Sự phát triển kinh tế và sự hình thành các tổ chức lũng đoạn

1. Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Đức trong 30 năm cuối thế kỉ XIX 

Từ những năm 70 của thế kỉ XIX trở đi, nên kinh tế Đức có nhiều điều kiện thuận lợi. Cuộc đấu tranh thống nhất hoàn thành đã tạo nên một chế độ chính trị thống nhất một nhà nước tư bản chủ nghĩa mạnh mẽ, một thị trường thống nhất và chế độ tiền tệ, thuế khóa, đo lường thống nhất. Việc cướp đoạt của Pháp vùng Andat và Loren giàu quặng mô và 5 tỉ phrăng góp phần đáng kể vào sự phát triển ban đầu của nó. Là nước công nghiệp hóa muộn hơn các nước khác, Đức đã áp dụng được những kinh nghiệm và phát minh kĩ thuật mới nhất trong sản xuất. Nhờ sự bóc lột tàn tệ và tận dụng những nhân tố trên, kinh tế Đức lớn lên rất nhanh chóng. Từ một nước nông nghiệp. Đức dẫn dẫn trở thành một nước công nghiệp quan trọng ở châu Âu và thế giới. Sản lượng các ngành công nghiệp nặng tăng lên rất nhanh, chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tổng sản lượng thế giới. Về nhiều mặt, nó đuổi kịp và vượt Anh, Pháp. Mạng lưới đường sắt được mở rộng trên quy mô rất lớn. Các ngành công nghiệp mới như điện, hóa chất đều tăng tiến mạnh mẽ, chiếm vị trí hàng đầu châu Âu. Năm 1883, Đức sản xuất 2/3 thuốc nhuộm trên thế giới dùng cho ngành dệt. Do đó, ngành ngoại thương việc xuất cảng các sản phẩm công nghiệp, tăng lên rõ rệt. 

Bước chuyển biến trong công thương nghiệp làm thay đổi hẳn tình hình dân cư và bộ mặt thành thị. Dân số thành phố năm 1871 chiếm 36% toàn bộ cư dân thì đến năm 1901 lên tới 54,3%. Trong đó, tổng số công nhân năm 1896 là 10,6 triệu chiếm 22% cư dân. Các đường phố chật hẹp, các thành quách cổ xưa được thay thế bằng những trung tâm công thương nghiệp sắm uất với những nhà máy có tới hàng vạn công nhân và những bến cảng tấp nập. 

Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp Đức đưa tới hiện tượng tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức lũng đoạn sớm hơn các nước khác. Xanhdica ‘Ranh Vetxphalen” là một trong những độc quyền lớn nhất của nước Đức, khai thác 87% tổng sản lượng than cả nước. Hàng Krúp nắm độc quyền trong ngành sản xuất khí giới, sử dụng tới 4 vạn thợ. Những hội cổ phần được thành lập để tập trung vốn đầu tư : ngân hàng, công tỉ đường sắt, đóng tàu…. Hình thức tổ chức lũng đoạn phổ biến ở nước Đức là cácten và xanhđica : năm 1879 có 14, 1885 – 90, 1890 – 210, 1900 – 300. 

Tuy nhiên, bên cạnh nền công nghiệp hiện đại, nước Đức còn duy trì thủ công nghiệp trong một thời gian khá lâu. Đến những năm 80 còn có 2,3 triệu thợ thủ công, trong đó có hơn 67 vạn người làm ở nhà một mình. 

Cũng như các nước khác, kinh tế Đức không tránh khỏi những cuộc khủng hoảng kinh tế chu kì mà trầm trọng nhất là vụ khủng hoảng năm 1873 và tiếp theo là vào năm 1882 và 1890. Phải từ sau năm 90, những bước tiến về kinh tế mới bộc lộ rõ rệt. 

Trong khi đó, nông nghiệp Đức cũng có những bước tiến bộ, nhưng chậm chạp vì sự tiến hành không triệt để của cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Phần lớn ruộng đất tập trung trong tay quý tộc và địa chú Ở vùng Đông Phổ, những trang trại lớn trên 100 hecta chiếm 40% – 50% diện tích cày cấy, có người chiếm đến gần 20 vạn hecta. Đi theo “con đường kiểu Phổ”, trong khi canh tác theo phương thức tư bản chủ nghĩa (dùng máy móc, phân bón hóa học, áp dụng kỉ thuật mới…), những tàn dư phong kiến vẫn được duy trì. Người lao động ở vào địa vị cố nông hoặc tá điển bị bóc lột thậm tệ, làm việc không kể ngày đêm, bị hành hạ vẫn chịu gánh nặng của “đạo luật về những người đầy tớ ban hành từ đầu thế kỉ XIX và đạo luật năm 1854 bỏ tù những người lăn công Ở vùng Tây Nam, kinh tế tiểu nông chiếm ưu thế, nhưng địa chủ cũng chiếm tới hơn 1/4 diện tích cày cấy. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho nông thôn phản hóa sâu sắc, phần lớn nông dân nghèo túng hay phá sản phải đi làm thuê cho địa chủ, phủ nông hoặc phải đi kiếm ăn ở các cơ sở công nghiệp.

2. Sự phát triển kinh tế đầu thế kỉ XX và bước chuyển sang chủ nghĩa đế quốc 

Đến đầu thế kỉ XX, tốc độ phát triển của công nghiệp Đức có những chuyển biến mạnh mẽ. Vẽ tổng sản lượng cũng như về những ngành cơ bản, Đức đứng vào hàng đầu châu Âu và thứ hai trên thế giới. Đức đuổi kịp Anh về sản xuất gang thép và đến năm 1912 nó vượt cả Anh và Pháp 5 triệu tấn gang Các ngành khai mỏ, luyện kim, cơ khí, hóa chất, đường sắt, đóng tàu biển… đều có những bước tiến tương tự. Thu hoạch nông nghiệp cũng tăng nhanh chóng trên cơ sở cơ giới hóa lao động và sử dụng phân bón hóa học. Nam 1909 – 1913, sản lượng lúa và khoai tăng gấp 2 lần năm 1894-1897. 

Quá trình tập trung sản xuất và hình thành những tổ chức lũng đoạn được đẩy mạnh trên quy mô rất lớn. Không đầy 1% xí nghiệp sử dụng hơn 3/4 tổng số điện lực trong khi 91% là xí nghiệp nhỏ chỉ được nhận có 7% thôi. Số cácten tăng lên nhanh chóng năm 1905 có 385, đến năm 1911 có 550 – 600. Ngoài những xanhđica lớn từ trước như “Ranh – Vetxphalen’ kiểm soát hầu hết ngành than đá, “Krúp” – ngành quân giới, còn xuất hiện nhiều công tỉ khác : 3 công ti lớn nắm về công nghiệp khai mỏ và luyện kim, 2 công ti về điện, 2 công ti về hóa chất, 2 công ti về hàng hải… 9 nhà ngân hàng lớn (nhất là Ngân hàng Beclin) kiểm soát 83% tổng số tư bản ngân hàng cả nước. Bọn chủ ngân hàng thường giữ địa vị quản trị. trong nhà máy và giám đốc ngân hàng thường là chủ nhà máy lớn. Riêng Ngân hàng Beclin với số vốn 3 tỉ mác có đại diện trên 2.000 xí nghiệp. Lực lượng kinh tế nước Đức tập trung trong tay khoảng ba chục “vua công nghiệp” như Krúp, Titxen, Kiđrốp, Ximen, Handoman… Tổng số lãi năm 1913 của những tập đoàn này là 15 tỉ mác. 

Trong bước phát triển đó, giai cấp tư sản Đức chú ý xuất khẩu vốn ra nước ngoài. Năm 1902, số vốn đó là 12,5 tỉ phrăng (bằng 15 Anh, 1/2 Pháp), đến 1914 lên 44 tỉ (gần bằng 1/2 Anh và 2/3 Pháp). Đồng thời trong khoảng 1909 – 1913, hàng xuất khẩu của Đức tăng 60%. Thị trường đầu tư chủ yếu của Đức là Đông Nam Âu, Cận đông và Nam Mĩ. Trong tình trạng ít ỏi về thuộc địa, những thị trường trên không thỏa mãn sự phát triển kinh tế và tham vọng của từ sản Đức. Điều đó sẽ quyết định chính sách thế giới” của nước Đức sau này.