Sự phát triển kinh tế và sự xuất hiện Tơrớt

Cuộc nội chiến 1861 – 1865 đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản Mỹ tiếp tục phát triển. Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, Mì từ một nước có nền kinh tế phụ thuộc châu Âu nhanh chóng trở thành một quốc gia công nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới. Nếu năm 1860, Mĩ đứng hàng thứ tư về sản lượng công nghiệp thì đến năm 1894 đã vượt qua các nước khác, sản xuất bằng một nửa sản lượng công nghiệp các nước Tây Âu cộng lại và gấp 2 lần nước Anh. Việc xây dựng đường sắt tăng lên 6 lần rưỡi, vượt quá tổng số chiều dài của tất cả đường sắt Tây Âu. Mạng lưới đường sắt lan rộng trong cả nước làm tăng tốc độ khai thác và phát triển công nghiệp, mở rộng thị trường ; ngược lại, sự phát triển công thương nghiệp càng thúc đẩy việc xây dựng đường sắt.

Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Mĩ dựa trên một số nhân tổ thuận lợi : giai cấp đại tư sản xác lập được quyền thống trị, tăng cường bóc lột công nhân và bảo vệ thị trường trong nước bằng thuế quan ; việc thực dân hóa đất đai miền Tây được xúc tiến mạnh mẽ, mở rộng thị trường trong nước ; nguồn nhân công rẻ mạt do sự thủ tiêu chế độ nô lệ, làm cho nhiều người da đen rời bỏ đón điển vào làm việc trong công xưởng và sự di cư của đông đảo dân nghèo từ nước ngoài tới ; tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhất là than, sát, đồng, dấu hỏa, rừng ; sự áp dụng những thành tựu kĩ thuật mới nhất và điều kiện hòa bình của nước Mĩ trong một thời gian tương đối dài. Khác với Anh và Pháp, nguồn vốn của tư bản Mĩ lúc này được kinh doanh chủ yếu ở trong nước, các nước châu Âu cũng tăng cường đầu tư vào Mi làm cho công nghiệp tăng tiến nhanh chóng 

Tuy nhiên, kinh tế Mĩ cũng không tránh khỏi nạn khủng hoảng chu kì xảy ra liên tiếp (1878-1879, 1886-1889, 1890-1897), ngày càng kéo dài và trầm trọng. Mỗi lần khủng hoảng hàng ngàn xi nghiệp bị phá sản. Tình trạng đó càng đẩy nhanh quá trình tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức lũng đoạn. Nhiều công ti xuất hiện trong các ngành công nghiệp. Đến cuối thế kỉ XIX có 2 tập đoàn lũng đoạn lớn nhất là nhóm Roccopheolo (về dấu hỏa, hóa chất, ngân hàng, đường sắt và hàng hải) và nhóm Moócgan (kim loại đen và có màu, cơ khí, điện khí, ngân hàng, đường sắt). Ngân hàng. của hai nhóm trên thống trị toàn bộ hệ thống tài chính ở Mĩ. Họ đứng đầu tập đoàn tài chính có thể lực, xác lập quyền hành trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị và các mặt sinh hoạt trong nước. 

Chủ nghĩa tư bản cũng phát triển rất nhanh chóng trong nông nghiệp. Diện tích canh tác tăng lên hơn 3 lần, sản lượng thu hoạch gấp bội. 

Trong khoảng 1860-1900, lúa mì tăng 4 lần, ngô 35 lần, lúa kiến mạch 5,5 lần. Cuối thế kỉ XIX. Mĩ bản 9110 bông, 1/4 lúa mạch trên thị trường thế giới. Mì còn là nước cung cấp nhiều thịt, bơ và lúa mà nhất. Giá trị nông sản xuất khẩu năm 1860 là 250 triệu đô la đến 1900 lên 950 triệu, tăng gần 4 lần 

Trên các mảnh ruộng bọn chủ tư bản dùng máy công cụ, áp dụng các biện pháp kĩ thuật và phân bón, đẩy mạnh thâm canh, tăng cường độ lao động và sử dụng rộng rãi sức lao động làm thuê. 

Bước vào đầu thế kỉ XX, nền công nghiệp Mĩ có những bước tiến mạnh mẽ, dán dẫn, chiếm địa vị bá chủ thế giới. 

Năm 1913, sản lượng gang và thép vượt Đức 2 lần, vượt Anh 4 lần, than gấp 2 lần Anh và Pháp cộng lại. Trong khoảng 1900-1913, số vốn đầu tư vào công nghiệp răng khoảng 2 lần rưỡi (9 triệu – 22,8 triệu đô la), và giá trị sản phẩm tăng hơn 2 lần (11,4 triệu – 24,2 triệu đô la). Đường sắt, vận tải đường biển và đường sông, khỏi lượng xuất khẩu đều tăng lên nhanh chóng. 

Cùng với sự phát triển đó, quá trình tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức lũng đoạn được đẩy mạnh trên quy mô lớn. Nam 1910, khoảng 1% số xí nghiệp cung cấp gần một nửa tổng sản lượng công nghiệp trong nước. Sự tập trung đó không chỉ tiến hành theo chiều ngang (gồm những xưởng cùng sản xuất một thứ hàng) mà còn theo chiều dọc (gồm những xưởng sản xuất từng loại vật liệu. nằm trong một quá trình chế tạo thành phẩm như than – sắt gang – thép – cắt dát – chế tạo máy móc.). Những tơrơt được hình thành trên hầu hết các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp. vận tải, thương nghiệp… Trong mỗi ngành đều có những tơrơt năm độc quyền trên phạm vi toàn quốc hoặc gần như thế. Từ đó sản sinh ra các triều đại” vua thép, vua dầu lửa vua đóng, vua điện, vua ôtô… Có thể lực nhất vẫn là hai tập đoàn tư bản Moocgan và Roccopheolo. 

“Công tỉ thép Mĩ của Moócgan thành lập năm 1903 kiểm soát 60% công nghiệp thép M1, 60% việc khai thác quặng đồng, 66% việc sản xuất thép xấm và 50% thép thành phẩm. Thuộc quyền sở hữu của công ti có 3.000 hec-ta đất mà chứa than cốc, hơn 1000 dặm đường sắt, hơn 100 tàu thủy. Torot đầu lửa “Xtanda” của Riccophenlo kiểm soát 90% toàn bộ sản xuất dầu với 7 vạn km ông dẫn đầu hàng trăm tân đi biển và kho hàng ở trong và ngoài nước. Toro này còn chinh phục các ngành công nghiệp hơi, điện, các công từ đồng, kim, chì và nhiều xí nghiệp khác. Hai tập đoàn trên còn lũng đoạn ngành ngân hàng ở Mĩ, nằm trong tay 1/3 toàn bộ của cải nước mĩ

Ngoài hai tập đoàn triệu phú nói trên còn rất nhiều tơrơt khác như : “Công ti nhóm Mĩ”, “Công ti đồng hợp nhất”, “Torot đường Mĩ”, “Công ty thuốc lá Mĩ”, “Công ty cao âu Mĩ”, “Tổng công tỉ điện khí”, “Công ty điện tín và điện thoại Mĩ……. Lênin nhận định rằng : “Các torot Mi là biểu hiện cao nhất của nền kinh tế của chủ nghĩa đế quốc hay của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Từ địa vị một nước đi vay nợ trong thế kỉ XIX, Mã đã nhanh chóng trở thành một nước phát triển ngoại thương và xuất khẩu tư bản, xóa bỏ dấn hiện tượng nước ngoài đầu tư vào Mỹ. 

Số vốn xuất ra nước ngoài từ 1899 đến 1913 tăng từ 500 triệu lên 2.625 triệu đô la, gấp hơn 5 lần. Ngoại thương tăng từ năm 1870 là 1,5 tỉ đô la đến 1900 là 2,7 và 1914 là 5,5. Thị trường đầu tư và buôn bán của Mĩ là Canada, các nước vùng biển Caribe và Trung ML các nước châu Á nhất là Nhật Bản và Ấn Độ.