Nước Lào trước khi Thực dân Pháp xâm lược

Vào thế kỉ XIV, nước Lào đã được thống nhất. Pha Ngừm là người có công thống nhất đất nước, lập nên một chính quyền từ trung ương đến địa phương. Cũng giống như các nhà nước chuyên chế phương Đông, vua là người chủ tối cao tất cả đất đai trong nước, đồng thời là người nắm quyền lực tuyệt đối về chính trị. Vương quốc Lạn Xạng chia ra làm nhiều châu mường, đứng đầu mỗi mường là một thủ lĩnh do nhà vua chỉ định. Hàng tháng, các thủ lĩnh gửi tấu cáo về triều đình và ba năm một lần, đích thân đưa thuế về đóng và trình diện với nhà vua ở kinh đô để biểu lộ lòng trung thành. 

Quý tộc và các sư sãi đều được nhà vua ban cho đất đai và số cư dân nhất định sống trong vùng cư trú. 

Nông dân thường ở trong các làng bản dưới hình thức công xã nông thôn. Sống trong các vương quốc nhỏ thần phục và trong vùng đất đai phong kiến, nông dân không có quyền di cư sang đất khác. Người nông dân gánh vác nghĩa vụ của nhà nước đồng thổi chịu sự bóc lột nặng nỗ của chúa phong kiến. Với sự tồn tại phổ biến của công xã nông thôn, nên sản xuất ở Lào chưa phát triển, dân cư thưa thớt, việc chiếm cứ đất đai chưa phải là yêu cầu bức thiết mà vấn đề chủ yếu là chiếm và chi phối sản phẩm ruộng đất và lao dịch. Nông dân là lực lượng gánh vác thuế má, phu phen tạp dịch và đóng góp nghĩa vụ quân sự. Họ là bộ phận cư dân chính quyết định nền sản xuất xã hội và bảo vệ quốc gia. 

Ở Lào lúc này vẫn còn tồn tại chế độ nô lệ không phát triển. Nổ lệ là những người cùng khổ nhất trong xã hội. Họ không có chút quyền tự do nào, bị đem làm vật đổi chác, mua bán. Một số nô lệ vốn là nông dân thiếu nợ, thiếu thuế, do thiên tai họ không thể trang trái và tự nuôi sống, nên bán mình làm nô lệ. Cũng có một số nỗ lệ do bị bắt làm tù binh trong chiến tranh. Thân phận nô lệ có tính chất truyền đời, như đẳng cấp cùng khốn. Trong thực tế, người nô lệ không thể nào trở thành người công dân tự do vì không có quy định cho phép nô lệ được tự chuộc mình. Họ có thể bị bán, bị cho mượn hoặc nhượng lại. Thủng hoặc cũng có nô lệ được giải phóng, đó là khi được lệnh An xã của nhà vua và sự khoan dung của chủ. 

Là nhà nước tập quyền phong kiến thống trị đất nước bằng sức mạnh quân mự, nên Lạn Xạng đã xây dựng một đạo quân hùng mạnh. Tuy vậy, đây vẫn là nhà nước ít tập trung nhất so với một số quốc gia phong kiến ở phương Đông cùng thời Các vương quốc nhỏ hợp thành quốc gia Lạn Xạng vẫn giữ tính độc lập tương đối. Các châu mường được quyền thế tập. Chính vì vậy, sự tập trung của chính quyền trung ương không mạnh. Các cuộc chiến tranh giữa các địa phương vẫn xảy ra, sự tranh chấp quyền lợi trong nội bộ các nhóm quý tộc hết sức gay gắt. 

Vào thế kỉ XVII, Nhà nước Lạn Xạng bước vào thời kì phốn vinh, nên kinh tế hàng hóa phát triển. Những trung tâm thương mại trong nước hình thành có quan hệ buôn bán với Đại Việt, Trung Quốc, Xiêm, Campuchia vv… Mường Khúc là một trong những trung tâm chính ở thế kỉ XVII xuất cảng sang Xiêm vùng, cánh kiến đỏ và đen, mật ong, vải vóc. Luông Phabăng là nơi hội lưu của nhiều chi nhánh sông Mê Kông thành một trung tâm trao đổi, là nơi dừng chân của nhiều đoàn thương nhân nước ngoài, và từ nơi đó, các sản phẩm tiểu thủ công, nông nghiệp được chuyển đi khắp vùng trong toàn quốc. 

Nhưng cuối thế kỉ XVII, Xulinha Võngxa chết, sự suy yếu của vương quốc Lạn Xạng trở nên rõ rệt. Các cuộc đấu tranh giữa các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lợi ngày thêm mạnh mẽ. Cũng chính lúc đó, vương quốc Xiêm với triều đại Ayuthaia thôn tính các nước lân bang bắt đầu tiến hành chiến tranh xâm chiếm Lào. Mặc dù nhân dân Lào chiến đấu hết sức dũng cảm bảo vệ nên độc lập của mình, các vùng Chămpaxác, Mường Nakhon, Noongkhai v.v… bị mất vào tay quân Xiêm. Vào năm 1779, Xiêm chiếm Viêngchăn và ép Luông Phabăng thừa nhận quyền đô hộ. Cuộc đấu tranh của nhân dân Lào chống ách nô dịch và giành độc lập còn kéo dài mấy chục năm sau, đặc biệt cuộc khởi nghĩa của Chậu Anu ở đầu thế kỉ XIX. Nhưng cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp, cuối cùng bị thất bại vào năm 1828. Bọn thống trị Xiêm xâm lấn nước Lào, cướp bóc nhiều của cải vàng bạc châu báu. Luông Phabang, Viêngchân thành một tỉnh của Xiêm. Champaxác cũng thành thuộc địa của Ayuthaia – vương quốc Xiêm. 

Chính giữa lúc nước Lào ở trong cảnh nước mất nhà tan, bị Xiêm khống chế thì đế quốc Anh, Pháp bắt đầu cuộc phân chia thế lực trên bán đảo Trung Ấn. Đế quốc Anh sau khi vào Miến Điện và chiếm của Ma Lai đang bành trướng thế lực về phía đông và phía bắc. Đế quốc Pháp vào những năm 90 đã chiếm xong Việt Nam và Campuchia, bắt đầu vươn về phía tây nên đặc biệt chú ý đến Lào. Sự xâm lược của Pháp đối với Lào bắt đầu vào cuối thế ki XIX.