Sự phục hồi và phát triển của phong trào công nhân giữa thế kỉ XIX

Sau khi cuộc cách mạng 1848 – 1849 thất bại, chính phủ phản động ở các nước châu Âu tiến hành khủng bố gắt gao, truy nã những chiến sĩ vô sản. Một số nhà lãnh đạo bị tù đày, báo chí của công nhân bị đóng cửa. Vụ án ở Khuên (Đức) năm 1852 đã dựng lên nhiều chuyện bịa đặt để kết án những người cộng sản. Máy tháng sau, “Đồng minh những người cộng sản phải giải tán. 

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1857– 1859 làm cho mâu thuẫn xã hội càng thêm sâu sắc. Nó bắt đầu từ Mĩ rồi lan sang Anh và sau đó mở rộng ra các nước châu Âu. Nó làm phá sản hàng loạt xí nghiệp, nhiều công ty bị đóng cửa. Nạn thất nghiệp, nghèo đói lan tràn. Ở Anh, số người thất nghiệp năm 1858 tăng gấp 7 lần năm 1853. Tình trạng đó tạo điều kiện khách quan cho sự hồi phục phong trào công nhân. Ngọn lửa đấu tranh của công nhân lại tiếp tục bùng lên. Công nhân Pháp tiến hành bài công và buộc chính phủ Napoleon III phải hủy bỏ đạo luật Sapơliê vào năm 1864. Cuộc đấu tranh đòi ngày làm việc 9 giờ của công nhân Anh năm 1858 đã góp phần đẩy mạnh sự thống nhất của phong trào thành lập “Hội đồng các công đoàn Luân Đồn” tuy rằng hoạt động của nó không vượt khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa nghiệp đoàn. Năm 1863, công nhân Đức lần đầu tiên thành lập “Liên minh công nhân toàn Đức” nhưng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Látxan, chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản đẩy tác hại. 

Nhưng trong khi số lượng công nhân ngày càng lớn, mức độ tập trung ngày càng cao thì tình trạng thiếu một tổ chức vững vàng là một nhược điểm đáng chú ý. Những quan điểm tư sản, không tưởng và bè phải còn có ảnh hưởng ít nhiều trong phong trào công nhân. Bài học kinh nghiệm của cuộc cách mạng 1848 – 1849 đã làm cho họ bước đầu nhận thức sự phản bội của bọn đại tư sản tự do sự bấp bênh và thiếu khả năng lãnh đạo của giai cấp tiểu tư sản. Do đó, cần phải làm cho giai cấp vô sản giác ngộ về vị trí, đặc điểm và trách nhiệm lịch sử của mình. 

Trong những ngày cách mạng sôi sục ở châu Âu. Mác và Ăngghen đã theo dõi và tham gia phong trào đấu tranh của công nhân. Sau khi thất bại, những lãnh tụ của giai cấp vô sản vẫn giữ vững ngọn cờ cách mạng phấn đấu không mệt mỏi để chuẩn bị những trận chiến đấu quyết liệt sau này. 

Tháng 6-1849, Múc bị trục xuất khỏi nước Pháp. Ông liền đến Luân Đồn và nam sau, Ăngghen cũng sang Anh, ở Manchester. Hai ông vẫn thường xuyên bám sát những bước đi của phong trào cách mạng và của những đóng chí mình, ngay cả trong những ngày đen tối nhất. Tháng 3-1850, những chi nhánh của Đông minh ở các nước đều nhận được “Thư của Ban chấp hành trung ương gửi Đồng minh những người cộng sản” do Mác và Ăngghen viết. Đó là một văn kiện vô cùng quan trọng phân tích sâu sắc những sự kiện 1848 – 1849 ở Đức, vạch ra đường lối sách lược của Đảng vô sản trong cuộc cách mạng tương lai và nêu lên học thuyết về cách mạng không ngừng mà sau này, Lênin tiếp tục phát triển trong sự chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. 

Trong thời gian này, Mác tập trung nghiên cứu cuộc cách mạng 1848 ở Pháp. Ông hoàn thành hai tác phẩm nổi tiếng: “Đấu tranh giai cấp ở Pháp (1850) và “Ngày 18 tháng Sương mù của Luy Bônapáctơ (1852). Cùng lúc đó, Ăngghen viết nhiều bài báo, sau tuyển thành tập “Cách mạng và phản cách mạng ở Đức” (1851). Hai ông đã tổng kết kinh nghiệm của cuộc cách mạng vừa qua, lần đầu tiên vận dụng quan điểm duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu lịch sử và phát triển một loạt vấn đề lí luận quan trọng về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. 

Năm 1861, Mắc bát tay vào viết tác phẩm kinh tế “Tư bản”, tập đầu được xuất bản vào năm 1867. Trong lời tựa. Múc viết : “Mục đích cuối cùng của bộ sách này là rút ra quy luật kinh tế trong sự vận động của xã hội hiện đại”, nghĩa là của xã hội tư bản chủ nghĩa. Bắt đầu từ việc nghiên cứu về hàng hóa, Mác đã phân tích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, vạch trần những mâu thuẫn nội bộ của nó, làm sáng tỏ quá trình phát sinh, phát triển và suy vong của chủ nghĩa tư bản. Qua đó, Mác khẳng định trên cơ sở khoa học ràng chủ nghĩa tư bản suy sụp và chủ nghĩa xã hội thắng lợi là điều không thể tránh khỏi. 

Mặc dầu bận rộn nghiên cứu lí luận, Mác và Ăngghen vẫn rất quan tâm tới công tác tổ chức. Sau khi Đồng minh những người cộng sản giải tán. Mác và Ăngghen ra sức giữ gìn và bồi dưỡng những cán bộ của phong trào, giúp đồ họa học tập lí luận. Trong khi cộng tác với các tờ báo của phong trào Hiến chương (báo Nhân dân) và của phái dân chủ tư sản (tờ Diễn đàn Niu Oóc), hai ông cũng tranh thủ mọi khả năng để tuyên truyền học thuyết cộng sản về sự tất yếu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sự kiên trì đó đã giáo dục và tập hợp được những phần tử tiên tiến nhất trong giai cấp vô sản ở các nước, xây dựng được một tổ chức quốc tế thay thế cho “Đồng minh những người cộng sản” trước đây.