Chế độ chính trị ở Đức
1. Nhà nước tư sản Gioongke
Nhà nước đế quốc Đức được thành lập sau khi cuộc đấu tranh thống nhất thắng lợi. Hiến pháp năm 1871 quy định Đức là một quốc gia liên bang gồm 22 vương quốc và 3 thành phố tự do. Các nước nhỏ vẫn giữ chính phủ và vua riêng, có quyền hạn riêng về giáo dục, nhà thờ, hành chính và thu thuế. Còn trong toàn nước Đức có Hội đồng liên bang gồm đại biểu các vương quốc nhỏ và Quốc hội do bầu cử lập nên. Nhà vua có những quyền hạn rất lớn như thống lĩnh quân đội, bổ nhiệm và cách chức thủ tướng, kí kết hiệp ước, ngoại giao, tuyên chiến… Vua có quyền triệu tập, giải tán và hoãn các phiên họp của Hội đồng liên bang và Quốc hội mà không chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Thủ tướng chỉ chịu trách nhiệm trước vua cho nên không bắt buộc phải thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, lại càng không bị bắt buộc phải rút lui khi không được tín nhiệm. Những sắc luật do Quốc hội thông qua vẫn có thể bị Hội đồng liên bang bác bỏ.
Tinh thần “Phổ hóa” nước Đức thể hiện rõ rệt trong hiến pháp. vua Đức phải là vua của Phổ và thủ tướng Đức thường là thủ tướng. Phổ. Chủ tịch Hội đồng liên bang phải là thủ tướng của đế quốc và trong số 58 ghế của Hội đồng thì Phổ chiếm 17 ghế. Điều đó bảo đảm ưu thế tuyệt đối của Phổ vì Hội đồng không thể thông qua một quyết nghị nào nếu có 14 phiếu chống lại. Bixmac đã giữ chức vụ Thủ tướng đế quốc Đức trong suốt 20 năm (1871 – 1890), buộc nhà vua Vinhm 1 phải theo ý mình và không kể gì đến Quốc hội.
Nhà nước Đức tuy mang tính chất tư bản chủ nghĩa nhưng vai trò của quý tộc gioongke (quý tộc tư sản hóa) còn rất lớn. Thế lực kinh tế của quý tộc khá mạnh, nhất là miền Đông Phổ, hầu hết đất đai ở trong tay họ. Việc mở rộng mối liên hệ với các công ti lũng đoạn càng củng cố địa vị của tầng lớp này. Mặt khác, sự lớn mạnh của giai cấp công nhân và phong trào xã hội chủ nghĩa là mối nguy chung cho cả hai giai cấp bóc lột tư sản và địa chủ. Vì vậy, mặc dấu lực lượng của bọn trùm ruộng đất đã sút kém trước thế lực của giai cấp tư sản công nghiệp, tư sản văn xem quý tộc là một lực lượng chính trị có ảnh hưởng nhất ở trong nước. Cả hai bên phải tựa lưng vào nhau để tạo nên một nhà nước quân phiệt với bộ máy cảnh sát có đủ sức trấn áp quần chúng và củng cố địa vị thống trị. Cả hai đều ủng hộ chính sách thuế quan “bảo hộ mậu dịch” để ngăn cán sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài và quan tâm đến việc xây dựng lực lượng quân đội, hải quân và hạm đội, mở rộng thị trường bằng những cuộc chiến tranh ăn cướp. Chủ nghĩa quân phiệt vốn có ở Phổ được bọn đại tư sản ủng hộ có vị trí đáng kể trong chính sách của nhà nước Đức. Bộ máy quan liêu nặng nề, tinh thần quân phiệt và chế độ cảnh sát thống trị trong cả nước. Đế quốc Đức là một quốc gia có “nên độc tài quân sự được tổ chức theo lối quan liêu, được bảo vệ bằng cảnh sát, được trang sức bằng những hình thức nghị viện, với một mỡ hỗn hợp những yếu tố phong kiến và đồng thời đã chịu ảnh hưởng của giai cấp tư sản…) là “đế quốc tư sản gioongke”.
Bixmác chính là hiện thân của tính chất đó, đại diện cho sự cấu kết của hai tập đoàn tư sản và gioongke. Đảng Bảo thủ đại diện quyền lợi của quý tộc địa chủ vùng Đông Phổ, chủ trương thiết lập chế độ quân chủ bán chuyên chế, chiếm các chức vụ quan trọng trong quân đội và trong bộ máy nhà nước. Tuy rằng có những văn để chống lại Bixmác, nó vẫn giữ địa vị của đảng cấm quyền, có ảnh hưởng lớn trong Quốc hội, luôn luôn đòi tăng ngân sách quân sự tăng cường quân đội và giữ giá cao về nông sản. Một bộ phận của đảng Bảo thủ tách ra thành đảng Đế quốc hay đảng Bảo thủ tự do. Nó đại diện lợi ích của đại địa chủ, phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa và các trùm công nghiệp (như Krúp, Cácđốpphơ…). Đại diện cho tư sản công nghiệp lớn là đảng Dân tộc tự do, bênh vực chính sách tăng cường công nghiệp hóa trong nước và đẩy mạnh chiến tranh giành thuộc địa, chủ trương củng cố và phát triển quân đội. Hai đảng Đế quốc và Dân tộc tự do là chỗ dựa cho Bixmic
Những người tư sản loại vừa và nhỏ cùng với một số trí thức tập hợp trong “Những người tư tưởng tự do, trong Quốc hội thường lên tiếng phản đối các chính sách của chính phủ.
Đảng “Trung tâm Cơ dốc giáo” có ảnh hưởng ở miền Nam và Tây Nam nước Đức, dựa vào quý tộc của các quốc gia nhỏ ở vùng đó, chống lại chính sách Phổ hóa. Bằng những tổ chức nhà thờ, nó kéo theo đông đảo nông dân, thợ thủ công và cả một bộ phận công nhân lạc hậu. Nó đòi quyền độc lập cho các vương quốc nhỏ và phát triển lực lượng đạo Kitô trong các trường học.
Những chính đảng trên ít nhiều có sự khác biệt và đôi khi đổi lập nhau nhưng đều đứng trên lập trường của giai cấp bóc lột, bảo vệ lợi ích cho các giai cấp hữu sản. Giới trùm tài chính thông qua áp lực kinh tế đã chi phối nhân viên chính phủ, mua chuộc nghị viên, và báo chí định đoạt các chính sách nội trị và ngoại giao của nhà nước.
Đại đa số quần chúng nhân dân bị bóc lột nặng nề, bị tước đoạt quyền tuyển cử, bị gạt ra ngoài sinh hoạt chính trị của nhà nước. Đấu tranh giành quyền lợi cho mình, giai cấp công nhân đã thành lập Đảng Xã hội dân chủ Đức (1869) và đóng vai trò quan trọng. trên vũ đài
chính trị nước Đức.
2. Những cải cách đầu tiên và chính sách đối nội của Bixmác
Trong những năm 70 của thế kỉ XIX, chính phủ Đức chú ý giải quyết một số trở ngại cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa : cải cách về tổ chức hành chính quy định đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng mác vàng do Ngân hàng Phổ độc quyền phát hành, tập trung ngành bưu điện điện tín, thống nhất hệ thống đóng tàu… Để bảo vệ quyền lợi của các công ti độc quyền, chính phủ ban hành chế độ thuế quan cao làm hàng rào ngăn trở sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài. Giới quân phiệt quan tâm đến việc xây dựng quân đội, tàng ngân sách quân sự trong kế hoạch 7 năm (1875 – 1881) với li do để phòng sự phục thủ của Pháp. Đến đầu thế kỉ XX thì ráo riết tăng cường lực lượng lục quân và hải quân, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới.
Chống lại chính sách Phổ hóa nước Đức, đảng Trung tâm Cơ đốc giáo tập hợp đông đảo cư dân theo đạo Giatô ở miền Tây nam Đức, người Ba Lan ở Đông Phổ và Podonan, người Pháp ở vùng Andát – Lôrn lên tiếng công kích Bixmặc và được thế lực Vaticang ủng hộ Bixnác trấn áp sự phản kháng đó hàng những đạo luật năm 1872 cấm giáo sĩ tuyên truyền chính trị, tước quyền kiểm soát của nhà thờ đối với trường học, nhà nước đào tạo và bổ nhiệm tăng lữ, hạn chế quyền lực của giáo sĩ cao cấp… Các công việc đăng kí kết hôn, khai sinh, khai tử… đều tách khỏi luật lệ của nhà thờ. Cuộc đấu tranh giữa hai thế lực diễn ra dưới hình thức “đấu tranh văn hóa” nhưng thực chất là cuộc tranh chấp về quyền lực chính trị.
Bixmác chia mũi nhọn tấn công vào giai cấp công nhân bằng đạo luật đặc biệt” (1878 – 1890) : giải tán các tổ chức công nhân, đóng cửa các tòa báo và tạp chí công nhân, bắt bớ và truy nã các đảng viên đảng Xã hội dân chủ và ở một số nơi, tuyên bố “tình trạng chiếm đóng quy mô nhờ”. Sau khi Bixmác bị buộc phải từ chức (1890), đạo luật đặc biệt bị bãi bỏ.
3. Chính sách đối ngoại gây chiến và xâm lược
Trong những năm 70 – 80 của thế kỉ XIX, chính sách ngoại giao của Đức nhằm mục đích chủ yếu là xác lập vị trí đế quốc ở châu Âu. Hai kẻ thù đáng sợ đối với Bixmác là Pháp và Nga. Lo ngại sự phục thủ của Pháp, Bixmác âm mưu đánh bại hoàn toàn nước Pháp và tiến hành cuộc báo động quân sự” năm 1875, tập trung quân ở biên giới, hò hét chiến tranh. Nhưng không muốn Đức trở thành một thế lực mạnh ở châu Âu và cố giữ thế thăng bằng giữa Pháp và Đức Anh và Nga lên tiếng ngăn chặn âm mưu gây chiến đó. Về phía Đức biết rằng chưa đủ sức để tấn công và muốn ngăn cản sự liên minh Nga – Pháp, Bixmác kí hiệp ước với Nga nhưng không bảo đảm chúc chán. Đồng thời, thiết lập một khối liên minh tay bí gồm Đức – Ý – Áo Hung (1882) làm chỗ dựa cho cuộc chiến tranh chống Pháp và Nga sau này. Đó là khối quân sự đế quốc chủ nghĩa đầu tiên được thành lập ở châu Âu, chuẩn bị cuộc chiến tranh thế giới.
Cũng như các đế quốc khác, nước Đức ráo riết tiến hành những cuộc chiến tranh thuộc địa. Từ lâu, các công ti lũng đoạn đã đạt thương điểm và các cơ sở buôn bán ở miền Nam và Tây Phi và nhiều đảo châu Đại Dương Nam 1884, Đức tuyên bố đạt chế độ bảo hộ ở Angra Pekina (bờ biển tây nam châu Phi. Mùa hè năm đó, Đức chiếm Tôgỗ, Camơrun, bắc Ghinê và thành lập “Tây Nam Phi thuộc Đức”.
Từ những năm 90, nền kinh tế Đức phát triển mạnh mẽ, các công ti lũng đoạn đòi hỏi thị trường rất gay gắt, không thỏa mãn với Bixmác. Nhà vua Vinhem II (1898 – 1918) buộc Bixmic từ chức và chuẩn bị tiến hành chiến tranh xâm lược. Một làn sóng tuyên truyền chủ nghĩa sôvanh, đòi chia lại thế giới dãy lên trong cả nước. gieo rác trong quán chúng tư tưởng về “tính siêu việt của người Giecman”. Ph. Nism (1844 – 1890) kêu gọi người Đức hãy dùng chiến tranh để nâng cao địa vị của dân tộc mình : “Chỉ có máu mới giải quyết được những vấn đề lớn ; những tư tưởng vĩ đại đòi hỏi phải có máu và chiến tranh là hình thức tồn tại của con người thượng đảng. Nhà trường nhồi nhét cho thanh niên tinh thần cuống chiến với khẩu hiệu “nước Đức trên hết”. Trong khi đó, giới cầm quyền hiếu chiến như thủ tướng Đức Phổn Bulốp, đô đốc Tiêcpitdo, tham mưu trưởng Slipphen… để ra kế hoạch xâm chiếm hoàn cấu nhằm chiếm tất cả thuộc địa của Anh. Pháp, Bỉ, Bồ Đào Nha, sáp nhập vào nước Đức vùng biên giới Pháp, tất cả các nước Bỉ, Hà Lan, các nước Xcàngđinavợ và ngay cả Áo là kẻ “đồng minh” của nó ; nô dịch Thổ và vùng ven biển Ban Tích của Nga, chiếm Ucraina và Cápeade đế với tay sang Ấn Độ thuộc Anh. Họ đòi biến châu Mĩ latinh thành một bán đảo quân sự để chống Bắc Mĩ. Muốn vậy, họ để ra kế hoạch xây dựng hạm đội lớn mạnh và tiến hành chiến tranh chớp nhoáng đánh Pháp trước rồi quay sang Nga.
Năm 1897, cùng với các đế quốc khác xâu xé Trung Quốc, Đức chiếm vịnh Giao Châu dưới hình thức “thuê mượn” làm quân cảng. xây dựng đường sắt ở Sơn Đông và được quyền khai thác quặng mỏ trong vòng 15 km dọc hai bên đường. Đức phái quân đến tham gia cuộc trấn áp Nghĩa hòa đoàn, buộc triều đình Mãn Thanh phải kí điều ước Tân Sửu (1901).
Cùng thời gian này, Đức chiếm các đảo Carolina, Marian, một phần Xamoa và Mácsan, lập thành những căn cứ quan trọng trên con đường biển giữa châu Úc và Đông Nam Á
Tuy nhiên, mũi nhọn xâm lược của Đức vẫn hướng về phía Cận đông và các nước vùng Bancàng dưới khẩu hiệu “Tiến sang phía đông. Năm 1898, lấy cớ sang thăm đất thánh ở Palétxtin, vua Đức Vinhen II cấu kết với xuntan Thổ về việc xây dựng con đường sắt từ Boxpho qua các nước Cận đồng đến cảng Cooet ở vịnh Ba Tư. Về mặt quân sự, đó là con đường chiến lược quan trọng vì nó nói liên Berlin tới vịnh Ba Tư (đường sắt Bát Đa) cửa ngõ bước sang Ấn Độ. Về mặt kinh tế, bọn trùm tư bản thả sức đầu tư vào việc xây dựng đường sát, trang bị hài càng và bước đầu thăm dò dầu hỏa.
Trong gần ba chục năm, sự lớn mạnh của nền kinh tế Đức trở thành kẻ cạnh tranh nguy hiểm của Anh. Kế hoạch xâm lược của Đức đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của Anh ở vùng Cận đông. biển Ba Tư và Ấn Độ. Vì vậy Ảnh kịch liệt phản đối kế hoạch của Đức. Về phía Đức, giai cấp tư sản cùng nhìn thấy kẻ thù chủ yếu của nó là nước Anh. một nước vẫn giữ quyền bá chủ trên mặt biển. Vì vậy, Đức ráo riết xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh. Mâu thuẫn Anh – Đức ngày càng gay gắt, trở thành mối mâu thuẫn chủ yếu trên và dài quốc tế và sẽ dẫn tới cuộc chiến tranh thế giới. .