Phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước vùng Bán đảo Ban Căng
Từ giữa thế kỉ XIX, các nước vùng bán đảo Ban Cũng còn nằm dưới ách thống trị của Thổ Nhĩ Kì. Sự tan rã của chế độ phong kiến và sự xuất hiện những nhân tố tư bản chủ nghĩa đẩy mạnh quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, chống đế quốc Thổ và ách thống trị phong kiến. Trong những năm 50 – 60 của thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh lên mạnh ở Vala Khi, Mônđavia, Bulgaria, Xecbi…
1. Sự thành lập nước Rumani (1861)
Trong thời gian này, Mondavi và Valakhi vẫn là những công quốc có nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào Thổ Nhĩ Kì. Nhu cầu cung cấp nông sản cho thị trường không ngừng tăng lên gắn liền với sự bóc lột nông dân ngày càng nặng nề. Chế độ nông nô còn tồn tại, người nông dân không có quyền hành, chịu ách áp bức, bóc lột cùng cực.
Mặc dầu quan hệ phong kiến tồn tại, những nhân tố kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng bắt đầu phát triển.
Giữa những năm 60 thế kỉ XIX đã có 172 CƠ SỞ SẢN XUẤT NÀ dụng máy hơi nước. Công nghiệp khai mô bắt đầu phát triển. Chi riêng năm 1858, dầu hỏa khai thác tăng từ 250 đến 500 săn và những nhà máy đầu tiên ra đời. Đường sắt, đường dây bưu điện… bắt đầu được xây dựng
Sự thống trị của quan hệ phong kiến, tình trạng thiếu thị trường thống nhất ở trong nước, sức mua của quần chúng nhân dân bị giảm xuống đã ngăn cản sự phát triển kinh tế của các công quốc. Sự phát triển của sức sản xuất đòi hỏi phải thống nhất đất nước và xóa bỏ tình trạng phụ thuộc chính trị vào Thổ Nhĩ Kì. Cho nên vấn đề thống nhất các công quốc trở thành một yêu cầu cấp thiết của quần chúng nhân dân và của sự phát triển kinh tế ở Rumani.
Sau một quá trình đấu tranh lâu dài, hội nghị những đại biểu ở Mỗnđavi và sau đó ở Valakhi năm 1859 đã bầu ra một nhà quý tộc hoạt động tiến bộ là Alêchxăngdrg Cuda làm người đứng đầu. Mặc dấu gặp sự chống đối và đe dọa của các nước lớn, nhân dân Mondavi Valakhi và một bộ phận Betxarabi vẫn quyết tâm đi theo con đường của mình. Năm 1861, các công quốc trên hợp nhất thành nước Rumani, thủ đô là Bucanet, thoát khỏi sự phụ thuộc nước ngoài, tuyên bố độc lập đối với Thổ Nhỉ Kì. Nhưng phải đến sau cuộc chiến tranh Nga – Thổ (1877 – 1878), Rumani mới được độc lập hoàn toàn và được các cường quốc thừa nhận.
2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Bungari
Đến giữa thế kỉ XIX, Bungari vẫn chịu ách thống trị tàn khốc của Thổ Nhĩ Kì. Bọn địa chủ Thổ chiếm đoạt hầu hết ruộng đất trong nước. Sự bóc lột vỏ nhân đạo, nạn cướp đất và tăng thuế, những nghĩa vụ lao dịch.. làm cho đời sống nông dân rất khổ cực. Ách thống trị dân tộc và giai cấp gây nên làn sóng cảm phẫn ngày càng mãnh liệt trong nhân dân. Kế thủ chủ yếu của cuộc đấu tranh là nhà nước phong kiến Thổ Nhĩ Kì. Trong những năm 50, các cuộc khởi nghĩa nông dân lan tràn ở miền Tây Bắc nhằm đánh đuổi bọn địa chủ Thổ đều bị thất bại. Tuy nhiên, do quy mô và lực lượng của phong trào khởi nghĩa, bọn Thổ Nhĩ Kì buộc phải tiếp xúc với đoàn đại biểu nông dân Bungari, phải chấp nhận một số yêu sách như chia cho nông dân một phần ruộng đất sau khi họ chuộc lại với những điều kiện khắt khe. Tuy nhiên về cơ bản, vấn đề ruộng đất chưa được giải quyết.
Cùng trong thời gian này, hàng hóa nước ngoài nhập vào Bungari ngày càng nhiều, gây tác hại nghiêm trọng đến các ngành sản xuất thủ công và các công trường thủ công của Bungari. Do sự cạnh tranh của hàng nước ngoài, thợ thủ công bị phá sản, những ngành sản xuất chính của Bungari bị suy sụp như nghề dệt dạ, nghề đóng giấy. Giai cấp tư sản muốn củng cố sự sản xuất và buôn bán của mình bằng cách lập những công ti cổ phần trong các ngành mậu dịch, vận tài… nhưng họ không đủ vốn và không cạnh tranh được với hàng nước ngoài. Vì vậy, trong giai cấp tư sản bắt đầu xuất hiện chủ trương tẩy chay hàng nước ngoài. Sự khủng hoảng trong thủ công nghiệp và thương nghiệp càng làm tăng lòng công phản của nông dân, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách Thổ Nhĩ Kì được tăng cường mạnh mẽ.
Một trong những hình thức sớm nhất của phong trào dân tộc ở Bungari là cuộc đấu tranh đòi quyền tự chủ của nhà thờ. Giai cấp tư sản đứng đầu phong trào này, được sự ủng hộ của nông dân và thợ thủ công. Họ đòi nhà thờ Bungari phải được tự quản lí và các chức vụ giáo hội phải được lựa chọn trong số dân Bungari, tách khỏi sự khống chế của các tăng lữ cao cấp Hi Lạp ở Công tăng tinopal. Thực chất của cuộc đấu tranh này không thu hẹp trong phạm vi tôn giáo mà là nhằm mục đích chính trị, chống lại sự thống trị của Thổ Nhĩ Kỳ.
Người có vai trò đầu tiên chủ trương đấu tranh vũ trang giải phóng Bungari khỏi ách thống trị của Thổ là một nhà văn, một nhà cách mạng nổi tiếng Ghêoocghi Traicôpxki (1821 – 1867). Ông giành cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. Ông chuẩn bị thành lập những đội vũ trang liên minh với Xécbi, tiến tới khởi nghĩa vũ trang chống Thổ. Nhưng mọi kế hoạch đều bị thất bại vì không liên hệ với nhân dân các địa phương, không dựa vào lực lượng quần chúng.
Nhà cách mạng dân chủ, người tổ chức có tài Vaxin Lapxki (1837 – 1873) đã thành lập các ủy ban cách mạng địa phương trên cơ sở các tổ chức cách mạng rộng rãi của quần chúng ở chính ngay Bungari. Ông chuẩn bị lật đổ ách thống trị Thổ bằng con đường cách mạng, thiết lập nước Bungari dân chủ cộng hòa và theo ông. sẽ thực hiện một xã hội bình đẳng hoàn toàn cho mọi người dân.
Ông nhận thức đúng đắn rằng lực lượng cơ bản của cuộc đấu tranh là nông dân và trong cuộc đấu tranh chống ách thống trị của bọn phong kiến Thổ, nhân dân Thổ và nhân dân Bungari đều có quyền lợi chung, gắn bó với nhau.
Khác với Vaxin Lepxki, nhà văn hiện thực và nhà hoạt động xã hội là Luyben Caravelớp (1837 – 1879) không để ra một cương lĩnh nào rõ ràng mà chủ trương giải phóng Bungari bằng con đường liên minh với các nước láng giềng, nhất là Xécbi. Mặc dấu có sự khác nhau trên, VLepxki và LCaravelop đã cùng nhau đấu tranh giải phóng đất nước và đến năm 1870 thành lập “Ủy ban trung ương cách mạng Bungari” để lãnh đạo phong trào, chủ trương lật đổ ách bóc lột của Thổ và thiết lập “Liên minh các dân tộc tự do vùng Đanuyp”.
Phong trào cách mạng Bungari tiếp tục phát triển trong những năm 70, dưới sự lãnh đạo của Crixtô Bolep, một thi sĩ, một nhà báo có tài, một nhà dân chủ cách mạng Nam 1873 ông làm Chủ tịch ủy ban cách mạng Bungari. Hai lần tiến hành khởi nghĩa vào năm 1873 và 1876 đều bị thất bại. Sau khi chiến tranh Nga – Thổ (1877 – 1878) chấm dứt, các cường quốc tham dự hội nghị Beclin (1878) thừa nhận một phán nền độc lập của Bungari ở phía bắc dãy núi Ban Căng, còn phía nam thì vẫn thuộc về Thổ. Đây chỉ là cơ sở bước đầu của nền độc lập Bungari. Nhân dân Bungari còn phải tiếp tục đấu tranh trong một thời gian dài chống Thổ Nhĩ Kì và sự khống chế của các nước lớn châu Âu. như Đức, Áo, Hung. Nga… đang có dã tâm xâu xé Bungari.
3. Phong trào cách mạng ở Xéchi, Anbani và các nước khác
Đến giữa thế kỉ XIX, Xécbi là một công quốc biệt lập phụ thuộc vào sự thống trị tàn bạo của Thổ Nhĩ Kì. Trong khoảng năm 50 – 70 thế kỉ XIX, cùng với sự hình thành các quốc gia tư sản châu Âu, phong trào dân tộc Xécbi cũng phát triển. Do sự đấu tranh của những phần tử trí thức tiến bộ, một số cải cách được ban hành vào những năm 60 : lập các trường trung học hiện đại, chấn chính ngành giáo dục cao đảng, thành lập viện hàn lâm quân sự, tăng số quân đội thường trực lên 15 vạn và thảo ra luật lệ, ban hành chế độ tư pháp thống nhất. Tuy nhiên mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân Xécbi và bọn Thổ vẫn chưa được giải quyết. Nam 1862, cuộc khởi nghĩa chống Thổ bùng nổ ở Béôgrat và kéo dài đến năm 1867, quân Thổ phải rút khỏi Xécbi. Đến năm 1877, Xécbi hoàn toàn thoát khỏi cảnh lệ thuộc vào Thổ và trở thành một quốc gia độc lập.
Anbani, từ nhiều thế kỉ trước bị coi là một tỉnh phụ thuộc ách thống trị Thổ Nhĩ Kì. Sự phát triển kinh tế xã hội ở Anbani hết sức chậm chạp, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, mối liên hệ giữa các nước láng giềng bị cắt đứt. Quan hệ phong kiến giữ địa vị thống trị, hầu hết bọn phong kiến địa phương trở thành tay sai cho bọn xâm lược Thổ Nhĩ Kì. Đại đa số quần chúng nhân dân Anbani cảm thù bọn Thổ, nhiều lần đứng dậy đấu tranh giành độc lập nhưng thất bại. Trong cao trào cách mạng giữa thế kỉ XIX ở châu Âu, nhân dân Anbani cũng đứng lên đấu tranh, nhưng quyền lãnh đạo ở trong tay các trí thức phong kiến. Họ bất mãn với bọn phong kiến Thổ nhưng chỉ hạn chế cuộc đấu tranh trong phạm vi đòi lại đặc quyền phong kiến không đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Cho nên, phong trào đấu tranh ở Anbani còn phải tiếp tục tiến lên trong một thời gian dài sau này.
Cũng trong thời kì này, phong trào cách mạng lan tới các công quốc khác thuộc khu vực Ban Cảng như Montenegro, Hi Lạp, Bonia và Hecsegôvina… Mặc dấu còn có nhiều hạn chế, nhưng phong trào đấu tranh ở các địa phương đã góp phấn làm suy yếu sự thống trị của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ và đưa công cuộc giải phóng dân tộc tiến lên một bước mới.