Tình hình Trung Quốc cuối triều Mãn Thanh
Tiếng súng của cuộc Chiến tranh Thuốc phiện (1839 – 1842) đã mở đấu thời kỳ lịch sử cận đại Trung Quốc, thời kỳ chủ nghĩa đế quốc Âu Mỹ xâm lược và chia xẻ đất nước Trung Hoa. Đó cũng là thời kì đấu tranh anh dũng của nhân dân Trung Quốc, chống xâm lược, chống phong kiến Mãn Thanh mà đỉnh cao là cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911)
Cuối triều Mãn Thanh, xã hội phong kiến Trung Quốc bước vào giai đoạn khủng hoảng. Lực lượng sản xuất chính của xã hội là nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ không có ruộng hoặc có rất ít. Phần lớn ruộng đất tập trung trong tay bọn địa chủ quan lại Mãn tộc và Hán tộc. Nông dân gánh vác tổ thuế nặng nề. Thường thường địa chủ thu 50-80% thu hoạch. Thương nhân cho vay nặng lãi củng lợi dụng những lúc nông dân gặp khó khăn như thiên tai, sưu thuế cao để bóc lột. Chính quyền Mãn Thanh phản động thối nút càng tăng cường bóp nặn nông dân. Thuế má, phu phen tạp dịch nặng nề làm đời sống nông dân thêm điều đứng Chính vì vậy phong trào nông dân nổi dậy liên tục ở khắp nơi.
Về công nghiệp, những nghề thủ công như làm đổ sử, làm giấy, dệt tơ lụa.. khá phát triển. Đặc biệt là nghề dệt tơ lụa không chỉ cung cấp cho tầng lớp nhà giàu, quý tộc ở trong nước mà còn là món hàng hấp dẫn trên thị trường thế giới. Trong ngành công nghiệp của Trung Quốc đã xuất hiện hiện tượng làm thuê. Công trường thủ công tập trung và phân tán đã mọc lên ở nhiều nơi. Quy mô sản xuất lớn hơn, kỹ thuật sản xuất cũng khá hơn. Các ngành công nghiệp lớn như khai thúc mà hầu hết đều do chính phủ quản lý. Nhân công ở các mô, một số là tù nhân, một số là nông dân không kế sinh sống buộc phải lao động làm thuê để khỏi chết đuối. Những vùng mỏ đồng, sắt, than ở Tứ Xuyên, Quảng Đông. Thiểm Tây, Sơn Tây, Giang Tây… có hàng ngàn công nhân. Chế độ lao động làm thuê trong các công trường nhà nước phong kiến cũng xuất hiện.
Cùng với công nghiệp, những trung tâm buôn bán đã hình thành và phát triển. Trong các sách lúc bấy giờ còn ghi lại tình hình buôn bán sầm uất của các thị trấn, thành phố lớn như Trấn Phật Sơn, Quảng Đông. Hán Khẩu, Hàng Châu, Thiên Tân, Ninh Ba, Phúc Kiến… Câu ca “Sát thép Phật Sơn bán buôn khắp chốn”, “Buôn bán sầm uất thứ nhất Tô Châu”, “Lụa Hàng Châu, xứ mẫu Giang Thy”.. phản ánh sự phát triển của thương nghiệp cuối đời Mãn Thanh ở Trung Quốc.
Đồng thời, Trung Quốc đã buôn bán với các nước phương Tây, đặc biệt là với các nước vùng Đông Nam Á, Triều Tiên, Nhật Bản…
Năm 1820, thuyền buôn của Trung Quốc đến các nước Đông Nam Á có tới 295 chiếc, sức chở tới 85.200 tấn.
Năm 1789, thuyền ngoại quốc, đến Quảng Châu có tới 86 chiếc (trong đó Anh 61, MI 15, Bồ Đào Nha 3 Hà Lan 5, Đan Mạch 1, Pháp 1). Năm 1833 – 1834 số thuyền buôn nước ngoài đến Quảng Châu tới 213 chiếc (trong đó Anh 101, Mi 70, Bồ Đào Nha 23, Pháp 6, Hà Lan 6. Đan Mạch 6, Thụy Điển 1). Thuyền buôn ngoại quốc đến mua chè, tơ lụa, đồ sứ… và cả vải dệt của Trung Quốc.
Mặc dù triều đình Mãn Thanh hạn chế công thương nghiệp như đánh thuế nặng, tước đoạt sản phẩm, cấm kinh doanh một số mặt hàng… việc buôn bán trong nước và buôn bán với nước ngoài vẫn không ngừng phát triển. Chính những nhân tố kinh doanh tư bản chủ nghĩa đã làm cho sản xuất phát triển ; đồng thời, bản thân thương nghiệp cũng phát triển. Ngay cả trong sản xuất nông nghiệp, những ngành có liên quan với công nghiệp cũng phát triển một cách tự nhiên. Ngành trồng chè, trắng dâu nuôi tằm, trắng bông đã biến nhiều vùng nông thôn rộng lớn của Trung Quốc thành những vùng chuyên canh, gắn liền với sản xuất hàng hóa.
Hoàng đế Mãn Thanh là kẻ có quyền cao nhất, có cơ sở xã hội đáng tin cậy là quý tộc Mãn. Công cụ để thống trị là quân đội. Quân đội Mãn Thanh sau khi thống trị toàn Trung Quốc gần 200 năm, thu nạp thêm người Hán, và đã dần dần tha hóa, không còn sức chiến đấu.
Về phần quý tộc Mãn Thanh, sau khi vào Trung Nguyên đầu trở nên xa hoa, tham ô, chuyên lo hưởng thụ. Cuộc tranh giành quyền lực trong cung đình luôn luôn xảy ra. Mâu thuẫn giữa quý tộc Mãn Thanh và quý tộc Hán ngày càng sâu sắc. Chính quyền Mãn Thanh thường tuyên bố Mãn – Hán một nhà, nhưng thực tế thì chính sách thủ hàn dân tộc của triều Mãn Thanh được thi hành rất tàn nhẫn.
Nên chính trị cuối triều Mãn Thanh, là bức tranh sa đọa, thổi nát không đủ can đảm và sức lực bảo vệ đất nước khi thực dân phương Tây tấn công xâm lược.