Quan hệ Quốc Tế ở khu vực Trung Đông
1. Cuộc chiến tranh Ixraen với các nước Arập
Nguyên nhân của những cuộc chiến tranh khốc liệt giữa Ixraen và các nước Arập có nhiều nguồn gốc lịch sử sâu xa, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là sự tranh giành và đối đầu giữa hai cường quốc Xô – Mĩ ở khu vực chiến lược quan trọng này. Ở Trung Đông, cả hai cường quốc đều không can thiệp trực tiếp, nhưng họ đã ủng hộ hai nhóm đối lập nhau, gây nên những cuộc chiến tranh lớn và những cuộc xung đột quân sự kéo dài qua hơn 4 thập niên. Mĩ ra sức ủng hộ tiền của, vũ khí và về chính trị cho phía Ixraen. Liên Xô lại tích cực ủng hộ Ai Cập về quân sự và kinh tế (Liên Xô kí với Ai Cập hiệp ước hữu nghị 29-5-1971), nhận huấn luyện và trang bị những vũ khí hiện đại cho quân đội Ai Cập. Liên Xô cũng ủng hộ cho Xiri bằng viện trợ quân sự ở mức độ đáng kể. Hạm đội Liên Xô được phép sử dụng các cảng Lattaquich, Tartous của Xiri. Liên Xô đã công nhận PLO là người đại diện chân chính và duy nhất của nhân dân Arập-Palextin và ra sức ủng hộ về mọi mặt cho cuộc đấu tranh về quân sự cũng như chính trị của PLO.
Trong cuộc chiến tranh Ixraen – Arập lần thứ tư (diễn ra từ 6-10-1973 đến 24-10-1973), ngày 22-10-1973, vì thấy không còn biện pháp nào khác để cứu Ai Cập (Quân đoàn 3 Ai Cập bị bao vây và sắp bị tiêu diệt), phía Liên Xô cho biết họ sẽ can thiệp trực tiếp. Mĩ lên tiếng phản đối. Sau khi phát hiện được sự di chuyển của lực lượng hải quân và không quân Liên Xô, phía Mi đã họp Hội đồng an ninh quốc gia và tuyên bố “báo động” các lực lượng quân sự Mỹ. Nhưng, ngày 24-10-1973, hai bên đã chấp nhận ngừng bắn, do đó cuộc đối đầu giữa hai cường quốc Xô – Mĩ đã vượt qua cơn thử thách đáng lo ngại.
Sau khi Tổng thống Ai Cập Nátxe (Nasser) qua đời, ngày 28-9-1970, phó tổng thống Sadat (Anouar el Sadat) nhận chức Tổng thống Ai Cập. Ông Sadat đã thay đổi thái độ với Liên Xô, tỏ ra thân thiện với Mĩ và muốn tìm một giải pháp thương lượng với ixraen. Tháng 7-1972, Sadat đã trục xuất 20.000 chuyên gia và nhân viên quân sự Liên Xô đang huấn luyện cho quân đội Ai Cập sử dụng các vũ khí hiện đại (Mig 23, tên lửa SAM 3, 4, 6).
Với sự giúp đỡ của Tổng thống Mĩ Cato (Carter), cuộc gặp mặt ở trại Đavit (Mỹ) tháng 4-1978 giữa Tổng thống Sadat và Thủ tướng Ixraen – Begin để thương lượng, tiến tới kí một hòa ước riêng rẽ. Hiệp ước hòa bình Ixraen – Ai Cập được kí kết ở Oasinhtơn ngày 26-3-1979. Trong khi các hiệp định năm 1949, 1956, 1967, 1973 chỉ đơn thuần là những kí kết ngừng bắn, việc kí kết hòa ước kèm theo trao đổi đại sứ là một bước ngoặt. Hầu hết các nước Arập, từ “ôn hòa” đến “cứng rắn”, đều quay lại chống Sadat. Bản thân ông ta phải gánh chịu hậu quả. Ngày 6-10-1981, ông đã bị ám sát bởi lực lượng chống đối.
Tình hình Trung Đông luôn luôn căng thẳng, tựa như “thùng thuốc nổ có nhiều ngòi nổ chậm”, là do sự đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ dẫn tới. Đã có nhiều kế hoạch nhằm giải quyết tình hình Trung Cận Đông được đưa ra như “kế hoạch Vonido” của “Khối thị trường chung châu Âu” (EEC) năm 1980, “kế hoạch Rigân” của Mỹ năm 1982, “kế hoạch Brégiơnhẹp” của Liên Xô năm 1982, nhưng đều bị “bên này” hay “bên kia” bác bỏ, vẫn bế tắc không giải quyết được.
2. Thảm kịch ở Libăng
Libang là một nước nhỏ, diện tích 10.452 km2, dân số gần 4 triệu người, trong đó có người theo Cơ đốc giáo (chủ yếu là tín đồ dòng Maron theo Rôma, và chính giáo Hi Lạp) và người Hồi giáo (ở phía bắc là người theo phái Sunnit, ở phía nam là phái Shiit). Sự xâm nhập ổ ạt của những người di cư Palextin có vũ trang theo PLO, việc thành lập ở phía nam các trại có trang bị vũ khí mạnh trong những năm 79, đã dẫn đến việc thành lập một “quốc gia trong lòng quốc gia”, có lực lượng quân sự mạnh mẽ hơn nhiều so với quân đội nhỏ bé của Libăng.
Cuộc chiến tranh ở Libăng đã diễn ra kéo dài qua các giai đoạn sau day:
– Giai đoạn Cơ đốc giáo – Palextin
Ngày 13-4-1975, khi một xe bọc thép chở đầy người Palextin có vũ trang đi ngang qua khu vực của người Cơ đốc giáo thuộc “tổ chức vũ trang Phalang”, chiếc xe đã bị tấn công và hai bên đều có nhiều người thương vong. Từ đó mở màn giai đoạn đầu cuộc chiến tranh, mà người ta gọi là “chiến tranh Cơ đốc giáo – Palextin” kéo dài đến tháng 11-1976. Những người Phalang đã phát động cuộc đấu tranh chống người Palextin bằng một loạt trận đánh, lan cả đến trung tâm thủ đô Bayrút, và cả hai bên tàn sát lẫn nhau đẫm máu.
– Giai đoạn Xiri – Cơ đốc giáo (1978 – 1981)
Năm 1977, quân đội Xiri với danh nghĩa là “Lực lượng răn đe của Ả rập” tiến vào Libang nhằm bảo đảm một nền hòa bình cho nước này, lực lượng vũ trang Phalăng đã chống lại quân đội Xiri.
Vì thế, từ 1978, Xiri đã triển khai cuộc chiến tranh mạnh mẽ ở Libăng Máy bay của Xiri đã liên tiếp tiến hành những vụ ném bom xuống các thành phố và làng xã. Trong khi đó, quân đội Ixraen liên tục đột kích vào Nam Libăng, nhất là năm 1981.
Trên cơ sở đó, ở Libăng lại diễn ra một cuộc nội chiến: người phái Shiit chống người Palextin ở Bayrút thuộc phía nam; người Palextin chống người Xiri; người Hồi giáo chống lại người Cơ đốc giáo…
– Giai đoạn Ixraen tiến công xâm lược
Sau trận ném bom khủng khiếp ngày 4-6-1982, quân đội Ixraen với những phương tiện mạnh hơn nhiều so với những lần đột kích trước, đã chiếm miền Nam Libăng ngày 6-6. Quận Ixraen được sự đón tiếp nồng hậu không những của người Cơ đốc giáo mà cả những phần tử Hối giáo thù địch với người Palextin, như người giáo phái Shit. Quân đội Ixraen bao vây các khu vực Hồi giáo ở Tây Bayrút, nhưng họ đã bị sa lầy. Lực lượng Ixraen và lực lượng Cơ đốc giáo muốn trục xuất những người Palextin, trại tị nạn của họ và nhất là lực lượng vũ trang của họ ra khỏi đất nước Libăng. Lực lượng Thiên chúa giáo liên kết với quân đội Ixraen đã tàn sát hơn một nghìn người tại các trại tị nạn người Palextin ở Saha Chatila. Trong hoàn cảnh bị thiệt hại nặng nề và cưỡng bức như thế, Chủ tịch PLO Y. Araphát (Y.Arafat) cùng với những người trung thành của mình đã di chuyển sang nước Tuynidi để xây dựng căn cứ địa mới (nhờ những tàu chiến của Pháp để đến Tuynidi).
– Giai đoạn các phe phái hỗn chiến
Từ năm 1983, mọi hi vọng hòa bình đều tiêu tan. Đối với Libang, điều lí tưởng nhất là hai kẻ xâm lược ngoại bang đều rút quân.
Ixraen muốn bảo đảm đường biên giới phía nam của mình với những người Thiên chúa giáo. Hiệp ước Ixraen – Libang được kí kết ngày 17-5-1983, nhưng không được phê chuẩn. Xini chống lại hiệp ước đó bằng cách sử dụng mọi biện pháp, kể cả việc cho các phần tử PLO trở lại Libăng phát triển sự tranh chấp giữa Ixraen với người Shiit ở phía nam.
Chính phủ Libang lúc này chỉ còn cai trị một vùng lãnh thổ rộng 1000 km2 trong tổng số gần 10.000 km của Libang. Ở phía nam Hãyrút, quân đội của chính phủ Liksing đã chia thành nhiều phe nhóm hỗn chiến với nhau. Ngoài ra lực lượng của các giáo phái khác nhau cũng liên tiếp đánh nhau làm thiệt hại của cải và tàn sát hàng trăm nghìn người (lực lượng Thiên Chúa giáo, lực lượng Hồi giáo Sunnít, lực lượng Shiit cực đoan, lực lượng Thiên Chúa giáo cực tả, lực lượng Hedobola (Hezbollah), tổng cộng 18 nhóm).
Thảm kịch ở Libăng tiếp diễn đến cuối năm 1989 mới tạm thời ổn định trở lại. Nhưng ở miền Nam Libang, quân đội Ixraen vẫn chiếm đóng và luôn luôn gây ra những cuộc tấn công quân sự chống lại các lực lượng chống đối mình.
3. Cách mạng Hồi giáo Iran và sự thất bại của Mỹ
Sau khi làm cuộc đảo chính lật đổ Chính phủ dân tộc dân chủ Mốtxađéc năm 1952, với sự giúp đỡ của Mĩ, vua Palevi đã thực hiện cái gọi là cuộc “cách mạng trắng, mà thực chất là nhằm tư bản hóa chế độ phong kiến và mở đường cho đế quốc Mĩ xâm nhập, biển Iran thành một nước phụ thuộc một “bàn đạp” của Mĩ ở vùng chiến lược Trung Cận Đông. Ngoài việc để cho tư bản Mỹ đầu tư, thao túng nền kinh tế Iran. Palevi còn kí hiệp ước quân sự “tay ba” với Mĩ và Thổ Nhĩ Kì, tham gia khối quân sự CENTO và cho Mĩ xây dựng hàng chục căn cứ quân sự hiện đại trên lãnh thổ Iran. Cuộc “cách mạng trắng” đã làm mất đi chủ quyền dân tộc, chủ đạp lên nền văn hóa dân tộc lâu đời và làm đảo lộn những phong tục tập quán, trật tự xã hội vốn bị ràng buộc chặt chẽ bởi luật lệ Hồi giáo truyền thống. Khi tiến hành cách mạng trắng”, Palevi đã xâm phạm nghiêm trọng đến những địa vị ưu đãi từ lâu đời về kinh tế, chính trị của tăng lữ Hỏi giáo, do đó từ nam 1963, một phong trào đấu tranh chống lại chế độ Palevi và cuộc cách mạng trắng” của giới tăng lữ Hồi giáo, do giáo chủ Khômêni đứng đầu, đã bùng nổ và nhanh chóng được đông đảo quần chủng tích cực tham gia. Palévi đã thẳng tay đàn áp phong trào này, nhiều tăng lữ cao cấp bị giết hại, giáo chủ Khômêni buộc phải lưu vong ra nước ngoài. Cũng từ đấy, ở Iran đã hình thành một mặt trận với cương linh “lật đổ chế độ quân chủ Palévi và ách nô dịch của Mi, thành lập nước cộng hòa Hồi giáo, hủy bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với nước ngoài, đóng cửa các căn cứ quân sự Mỹ và rút Iran ra khỏi khối CENTO”.
Mở đầu, ngày 7-1-1978, hơn 10 nghìn sinh viên thành phố Côm đã biểu tỉnh. Sau đó là những cuộc biểu tình và bãi công liên tiếp.
Ngày 16-1-1979, vua Palêvi phải lặng lẽ chạy trốn ra nước ngoài và chính phủ Bactia buộc phải tuyên bố từ chức ngày 112. Sáng ngày 12-2-1979, Hội đồng cách mạng, do giao chủ Khômêni đứng đầu, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Sau khi cách mạng thắng lợi, Iran đã đuổi về nước hơn 40 ngàn có vấn quân sự Mỹ, đóng cửa các căn cứ quân sự, hủy bỏ mọi hiệp ước bất bình đẳng, rút ra khỏi khối CENTO và quốc hữu hóa 70% xí nghiệp công nghiệp tư bản trong và ngoài nước. Đặc biệt, trong tháng 1-1980, sinh viên Iran đã xông vào đại sứ quán Mĩ, bắt giữ nhân viên sứ quán Mỹ làm con tin mà Tổng thống Catơ (Carter) không thể làm được gì, ngoài cuộc đột kích bằng máy bay (tháng 4-1980) nhưng đã bị thất bại hoàn toàn.
4. Chiến tranh Iran – Irắc (1980 – 1988)
Trong khi cuộc chiến tranh Libang đang tiếp diễn, một cuộc chiến tranh khác đẫm máu đã nổ ra giữa Iran và Irắc.
Ngày 22-9-1980, dưới sự lãnh đạo của Đảng Baas do Xatdam Hútxein (Saddam Hussein) đứng đầu, Irắc đã quyết định tấn công Iran để thu hồi lại các đất đai tranh chấp ở Khudéxtan (Khouzestan) mà Trác đã nhượng cho Iran tháng 3-1975. Mặt khác, người Shiit ở Irắc rất động (52% dân số), chính phủ Irắc lo sợ họ có thể bị lôi kéo đi theo “cách mạng Hồi giáo Iran”; Iran cũng thường xuyên giúp người Cuốc (Kurd) ở Irắc đang liên tục tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại chính phủ Irắc. Sau 3 tháng chiến tranh, Trác chiếm một dải đất dài 600 km, rộng 20 km, với 3 thành phố trong đó có cảng Khơransa (Khorramshar).
Quân đội Iran đã tấn công mãnh liệt lại phía Trắc. Từ tháng 1 đến tháng 9-1981, đây là cuộc chiến tranh giành giật vị trí, đất đai. Vào tháng 9, người Iran phản công và giải phóng được thành phố dầu lửa Abadan đang bị bao vây, lấy lại Khơramsa (5-1982) và thu hồi lại toàn bộ lãnh thổ bị mất. Từ tháng 7-1982, Iran tiến hành nhiều cuộc tấn công rộng lớn nhằm chọc thủng phòng tuyến của Trắc. Cuộc chiến đấu diễn ra hết sức quyết liệt, nhưng chỉ đạt được những thắng lợi nhỏ để rối bị bế tắc ở vùng đầm lấy Hônåyda (Honeiza) gần Basora (Bassorah).
Từ tháng 2-1984, diễn ra cuộc chiến tranh trên không, mở đầu bằng việc Trắc tấn công vào các tàu chở dầu xuất phát từ các cảng Iran và đang đi trên vịnh Pécxich (Persique). Đầu năm 1985, cả hai bên đã ném bom các thành phố của nhau, đánh cả vào dân thường. Chính phủ Iran đã lên án Irác dùng cả bom hóa học trong khi oanh tạc lãnh thổ Iran.
Trước những chuyển biến mới của tình hình thế giới và cuộc chiến tranh kéo dài đã tàn phá đất nước, làm hao người tốn của, Iran và Irắc đã tiến hành những cuộc đàm phán bí mật nhằm đạt tới ngừng bắn. Ngày 20–8–1988, hai bên đã ngừng bản và ngày 26-8, các cuộc thương lượng chính thức để giải quyết các vấn đề của chiến tranh đã được tiến hành.