Sự xâm nhập của thực dân Phương Tây vào Campuchia

1. Campuchia trước khi thực dân Pháp xâm lược 

Là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời, Vương quốc Campuchia thành lập từ thế kỉ VII, nhưng từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV mới bước vào thời kỳ cực thịnh. Chính trong thời gian này, nhân dân Campuchia đã để lại cho gia tài văn hóa nhân loại kiến trúc Angko Vát, Ăngko Thom hùng vi. Nó trở thành một trong những kì quan thế giới. Đó cũng chính là thời kì mà văn hóa, xã hội, kinh tế đều đạt đến trình độ phát triển. Những dấu tích còn lại đến ngày nay. của tài liệu bí kíp, mạng lưới thủy lợi đều ghi nhận thời kì phát triển và vang trên. 

Vào đầu thế kỉ XVI, người Bồ Đào Nha đã từ căn cứ Mã Lai đến thăm dò Campuchia. Sau đó người Tây Ban Nha cũng hoạt động ở Campuchia. Có lúc, người Tây Ban Nha tưởng chừng đã đạt được cơ sở vững chắc cho mình ở Campuchia như dưới thời vua Bavôm Reachếa II (1598). Nhưng vụ mưu chiếm Phnom Pênh do họ gây ra không thành. Dưới thời vua Ponheathan (1642 – 1659) thực dân Hà Lan cũng định nhảy vào, nhưng bị thất bại. 

2. Thực dân Pháp xâm lược Campuchia và đặt nền thống trị 

Vào giữa thế kỉ XIX, cuộc tranh giành phạm vi thế lực giữa Anh và Pháp ở Đông Nam Á ngày càng quyết liệt. Nhưng thực ra công cuộc xâm lược của thực dân Pháp ở Campuchia đã bắt đầu từ rất sớm. 

Người Pháp đầu tiên đến Campuchia là cha có Lui Sơvørơi trong “Hội truyền bá niềm tin” ở lại Uđông truyền giáo trong 3 năm (1662 – 1665). Nhưng vì Campuchia là quốc gia Phật giáo nên hoạt động của Lui Sơvơrơi không có kết quả. Tuy vậy, các giáo sĩ của Pháp vẫn kiên trì thâm nhập xứ sở giàu có này. Họ học tiếng Khơ me, dịch kinh thánh và truyền giảng bằng chính ngôn ngữ bản xứ. Trên thực tế họ trở thành cố vấn cho các đạo quân, các võ quan và các nhà chính trị thực dân. 

Vào năm 1845, khi vua Ang Dương lên ngôi cũng là lúc Campuchia gặp nhiều khó khăn ở bên trong. Nội chiến liên miền làm cho đất nước rối ron. Ở bên ngoài, phong kiến Xiêm và phong kiến Nguyễn chèn ép. 

Các giáo sĩ người Pháp chăm chú theo dõi tình hình chính trị của Campuchia. Họ đặc biệt lưu ý tới trạng thái lo âu của vua Ang Dương và cho rằng đây là cơ hội tốt lỗi kéo Ang Dương đi theo Pháp. Họ thuyết phục Ang Dương cầu cứu Napoléon III che chở. Được các giáo sĩ làm môi giới, vua Ang Dương viết thư cho vua Pháp và gửi lễ vật để làm cầu thân thiện đi lại. 

Nhận được thư và lễ vật của vua Ang Dương, Napôlông III xem đây là một dịp may để thực hiện mưu đồ biến vùng này thành thị trường của Pháp. Chính phủ Pháp đã phái đại sứ toàn quyền Đo Môngtinhi đến Campuchia để kí hiệp ước với danh nghĩa “Hiệp ước liên minh và thương mại”. Mục đích chủ yếu của Hiệp ước là để Pháp có khả năng thâm nhập sâu hơn nữa vào Campuchia, chuẩn bị biến nước này thành thuộc địa. 

Phong kiến Xiêm vốn có quyền lợi đặc biệt ở Campuchia, liên gửi thư đe dọa vua Ang Dương. Sợ triều đình Bang Cốc phật ý. vua Ang Dương không dám gặp đại sứ Pháp. Âm mưu chiếm Campuchia của Pháp bị ngăn lại một thời gian. 

Tháng 1 năm 1860, Ang Dương chết, con là Norodom lên nổi ngôi, tình hình nội trị và ngoại giao của Campuchia càng khó khăn. Ngay từ đầu thế kỉ XIX, thời vua Ang Chan II (1806- 1834), vua Campuchia phải chịu tấn phong của Xiêm như một chư hấu. Vì vậy, Nôrôđôm tuy lên làm vua ở Campuchia, nhưng chưa được Xiêm làm lễ tấn phong ở Băng Cốc, nên chưa được coi là vua chính thức. Địa vị của Nôrôđôm tạm thời chỉ như một quan nhiếp chính, có thể bị phế bỏ. Để giám sát lòng trung thành của phong kiến Campuchia, triều đình Băng Cốc đã cử một viên quan đại diện bên cạnh nhà vua Campuchia và chỉ huy công việc của nhà vua. 

Ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt ở bán đảo Trung Ấn, sự phân chia phạm vi thế lực giữa các đế quốc thực dân phương Tây đã xảy ra một cách khá quyết liệt. Đế quốc Anh sau khi đẩy lùi các thế lực thực dân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp ở Ấn Độ để chiếm xứ này ; năm 1824, đã đánh chiếm thủ đô Ranggun (Miến Điện). Chúng cho hạm đội vào vịnh Xiêm, uy hiếp và buộc triều đình Xiêm kí thỏa ước 1855 giành nhiều quyền lợi ưu tiên cho Anh 

Trước sự phát triển thế lực của thực dân Anh ở vùng này, thực dân Pháp cũng không chịu lép vế. Chúng muốn nhanh chóng chiếm Đông Dương làm bàn đạp để tấn công vào thị trường Hoa Nam của Trung Quốc. 

Cuộc tấn công Đà Nẵng ngày 1-9-1858 báo hiệu công cuộc chinh phục Đông Dương của thực dân Pháp. Pháp tấn công Việt Nam, dùng sức mạnh của súng đạn để ép buộc triều Nguyễn đầu hàng và đe dọa các nước xung quanh. Nôrôđồm lại muốn nhờ Pháp chống lại thế lực phong kiến Xiêm đang chèn ép. Nôrôđôm sẵn sàng ký một hiệp ước chính trị với Pháp, nhưng lúc này lại bị Xiêm giám sát rất chặt chẽ. Đồng thời Xiêm luôn nhắc nhở Nôrôđôm về việc chưa làm lễ tấn phong. Đứng trước tình hình phức tạp đó, Nôrôđôm lúng túng không tìm được một giải pháp có hiệu quả. 

Trước thái độ sợ sệt của Nôrôđôm đối với Xiêm, Pháp thấy cần có biện pháp vũ lực để kéo Nôrôđôm ngả theo mình. Tháng 6-1863 Duda đơ Lagorê chỉ huy pháo thuyền sang Campuchia với danh nghĩa là tìm địa điểm xây dựng căn cứ hải quân. Nhưng thực ra, mục đích chính của thực dân Pháp là trấn an tinh thần Nôrôđôm, đồng thời tiến hành điều tra địa hình và các đường giao thông chuẩn bị cho hành động quân sự. 

Đại diện Xiêm ở Campuchia biết âm mưu của Pháp định bất cảng mình liên tìm mọi cách ngăn cản sự tiếp xúc giữa Nôrôđôm và Đo Lagơrê. Do Lagørê liền viết thư giục đồ đốc Do La Gørăngđiê phải hành động gấp. 

Đô La Gơrăngđiê đến kinh đô Uđông, bất chấp sự có mặt của đại diện triều đình Xiêm, để trực tiếp gặp Nôrôđôm và kí bản Hiệp ước bảo hộ ngày 11-8-1863. Nội dung gồm những khoản chính sau đây : 

  1. Pháp nhận bảo hộ Campuchia. Hoàng đế Pháp cử khám sứ bên cạnh nhà vua Campuchia. 
  2. Mọi việc kí kết và giao tiếp của Campuchia với nước khác phải được Pháp đồng ý. 
  3. Thừa nhận quyền lãnh sự tài phán của Pháp. 
  4. Hàng hóa Pháp vào Campuchia được miễn thuế. 
  5. Pháp được tự do truyền đạo ở Campuchia. Hiệp ước 1863 là hiệp ước xâm lược đầu tiên của Pháp ở Campuchia. Nhờ hiệp ước này, Pháp thay thế Xiêm trở thành kẻ “bảo trợ” Campuchia. Triều đình Khơme trở thành bộ máy phụ thuộc thực dân Pháp. 

Hiệp ước này đã mở rộng quyền hạn cho thực dân Pháp được quyền đi lại, cư trú, kinh doanh, truyền đạo… tạo mọi điều kiện cho hoạt động chính trị, quân sự của Pháp ở Campuchia. 

Lúc đó, Pháp đang mở rộng cuộc chiến tranh ở Việt Nam, nên muốn sử dụng Campuchia như một kho dự trữ hậu cần phong phú. Thực dân Pháp có quyền đóng quân trên đất Campuchia. Đó là công cụ bảo đảm nền thống trị và quyền lợi của Pháp để chống lại nhân dân Campuchia bất khuất, chống lại sự tranh chấp của những lực lượng bên ngoài, nhất là chống Xiêm. 

Triều đình Xiêm tìm cách chống lại Pháp để bảo vệ quyền lợi. Cuộc tranh chấp giữa Pháp và Xiêm ở Campuchia ngày càng trở nên gay gắt và phức tạp. Đại diện của Xiêm ở Uđồng đe dọa Nồrôđôm. Để làm vừa lòng Xiêm, Norodôm kí với Xiêm hiệp ước ‘che chở” cắt hai tỉnh Puốcsát và Kôngpôngsoài cho Xiêm. Vua Xiêm đáp lại bằng việc hứa sẽ tấn phong cho Norôđôm ở Bang Cốc. Hành động này của Xiêm, nhằm hai mục đích : một là kéo Campuchia lại phía mình, hai là ngăn chặn Pháp lấn lướt, cướp hết quyền lợi của mình. 

Thực dân Pháp vẫn tưởng với Hiệp ước 1863, chúng đã hoàn toàn gạt bỏ Xiêm ra khỏi Campuchia, bằng chiêu bài “bảo hộ” chúng sẽ nắm trọn quyền và biến Campuchia thành thuộc địa. Nhưng tình hình không đơn giản vì phong kiến Xiêm không chịu từ bỏ quyền lợi một cách dễ dàng. Hơn nữa, Xiêm có nhiều ảnh hưởng đối với quan lại phong kiến trong bộ máy thống trị Campuchia. Cho nên Hiệp ước Pháp – Campuchia và Hiệp ước Xiêm – Campuchia như là đòn ăn miếng trả miếng, là sự giằng xé một miếng mối giữa hai tên ăn cướp. Quyền lợi dân tộc Campuchia bị đe dọa nghiêm trọng 

Thực dân Pháp biết rằng nếu để Nôrôđôm sang Băng Cốc nhận tấn phong thì tình hình sẽ phức tạp hơn. Đo Lagơrê liên trắng trợn tuyên bố : nếu nhà vua đi Băng Cốc thì Pháp sẽ đánh chiếm kinh đô Uđông. Pháp đưa quân từ Sài Gòn sang Uđồng để chuẩn bị thực hiện ý đồ một cách cứng rắn. 

Ngày 3 tháng 3 năm 1864, khi Nôrôđồm cùng đoàn tùy tùng lên đường đi Băng Cốc, Đơ Lagore ra lệnh cho quân đánh chiếm hoàng cung, treo cờ Pháp lên các trụ sở hành chính. Nghe tiếng súng nổ và tin quân Pháp đánh chiếm hoàng cung, Nôrôđôm phải quay trở về. Âm mưu của Xiêm không thực hiện được. 

Tháng 4-1864, Hiệp ước Pháp – Campuchia được Napoléon III phê chuẩn. Bây giờ chỉ còn việc mua bán cuối cùng giữa Xiêm và Pháp. Thực dân Pháp đã thỏa thuận với Xiêm là lễ đăng quang sẽ tổ chức ở Uđông vào ngày 3-6-1864 với sự tham dự của đại biểu Chính phủ Pháp và đại biểu Chính phủ Xiêm. 

Mâu thuẫn giữa Pháp và Xiêm trong mối quan hệ với Campuchia đã được dàn xếp. Nguyên nhân chính là vì Xiêm lúc này cũng đang lo chống đỡ với Anh ở các mặt phía nam và phía tây bắc.

Pháp cũng hiểu rằng không thể một lúc đương đầu với nhiều địch thủ. Đồng thời, mối quan hệ về phân chia phạm vi thế lực với Anh cũng không cho phép Pháp hành động. Cho nên Pháp và Xiêm đã kí Hiệp ước ngày 15-7-1867 với nội dung chủ yếu là : 

  1. Nước Xiêm thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp đối với Campuchia. 
  2. Hủy bỏ bàn hiệp ước kí kết Xiêm-Campuchia tháng 12-1863. 
  3. Chính phủ Pháp cất nhường các tỉnh Bátdomboong và Ăngko cho Xiêm. 

Hiệp ước trên như lời,tuyên bố rút lui của Xiêm khỏi Campuchia trước một đối thủ có tham vọng lớn hơn và lực lượng mạnh hơn. Tuy vậy, Pháp vẫn phải nhượng bộ Xiêm một phần bằng cách cắt cho Xiêm 2 tỉnh của Campuchia. 

Về thực chất, Hiệp ước Xiêm – Pháp 1867 như một thỏa thuận chia phần trên xương máu của dân tộc Khơme. Hiệp ước đó còn là bằng chứng không chối cãi được về việc Pháp cướp chủ quyền của Campuchia, tự tiện cắt một phần lãnh thổ Campuchia để Xiêm làm ngơ trước sự xâm nhập của Pháp vào Campuchia. 

Sau khi đã gạt được Xiêm, thực dân Pháp buộc Nôrôđôm kí thêm Hiệp ước 17-6-1884. Việc kí Hiệp ước 1884 của vua Nôrôđôm đã diễn ra trong sự cưỡng bức trắng trợn của thực dân Pháp. Hôm ấy vào khoảng 10 giờ đêm, khi Nôrôđôm đã đi nằm, thống đốc Nam Kì là Tômaơn cùng một toán lính mang súng lê tuốt trấn xông vào hoàng cung buộc Nổrôđôm dậy, bắt kí vào Hiệp ước đã viết sẵn. Nội dung chủ yếu là : 

  1. Vua Campuchia chấp nhận mọi cải cách về hành chính, tư pháp, tài chính, thương nghiệp do Chính phủ Pháp tiến hành. 
  2. Các quan chức bản xứ ở các tỉnh, được giữ nguyên nhưng phải chịu sự kiểm soát và điều khiển của Pháp. 
  3. Các ngành thuế vụ, thương chính, giao thông trở thành những ngành riêng do quan chức người Pháp nắm giữ. 
  4. Chính phủ Pháp giữ quyển bổ nhiệm các viên công sứ người Pháp đứng đầu các tỉnh. Công sứ có quyền duy trì trật tự, trị an và kiểm soát các nhà chức trách địa phương. Công sử chịu sự điều khiển của khâm sử, khâm sứ đặt dưới quyền của thống đốc Nam Kì. 

Hiệp ước này hầu như tước bỏ hoàn toàn quyền lực của nhà nước Campuchia và đem lại cho thực dân Pháp quyền cai trị thực sự đất nước này. Điều ước quy định rõ vua Campuchia là kẻ ăn lương và khâm sử có quyền “hội kiến” với vua bất kì lúc nào. Ở Campuchia theo truyền thống thì quyền sở hữu đất đai thuộc về nhà vua, một hình thức sở hữu ruộng đất ở phương Đông. Nay chế độ đó được thay bằng chế độ sở hữu tư nhân, ruộng đất có thể mua bán, chuyển nhượng. 

Như vậy là với hiệp ước 1884, thực dân Pháp đã công nhiên nắm toàn quyền chi phối nền thống trị Campuchia, từng bước thay đổi bộ mặt xã hội và quan hệ kinh tế ở Campuchia cho phù hợp với chính sách khai thác, bóc lột thực dân. Nhân dân Campuchia từ sau hiệp ước 1884 chịu đựng thêm ách bóc lột nặng nề của chủ nghĩa thực dân Pháp. Cuộc sống của nhân dân Campuchia bị xáo trộn một cách nghiêm trọng. Tình trạng đó dẫn tới những phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra sôi nổi trong cả nước.