Nước Đức ráo riết chuẩn bị chiến tranh và thái độ của Đảng xã hội dân chủ Đức
Đến đấu thế kỉ XX, mâu thuẫn giữa các đế quốc ngày càng gay gắt. Nổi bật lên hàng đầu là sự cạnh tranh giữa Anh và Đức. Cuối năm 1905, Hội đồng tướng lĩnh của Đức đã hoàn thành việc khởi thảo kế hoạch chiến tranh trên hai mặt trận chống Pháp và chống Nga (kế hoạch Slipphen). Trong 5 năm 1909-1914 chi phí quân sự tăng gần 33, riêng năm 1914 là hơn 2 tỉ mác, chiếm nửa ngân sách nhà nước. Năm 1912 đạo luật tăng quân số (lên 136 ngàn người) và tăng cường pháo binh được chuẩn bị đưa ra quốc hội. Đặc biệt là kế hoạch tăng cường hải quân (năm 1914 có 232 tàu chiến mới) đã làm cho nước Đức vươn rất nhanh lên hàng thứ hai trên thế giới, tuy còn kém Anh. Bọn quân phiệt vừa gieo rắc tư tưởng sô vanh, vừa ráo riết chuẩn bị gây chiến, đẩy cả dân tộc Đức vào cuộc chiến tranh đế quốc.
Việc tăng ngân sách quân sự và những hoạt động chuẩn bị chiến tranh đè lên vai quần chúng những gánh nặng không thể chịu nổi. Thuế khoán tăng, ngày làm việc kéo dài, giá sinh hoạt lên cao, đời sống rất khó khăn. Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân bùng nổ. Mùa thu năm 1910, 30 vạn công nhân Bedin tổng bãi công, xây dựng chiến lũy trên đường phố chống lại quân đội và cảnh sát. Công nhân nhiều thành phố cũng nổi dậy hưởng ứng. Năm 1912, hơn 25 vạn công nhân mỏ than vùng Rua đình công đòi ngày làm 8 giờ và tăng lương. Bọn chủ phải cầu cứu tới binh lính của chính phủ để đàn áp. Đồng thời quần chúng nhân dân ở miền Tây Ba Lan, Andat và Loren đấu tranh chống lại chính sách “Đức hóa”, chống ách áp bức dân tộc. Những biến cố đó đạt nước Đức vào tình trạng khủng hoảng chính trị, có khả năng dẫn tới một cuộc cách mạng
Nhưng đảng Xã hội dân chủ Đức không làm được nhiệm vụ lãnh đạo và phát động quần chúng tiến lên những hành động cách mạng. Sau khi Beben mất (1913), quyền lãnh đạo đảng rơi vào tay FEber (1871-1925) là kẻ gắn bó chặt chẽ với bọn lãnh tụ quan liêu trong công đoàn. Mặc dầu Các Liepnếch và Roda Lucxembua không ngừng đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt và bỏ phiếu chống những đạo luật tăng ngân sách quân sự, các đại biểu xã hội dân chủ trong quốc hội không chịu vạch trấn chính sách quân phiệt gây chiến, lại đồng tình với khẩu hiệu “các nước đều bình đảng về thuộc địa”, bỏ phiếu tán thành việc tăng thuế để chi phí cho quân sự. Trong những năm trước chiến tranh, số lượng đảng viên Xã hội dân chủ tăng, số báo phát hành nhiều lên và số đại biểu trong quốc hội cũng đồng thêm. Nhưng điều đó không nói lên tình hình lớn mạnh của đảng. Trái lại, sự đầu hàng của các lãnh tụ cơ hội đã làm suy yếu lực lượng giai cấp công nhân. Đảng Xã hội dân chủ Đức không còn giữ được tính chất cách mạng của giai cấp công nhân mà bị phụ thuộc vào quyền lợi của giai cấp tư sản. Do đó, nó không thể lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chiến tranh đang ngày càng đến gần. Những người cánh tả vẫn trung thành với nguyên tắc của mình nhưng chưa thể đánh lui được ảnh hưởng của bọn cơ hội ở trong đảng.