng là Đảng Quốc xã và một tổ chức gọi là “Mặt trận lao động Đức” do bọn chúng lập ra. Đặc biệt, bọn phát xít ra sức đàn áp Đảng Cộng sản. Tháng 2-1933, chúng tổ chức đốt cháy nhà Quốc hội, rồi vu cáo cho những người cộng sản và ra lệnh đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. Tháng 9-1933, chúng đưa Ghêuócghi Đinitơrốp ra tòa hòng làm mất uy tin của phong trào cộng sản quốc tế, song trước những lí lẽ đanh thép của Đimitơrốp và phong trào bảo vệ Đinitơrốp diễn ra ở nhiều nước nên bọn phát xít buộc phải thả Dimitorop. 

Sau vụ án, bọn Hitle càng tăng cường tiêu diệt Đảng Cộng sản. Ngày 3-3-1933, chúng bắt giam Tenldman và hàng vạn chiến sĩ cộng sản. Nam 1934, có 10 vạn đảng viên cộng sản Đức phải vào tù. 

Năm 1935, Hitle cho thông qua đạo luật Nuyrenbéc nhằm bài trừ người Do thái. Những trại tập trung như Bukhenvan (Buchenwall) (1933), Dass (Dachau) (1934) liên tiếp mọc lên. 

Trắng trợn hơn, Hitle còn ra lệnh thanh trừng nội bộ Đảng Quốc xã một cách dã man. Đêm 29-6-1934, Hítle đi khắp nước Đức bằng máy bay, chỉ huy việc bắt giam toàn bộ cơ quan lãnh đạo đội xung kích. Trong cái “đêm của những lưỡi dao dài” này, gần 1500 người bị giết, trong đó có Rơm – Tham mưu trưởng các đội xung kích (S – A), kiêm bộ trưởng. Sau vụ này. các đội xung kích được cải tổ và trở thành đội quân hậu bị của quân đội phát xít Đức. 

Ngày 2–8–1934, Hinđenbua chết. Hitle tuyên bố hủy bỏ hiến pháp Vâyma, ra đạo luật sáp nhập chức tổng thống với thủ tướng và y trở thành “thủ lĩnh”. Chế độ độc tài phát xít đến đây đã được thiết lập. 

Sau khi nắm chính quyền, bọn phát xít tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, bao cấp, tự cấp tự túc và phục vụ nhu cầu quân sự. Tháng 7-1933, Hitle lập Tổng hội đồng kinh tế trực thuộc Bộ Kinh tế và thực tế Hội đồng này đã ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống kinh tế đất nước. Bản thân bọn đầu sỏ phát xít tham gia ban quản đốc và hội đồng kiểm soát các công tỉ lũng đoạn lớn nhất. 

Công nghiệp Đức hoạt động hết sức khẩn trương. Sự tập trung sản xuất và tiêu chuẩn hóa các sàn phẩm tiến hành với nhịp điệu rất nhanh. Việc chế tạo các chế phẩm được chú ý nhiều. Bọn Hitle tìm cách tự túc đầu lửa, kim loại, cao su và bông 

Ở các xí nghiệp, lao động được quân sự hóa. Tất cả mọi hoạt động sinh hoạt của công nhân đều bị theo dõi chặt chẽ. Theo sắc lệnh của Hitle – ki ngày 1-5-1933, thanh niên Đức từ 18 đến 25 tuổi phải thực hiện chế độ lao động “tự nguyện” trong 2 năm. Họ phải sống trong các doanh trại, đời sống hoàn toàn quân sự hóa. Các trại này thực chất là phương tiện chuẩn bị chiến tranh 

Những năm tiếp sau, nên kinh tế “quân sự hóa” được đẩy mạnh công khai. Các ngành tài chính, vận tải giao thông, xây dựng đường xã đều phải phục vụ cho việc chuẩn bị chiến tranh. Kinh tế trong nước được tổ chức phù hợp với kế hoạch của Bộ Tổng tham mưu. Nông nghiệp cũng được cải tổ theo hướng phục vụ chiến tranh. Chính phủ Hitle quan tản đặc biệt tới việc xây dựng không quân và hải quân. Để giải quyết nạn thất nghiệp trong nước, bọn phát xít cũng tăng cường xây dựng các đường giao thông, các công trình quân sự và tăng cường sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cấu quân sự. Do đó, nền công nghiệp Đức phát triển nhanh chóng, đặc biệt là một số ngành công nghiệp quân sự, đã đuổi kịp và vượt nhiều nước tư bản lớn. 

Trong chính sách đối ngoại, nước Đức Hitle ngày càng thi hành chính sách gây chiến. Tháng 10-1933, Đức tuyên bố rút ra khỏi Hội Quốc liên. Năm 1935, ban hành lệnh tổng động viên quân dịch và chính thức tuyên bố thành lập quân thường trực. Tháng 3–1936, Hitle cho quân chiếm đóng khu phi quân sự Rènani (Rhenanie). Ngày 25-11-1936, Đức kí với Nhật hiệp ước “chống Quốc tế cộng sản” và tháng 11-1937, Italia cũng tham gia hiệp ước này. 

Như vậy liên minh chính trị – quân sự Đức-Italia-Nhật Bản nhằm chống Quốc tế cộng sản và chuẩn bị cho chiến tranh thế giới đã được hình thành. 

Đến năm 1938, về cơ bản nước Đức đã hoàn thành việc chuyển nền kinh tế chuẩn bị phục vụ chiến tranh và tái vũ trang nước Đức, đủ sức gây ra những cuộc chiến tranh lớn. Chính sách đối ngoại hiếu chiến của Hitle lại càng trắng trợn hơn trong khi các cường quốc phương Tây vẫn mù quảng thi hành chính sách hòa hoàn, nhượng bộ bọn phát xít. Sau khi thôn tính Áo (3-1938), rối Tiệp Khác (3-1939) mà không gặp sự phản kháng từ phía các cường quốc khác, Hitle tiến thêm một bước – quyết định dùng toàn lực tấn công Ba Lan, mở đấu cuộc chiến tranh thế giới mới.