Phong trào công nhân và chủ nghĩa xã hội nước Anh

Trong những năm 50 – 60 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa nghiệp đoàn chiếm địa vị thống trị trong phong trào công nhân Anh. Nghiệp đoàn chỉ kết nạp những công nhân có kỹ thuật, được trả lương cao và do đó, chỉ bao gồm tầng lớp công nhân quý tộc. Lãnh tụ của các nghiệp đoàn hầu hết là những phần tử cơ hội chủ nghĩa, được giai cấp tư sản “ưu đãi nên luôn luôn đứng trên lập trường tư sản, đối lập với chủ nghĩa xã hội và cách mạng xã hội, tìm cách đưa công nhân đi vào con đường cải lương, thỏa hiệp và biến họ thành cái đuôi của giai cấp tư sản. 

Những cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp trong những năm 70 – 80, sự suy sụp về địa vị bá quyền công nghiệp của nước Anh làm cho đời sống quần chúng sút kém đã gây một tác động mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Anh. Từ những năm 70 đã bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của công nhân cơ khí, công nhân mỏ đòi ngày làm 8 giờ và của công nhân nông nghiệp.

Từ trong cao trào đấu tranh này, ý thức độc lập của công nhân dẫn dẫn được nâng cao, tạo tiền để cho việc tổ chức những nghiệp đoàn mới, có sự tham gia của đông đảo công nhân không có kĩ thuật. Phong trào nghiệp đoàn mới phát triển rất nhanh được sự ủng hộ và tham gia của đông đảo quần chúng công nhân và do đó, nó tiến hành nhiều cuộc bãi công thắng lợi. 

Những hoạt động của các nghiệp đoàn gặp sự phản ứng của những người “Liên minh xã hội dân chủ”, thành lập năm 1884, lấy việc đấu tranh cho đại biểu công nhân vào nghị viện là mục đích chủ yếu, diễn thuyết về cách mạng nhưng lại không có một đường lối chiến lược và sách lược nào cụ thể. 

Năm 1885, từ trong Liên minh xã hội dân chủ tách ra một cánh tả “Liên minh xã hội chủ nghĩa trong đó có Eléna Va Ivolinh (con gái của Mác) và Tôm Man, người lãnh đạo công nhân khuân vác Luân Đôn. Năm 1890, Liên minh tan rã.

Cùng năm 1884, “Hội Phabiêng” được thành lập. Những người sáng lập là nhà văn, nhà báo, nhà khoa học… thuộc giới trí thức tư sản, không có chút liên hệ với công nhân. Họ tuyên truyền chủ nghĩa xã hội tư sản, chủ trương tiến hành những cuộc cải cách như mở rộng quyền bầu cử, nhấn mạnh vai trò Nhà nước trong việc điều hòa quan hệ giữa tư bản và lao động, chữa bệnh xã hội” bằng những bài văn đã kích, lỗi kéo công nhân xa rời chủ nghĩa Mác. Do khả năng tuyên truyền, phải Phahiêng gây được một ảnh hưởng nhất định trong phong trào nghiệp đoàn và sau này trở thành bộ tham mưu tư tưởng của Công đảng Anh. 

Đến năm 1893, đại hội của những đàng địa phương thành lập Đảng Công nhân độc lập (1.W.P). Những người lãnh đạo đảng có thái độ thù địch với cách mạng, không thừa nhận tư tưởng mác xít và các nguyên tắc xây dựng đảng vô sản. Trong thực tế, họ đưa đảng đi vào con đường cơ hội. 

Như vậy là đến cuối thế kỉ XIX, phong trào công nhân Anh vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa cơ hội, chưa thiết lập được chính đảng cách mạng của mình. 

Năm 1900, các nghiệp đoàn tổ chức hội nghị đại biểu cùng với sự tham gia của hội Phabiêng. Đảng Công nhân độc lập và Liên minh xã hội dân chủ để thành lập Ủy ban đại biểu công nhân”. Nhiệm vụ của Ủy ban là đưa ra các ứng cử viên công nhân và vận động cho họ vào nghị viện. Năm 1905, Ủy ban đổi tên là Đảng lao động thường gọi là Công đảng. 

Việc thành lập Công đàng đánh dấu một bước phát triển của phong trào công nhân Anh, phản ánh xu thế vươn tới một tổ chức thống nhất và độc lập của công nhân. Nhưng những người lãnh đạo Công đảng không chịu thừa nhận cương lĩnh xã hội chủ nghĩa, thu hẹp phạm vi hoạt động của công nhân trong việc bầu cử nghị viện. cố sức hòa giải những cuộc tranh chấp giữa chủ và thợ 

Năm 1911, cánh tả của đảng Công nhân độc lập và đảng Xã hội dân chủ (được đổi tên từ Liên minh xã hội dân chủ năm 1907) triệu tập một cuộc họp cánh tả, thành lập đảng Xã hội Anh. Cương lĩnh của đảng Xã hội tuyên bố nhiệm vụ lãnh đạo phong trào công nhân đi theo chủ nghĩa xã hội và chuẩn bị cho việc thành lập đảng kiểu mới. Nhưng chủ nghĩa bè phái, việc xa rời phong trào nghiệp đoàn đã hạn chế khả năng lãnh đạo của Đảng Xã hội đối với quần chúng công nhân