Quan hệ Xô – Mĩ trong thập niên 80

1. Âm mưu phá thế cân bằng về chiến lược quân sự của Ronan Rigân 

Sau khi Nichxơn bị đổ, phó tổng thống Mĩ – Giêrôn Pho (Gerald Ford) lên làm Tổng thống. Tháng 11–1976, trong cuộc bầu cử Tổng thống, Gimmi Catd (Jimmy Cater) người của Đảng Dân chủ đã trúng cử. Nhưng chính sách đối ngoại của G.Pho và G.Cáctơ về căn bản vẫn chỉ là sự chuyển tiếp chính sách đối ngoại của Nichxơn. 

Trong cuộc bầu cử tháng 11–1980, Ronan Rigân (Ronald Reagan), người của Đảng Cộng hòa đã trúng cử Tổng thống. Rigân lên cầm quyền trong bối cảnh Mĩ liên tiếp gặp phải những thất bại nặng nề ở Việt Nam, Iran… và địa vị của Mĩ bị giảm sút mạnh mẽ ở nhiều khu vực trên thế giới. Trước việc Liên Xô đưa quân vào Apganixtan, Liên Xô hậu thuẫn cho Ba Lan tuyên bố “tình trạng chiến tranh” nhằm trấn áp các thế lực đối lập ở Ba Lan (từ ngày 13-12-1981, Ba Lan được đặt dưới sự kiểm soát của quân đội, công an và những lực lượng chống đối bị đàn áp, bắt bớ, giam cấm), Rigan tỏ ra phản ứng rất quyết liệt và thực hiện những cuộc phản kích mạnh mẽ. 

Trước hết, Rigân thực hiện việc chạy đua vũ trang mạnh mẽ nhằm phá thế cân bằng về chiến lược quân sự với Liên Xô, khôi phục lại vị trí đứng đầu về quân sự. Từ năm 1980 – 1986, ngân sách quân sự tăng 50%, sau đó đã giảm xuống một ít. Nam 1982, ngân sách quân sự chiếm 7,4% của tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Tháng 11-1983, Rigan đã hạ lệnh đưa các tên lửa tầm trung “Pershing” và “Cruise” đặt ở Tây Đức, Bỉ, Hà Lan  và các nước châu Âu khác. Ngày 23-3-1983, Rigān lại để ra một kế hoạch mang tên “Chiến tranh giữa các vì san” (SDI với chi phí 26 tỉ đôla trong 5 năm Dế đối phó lại, Liên Xô cũng tăng cường chạy đua vũ trang mà tồn phi lên đến 25% tổng sản phẩm quốc dân Liên Xô, Liên Xô cũng triển khai các tên lửa tầm trung $$4 $Sẽ và đặc biệt là $$20 ở các nước Đông Âu và ở lãnh thổ châu Á của Liên Xô. 

Ngoài ra, Rigăn cũng giải tỏa những điều luật của quốc hội về hạn chế quyền chủ động của Tổng thống. Do đó, ông ta có thể tiến hành các chiến dịch như ở Grenada năm 1983, Lili năm 1986 và cung cấp vũ khí cho quân nổi loạn ở Apganixtan. 

Với khu vực Trung Cận Đông, Rigin đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giữ vững vị trí của mình ở vùng chiến lược quan trọng này. 

“Học thuyết Rigan”, mà người ta thường gọi là “Học thuyết chạy đua vũ trang, khỏi phục lại vị trí đứng đầu về quân sự trên toàn thế giới”, đã làm cho cuộc đối đầu Xô – Mĩ thêm căng thẳng và tình hình thế giới thêm phức tạp trong suốt nhiệm kì đầu của Tổng thống Rigan (1980 – 1984). 

2. Xô – Mĩ chấm dứt “Chiến tranh lạnh” 

Từ nửa sau những năm 80, đặc biệt từ khi Goochachộp lên cầm quyền ở Liên Xô, quan hệ Xô – Mĩ đã thực sự chuyển từ “đổi đầu” sang “đổi thoại”. Để giải quyết các vấn đề tranh chấp, Liên Xô và Mĩ đã tiến hành nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Rigan và Goocbachop, giữa Busd và Goocbachop qua đó nhiều văn kiện về hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, buôn bán, văn hóa và khoa học – kĩ thuật được kí kết, nhưng quan trọng nhất là việc kí kết Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung” ở châu Âu năm 1987 (gọi tắt là INF, chiếm khoảng 3% kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước. Cũng từ năm 1987, hai nước Mĩ và Liên Xô đã thỏa thuận cùng giảm một bước quan trọng cuộc chạy đua vũ trang, từng bước chấm dứt cục diện “chiến tranh lạnh”, cùng hợp tác với nhau giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột quốc tế. 

Cuối năm 1989, tại cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Busd và Goocbachop trên đảo Manta, Mi và Liên Xô đã chính thức tuyên bố chấm dứt cuộc “chiến tranh lạnh” kéo dài trên 40 năm giữa hai nước này.

Sở dĩ Mỹ và Liên Xô chấm dứt “Chiến tranh lạnh”, vì:

Thứ nhất, trải qua hơn 10 năm, với gánh nặng “chạy đua vũ trang”, và “bao” về chi tiêu quân sự hầu khắp thế giới (thời gian này hai nước Xô – Mĩ phải gánh chịu từ 50 đến 65% chi tiêu quân sự của toàn thế giới), bản thân hai nước này bị suy giảm “thế mạnh” của họ về nhiều mặt so với các cường quốc khác. 

Thứ hai, Mỹ và Liên Xô đều đứng trước những khó khăn và thách thức hết sức to lớn: hai nước Đức và Nhật Bản – hai nước phát xít chiến bại nay vươn lên mạnh mẽ, trở thành đối thủ nguy hiểm đối với Mĩ và Liên Xa; các nước trong “Khối thị trường chung châu Âu (EEC)” trở nên rất mạnh; cuộc “Chiến tranh kinh tế mang tính toàn cầu mà cả thế giới đang ra sức chạy đua; cuộc cách mạng công nghệ và kĩ thuật đang diễn ra sôi nổi v.v… Do vậy, muốn vươn lên kịp các nước khác, cả hai nước cần phải thoát khỏi thể “đối đầu” với nhau và có cục diện ổn định. 

Thứ ba, kinh tế của Mỹ và Liên Xô đều giảm sút so với Nhật Bản và Tây Âu (đặc biệt, Liên Xô lúc này đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng). Như thế “thời kì chiến tranh lạnh” đã chấm dứt và quan hệ quốc tế đã bước sang một thời kì mới, “thời kì sau chiến tranh lạnh”. 

Trước hết, điều quan trọng là mối quan hệ giữa 5 nước lớn: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc (là 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an, có nhiệm vụ quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh và trật tự thế giới đã được thiết lập nên) cũng có nhiều đổi mới trong đường lối đổi ngoại của mình. Trong thời kì chiến tranh lạnh”, mặc dù là 5 nước lớn nhưng vẫn chỉ là thế “hai cực” Xô – Mĩ đổi đầu nhau: Anh, Pháp phụ thuộc vào Mĩ, còn Trung Quốc thì có lúc liên minh với Liên Xô chống Mĩ (những năm 50), có lúc cùng chống Liên Xô và chống Mĩ (những năm 60), rồi liên minh với Mỹ chống Liên Xô (từ sau thông cáo Thượng Hải năm 1972). Sau hơn 20 năm đối đầu, năm 1989 quan hệ Xô – Trung đã được bình thường hóa trở lại. Mối quan hệ giữa 5 nước lớn đã chuyển từ “hai cực” đối đầu với nhau sang “đối thoại”, hợp tác với nhau trong cùng tồn tại hòa bình, trong việc giải quyết những tranh chấp và xung đột quốc tế (như cuộc chiến tranh vùng Vịnh Pécxich – 1991 và việc giải quyết các cuộc xung đột vũ trang ở nhiều khu vực trên thế giới). 

3. Quan hệ hai nước Xô – Mĩ từ sau “Chiến tranh lạnh” (1989 – 1991) 

Từ sau năm 1989, Liên Xô và Mỹ đã thực sự từ “đối đầu” chuyển sang “đối thoại”, hợp tác với nhau để giải quyết những tranh chấp quốc tế và những vụ xung đột quân sự mang tính đối địch giữa “hai cực” trước đây ở các khu vực trên thế giới. 

Liên Xô và Mi đã đi đến thỏa thuận giải quyết cuộc xung đột quân sự ở Apganixtan bằng việc quân đội Liên Xô rút ra khỏi Apganixtan, giải quyết vấn đề Campuchia (thương lượng và kí kết hiệp định Pari về Campuchia năm 1991), giải quyết vấn đề Namibia ở Tây Nam Phi (quân đội Nam Phi và quân tình nguyện Cuba rút ra khỏi Namibia. Namibia tiến hành tổng tuyển cử bầu quốc hội rồi tiến tới tuyên bố độc lập) v.v… Trong những thỏa thuận với Mi, Liên Xô đã có những thỏa hiệp, nhượng bộ không có lợi cho cách mạng thế giới, như thực hiện chính sách “không can thiệp” vào Đức và các nước Đông Âu, chính sách không thực hiện những cam kết với các nước đồng minh cũ của Liên Xô (ngừng viện trợ cho Cuba, Việt Nam, Mông Cổ v.v..). 

Ngày 31-7-1991. Liên Xô kí với Mĩ một hiệp ước nhằm hạn chế và giảm bớt vũ khi tiến công chiến lược (gọi tắt là hiệp ước START), mà theo đó, 1/3 kho vũ khí hạt nhân của hai nước sẽ được thủ tiêu trong vòng 7 năm tới. Kí kết hiệp định này, phía Liên Xô đã bị bất lợi trong việc duy trì thế cân bằng về sức mạnh vũ khí hạt nhân với Mỹ. 

Nhìn chung, những thỏa hiệp và nhượng bộ của Liên Xô đối với Mĩ từ 1989 – 1991 đã làm suy giảm sức mạnh và vị trí của Liên Xô ở khắp các khu vực trên thế giới. 

4. Sự sụp đổ của “Trật tự hai cực Ianta” 

Trong những năm 1989 – 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Đông Âu, làm mất đi khu vực “phạm vi ảnh hưởng” của Liên Xô ở châu Âu. 

Tiếp đến, ngày 19-8-1991, ở Liên Xô đã diễn ra đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Goocbachớp. Cuộc đảo chính bị thất bại ngày 21-8 đã đưa đến những hậu quả cực kì nghiêm trọng đối với đất nước Xô viết: Goocbachop giải tán chính quyền Xô viết, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động trong toàn liên bang, là nước cộng hòa tuyên bố độc lập tách khỏi Liên bang Xô viết. Ngày 21-12-1991, 11 nước Cộng hòa trong Liên bang Xô viết cũ đã kí hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (tiếng Nga viết tắt là SNG). Sự ra đời của SNG buộc Tổng thống Liên Xô Goocbachớp phải từ chức ngày 25-12-1991. Như thế, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và Liên bang Xô viết tan vỡ. Sự kiện này dẫn đến một “cực” – “cực Liên Xô” – đã bị sụp đổ. 

Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu, Liên Xô dẫn đến việc khối quân sự Vacxava tự tuyên bố giải thể từ ngày 1-7-1991 và Hội đồng tương trợ kinh tế (khỏi SEV) ngừng hoạt động ngày 28-6-1991. 

Trải qua hơn 40 năm, “Trật tự hai cực Ianta” đã từng bước bị xói mòn: thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã tạo ra một “đột phá” đối với trật tự này là đập tan âm mưu của Mĩ khống chế Trung Quốc và Liên Xô buộc phải bỏ những đặc quyền ở vùng Đông Bắc Trung Quốc; SỰ lớn mạnh về kinh tế của các nước tư bản Tây Âu, đặc biệt sự ra đời của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) từ giai đoạn trước làm suy giảm nghiêm trọng phạm vi ảnh hưởng của Mĩ ở Tây Âu; tháng lợi của phong trào giải phóng dân tộc làm thay đổi căn bản bộ mặt của khu vực Á – Phi Mì latinh mà theo “khuôn khổ anta” thuộc ảnh hưởng truyền thống của Mĩ và các nước Tây Âu; sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của Nhật Bản, Tây Âu dẫn đến việc hai trung tâm kinh tế – tài chính là Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh với Mĩ (trước đây Mĩ là trung tần kinh tế, tài chính duy nhất của cả thế giới) v.v…. 

Tuy thế, “trật tự hai cực Ianta” về căn bản vẫn được duy trì. Nhưng. sau những biến động lớn ở Đông Âu và Liên Xô trong những năm 1989 – 1991, “trật tự hai cực Vanta” thực sự bị phá vỡ, thể hiện trên các mặt: + “Hai cực”, tức hai siêu cường Mỹ và Liên Xô, trong trật tự thế giới cũ đã bị phá và: Liên Xô bị sụp đổ hoàn toàn từ góc độ một nhà nước, Mỹ tuy vẫn giữ được vị trí đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế và sức mạnh quân sự nếu tính riêng từng nước một, nhưng gặp lại cả Tây Âu và Nhật Bản thì về nhiều mặt, Mĩ đã bị suy kém hoặc đứng ở hàng thứ hai (nửa sau những năm 40 và trong những năm 50, Mĩ mạnh hơn tất cả các nước tư bản công lại vẽ kinh tế và quân sự); + Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á đã bị mất hết, còn Mĩ thì bị thu hẹp rất nhiều ở khắp mọi nơi; + Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ là hai nước chiến thắng chủ yếu và thu được những quyền lợi lớn nhất trong “trật tự hai cực Lanta”, còn Đức và Nhật Bản là hai nước phát xít chiến bại chủ yếu và bị sụp đổ về kinh tế – quân sự, nhưng qua 45 năm, Nhật Bản và nước Đức (dã thống nhất trở lại) vươn lên hùng mạnh về kinh tế và địa vị chính trị, đang trở thành mối lo ngại đối với các cường quốc tháng trận trước đây (Mi, Nga, Anh, Pháp…).