Quá trình xâm nhập và sự thống trị của Thực dân Pháp

Giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp dưới triều đại Napôlêông III đã xâm lược Việt Nam và Campuchia. Đồng thời, Pháp cùng bắt đầu cuộc tranh giành quyền lợi kinh tế ở phía Hoa Nam Trung Quốc, đặc biệt vùng Quảng Đông, Vân Nam. Chúng không thể không tính đến đất nước Lào giấu có với rừng gỗ bạt ngàn và nhiều nguyên liệu quý khác. 

Sự phân cát về chính trị, tình trạng suy yếu và lạc hậu về kinh tế đã làm cho nước Lào trở thành vùng đất đẩy hấp dẫn với Pháp. Con sông Mê Công như một trục giao thông xuyên suốt từ Văn Nam xuống Nam kì đổ ra biển. Thực dân Pháp thèm muốn của cài hai bờ sông này. Năm 1865, chúng tiến hành thám hiểm sông Mê Công do Đuđa đơ Lagore chỉ huy. 

Ngày 5 – 6 – 1866, trên hai pháo thuyền, “đoàn thám hiểm” khởi hành từ Sài Gòn lên Luông Phabang, phải gần một năm sau đoàn mới đến nơi. Đoàn thám hiểm này đã khảo sát nhiều sông nhiều vùng như Xécông, Xêbanghiên, Bolôven, Atôpd, Xaravan Năm 1875 – 1877, Ácmăng lại cầm đấu đoàn “thám hiểm khoa học” ở Campuchia, Lào và vùng Trường Sơn. Năm 1882, Pon Mari Net cũng đi thăm dò vùng Hạ Lào, cao nguyên Mường Phuôn. Tháng 1 – 1873, hàng chục giáo sỉ Pháp được phái sang Đông bắc Lào. Năm 1880, giám mục Puyginiê lại phải thêm 30 giáo sĩ nữa. Cho đến năm 1883, Pháp đã tổ chức được 5000 giáo dân ở miền Đông Lào. Những giáo sĩ nhiều khi đi theo đoàn quân làm sĩ quan tôn giáo, tham gia vào những cuộc chinh phục những vùng cư dân lạc hậu. 

Công cuộc thâm nhập của thực dân Pháp vào Lào được đẩy mạnh từ khi phái đoàn do Pavi làm lãnh sự đến Luông Phabáng năm 1885. 

Thực dân Pháp hiểu rằng muốn chiếm Lào thì trước hết phải đẩy lùi ảnh hưởng của Xiêm. Vì vậy, việc Pháp giành được chỗ đứng bên cạnh triều đình Lào Luông Phabăng có ý nghĩa quyết định. Pavi đã lợi dụng mọi thời cơ có thể gây cảm tình của vua Lào để đánh bại uy thế của Xiêm. Nhân việc Đèo Văn Trì kéo quân đánh phá Luông Phabăng, khâm sai của triều đình Bang Cốc chạy về nước, Pavi đã phải người theo sát bảo vệ nhà vua Lão và thần quyển. Tại căn cứ Páclay, Pavi đã gây được lòng tin của vua Lào và sau đó lôi kéo các quan lại, châu mường, đầu bản theo mình. 

Năm 1886 Pháp phái hai binh đoàn từ Hà Nội hành quân qua Lai Châu sang Luông Phabàng. Đạo quân này được coi như là công cụ “bảo đảm an toàn” cho vua Lào, nhưng thực ra, nó có nhiệm vụ bình định vùng biên giới Lào-Việt. Pavi quyết định xây dựng hàng loạt đồn bớt dọc biên giới phía Đông bắc Lào. 

Vào năm 1891 – 1892, quan hệ Pháp – Xiêm căng thẳng. Để gây sức ép với Xiêm, Pháp cho pháo thuyền Lơ Lutanh thả neo ngay trước của ngỏ Băng Cốc. Tên toàn quyền Đơ Lanétxăng cho quân đến chiếm đóng một số địa điểm ở Lào và thành lập nhiều binh đoàn từ nhiều phía tiến vào chiếm đóng Lào.

Mâu thuẫn giữa Pháp và Xiêm ngày càng gay gắt. Trung tuấn tháng 7 – 1893, có nguy cơ xảy ra chiến tranh nhưng Xiêm bị Anh bỏ rơi nên chịu nhận những điều khoản trong tối hậu thư của Pháp. Ngày 3 – 10 – 1893 Xiêm kí với Pháp hòa ước thừa nhận từ bỏ quyền khống chế Lào, thành lập một khu đệm bên hữu ngạn sông Mê Công có chiều ngang là 25km. Sự thống trị của Pháp trên đất Lào chính thức bắt đầu từ đó. 

Sau ngày 4 – 10 – 1893, Pháp bắt tay xây dựng bộ máy cai trị ở Lào. Mỗi khi chinh phục được vùng đất, Pháp liền đạt ngay ở đó một ủy viên chính phủ”. Ở Luông Phahãng có một “ủy viên chính phủ” bên cạnh nhà vua. Còn Pavi trở thành “Tổng ủy viên chính phủ, đóng vai trò của kẻ chỉ huy chung mọi việc ở Lào. 

Đầu tiên, thực dân Pháp chia đất Lào thành hai khu vực. Miến Thượng Lào gồm 6 tỉnh lấy Luông Phabăng làm thủ phủ, miền Hạ Lào có 7 tỉnh thủ phủ là Khôổng. Để nắm tới từng tỉnh, Pháp cử đến mỗi tỉnh một “ủy viên chính phủ” có quyền hành lớn như khám sứ. 

Vận dụng chính sách chia để trị cổ truyền, bọn Pháp đặt ra trên đất Lào nhiều chế độ cai trị khác nhau. Nhưng tình trạng chia nước Lào thành hai khu vực lớn gây cho Pháp nhiều khó khăn về hành chính và tài chính. Nam 1899 chúng phải hợp nhất hai miền thành một, đặt thủ phủ ở Xavannakhẹt ; thời gian sau chuyển về Viêngchăn. Thực dân Pháp tước đoạt hầu hết quyền của vua Lào ở Luông Phabăng, bên cạnh vua là “cố vấn” người Pháp có quyền quyết định công việc hành chính và ngoại giao. Ngôi vua ở Lào chỉ còn là hư vị, quyền hành thực tế đã hoàn toàn ở trong tay Pháp. 

Về hệ thống cai trị ở Lào, Pháp vẫn giữ hình thức tổ chức như trước. Dưới tỉnh là các mường, mỗi mường gồm nhiều tà-xéng, mỗi tà-xêng có nhiều bản. Pháp đã chọn những tên tay chân, những kẻ đã bị mua chuộc đứng đầu cơ quan chính quyền địa phương. 

Về mặt kinh tế, thực dân Pháp chủ yếu thi hành chính sách khai thác vơ vét bằng những phương pháp lạc hậu. Chúng không để ý xây dựng những ngành công nghiệp. Chúng mở rộng chế độ đồn điên, bắt phu, lao dịch. Nhân dân Lào phải chịu chế độ lao dịch nặng nổ, hàng năm phải đi phu đến 60 ngày, có khi hơn 100 ngày. Công việc khai thác gỗ, cánh kiến, sau này là trống thuốc phiện, cà phê, cao su, thuốc lá, đã đày đọa nhân dân Lào. Thực dân Pháp đã đặt ra nhiều thứ thuế vô lí, hết sức nặng nổ. Thuế thân, một thứ thuế trái với tập quán của người Lào được đặt ra đối với nam từ 18 đến 60 tuổi. Chúng kìm kẹp nhân dân Lào trong vòng ngu dốt, ngân quỹ nuôi lính ở Lào nhiều gấp 10 lần ngắn quỹ giáo dục. Sự xâm lược, ách áp bức nặng nề của chủ nghĩa thực dân dẫn tới những phong trào chống Pháp mạnh mẽ của nhân dân Lào.