Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại đối với xã hội loài người
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật không chỉ là một hiện tượng thuần tùy về khoa học và kĩ thuật mà còn là một hiện tượng lịch sử, một bộ phận của sự phát triển xã hội. Với nửa thế kỉ qua, tuy thời gian không nhiều, nhưng cuộc cách mạng này đã diễn ra như vũ bão và gây nên những tác động to lớn, làm thay đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội loài người.
Trước hết, về sản xuất và kinh tế, nó cho phép thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động làm thay đổi vị trí, cơ cấu các ngành sản xuất và các vùng kinh tế (như từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong năng lượng nhiên liệu, dầu mỏ được sử dụng nhiều hơn than đá; ở nhiều nước, vị trí ngành than giảm sút rõ rệt..); làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới, nhất là những ngành có liên quan đến những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật hiện đại, như công nghiệp tên lửa, công nghiệp nguyên tử, điện tử, vật liệu tổng hợp, công nghệ vi sinh, công nghiệp vũ trụ… Những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật đã cho phép con người luôn tạo ra những hàng hóa sản phẩm mới, những thiết bị tiện nghi mới, những nhu cầu tiêu dùng mới, do đó làm thay đổi phương thức sinh hoạt và tiêu dùng trong đời sống xã hội. Nhờ đó, đời sống của con người được cải thiện, mức sống được nâng cao.
Thứ hai, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật làm thay đổi tiêu chí của sự phát triển. Thang giá trị của sự phát triển xã hội ngày nay được đo bằng trí tuệ. Trí tuệ như một yếu tố khởi động cho guồng máy sản xuất hoạt động theo dạng thức mới. Đó là nền sản xuất xã hội phát triển với sự gia tăng nhanh chóng các ngành có hàm lượng khoa học, kĩ thuật cao; là các thiết bị máy móc sử dụng công nghệ tinh vi, phức tạp, vận hành đơn giản nhưng có hiệu suất lớn hơn trước; là công nghệ tiên tiến hướng trọng tâm vào hiệu quả và chất lượng, là quá trình tái sản xuất ngày càng tiết kiệm các nguồn nguyên vật liệu, giảm hao phí và làm trong sạch mỗi trường… Những công nghệ mới cao cấp ngày càng thâm nhập, bám rễ trong đời sống kinh tế và các lĩnh vực hoạt động của con người. Các sản phẩm của công nghệ mới này có hàm lượng trí tuệ rất cao, trong kết cấu giá thành sản phẩm, chất xâm chiếm 70-75%. Khái niệm “ngành sản xuất trị tuệ hóa” trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, yếu tố trí tuệ có tầm quan trọng, là cơ sở của sự phát triển kinh tế – xã hội. Trí tuệ trở thành vật phẩm cao cấp, có giá trị và giá trị sử dụng, có mối giao lưu đặc biệt trong thị trường hiện đại, và bản thân nó tự tạo ra những thị trường riêng biệt có sức thu hút, cạnh tranh mãnh liệt.
Thứ ba, cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại làm đảo lộn nhiều giá trị, quan niệm truyền thống và là điểm xuất phát của những khái niệm, thuật ngữ mới, đặc trưng cho thời đại mới.
Đặc trưng của thời đại gắn với cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, là cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẻ: từ chiều rộng sang chiều sâu, từ nền sản xuất vật chất sang nền sản xuất phi vật chất.
Sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại đã xác lập một cơ cấu mới và loại hình phát triển mới của lực lượng sản xuất; đã thay đổi nội dung, tính chất và hình thức của lao động – một sự thay đổi toàn diện, có tính cách mạng. Những thành tựu mang tính cách mạng ấy gắn liền với sự ra đời và áp dụng rộng rãi, phổ biến trong mọi lĩnh vực sản xuất, hàng loạt hệ thống máy tự động, tự điều khiển. Cùng với sự hỗ trợ và phát triển nhanh nhạy của hệ thống truyền thông hiện đại, các thiết bị và công nghệ được đổi mới và hoàn thiện, đa thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng.
Tiến bộ của cách mạng khoa học – kĩ thuật còn tạo ra những vật liệu, nguyên liệu và nhiên liệu mới: hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào việc khai thác các nguồn năng lượng truyền thống trong tự nhiên, hướng tới việc bảo đảm cân bằng sinh thái. Ở Pháp, 77% điện năng dùng trong nước là do các nhà máy điện nguyên tử cung cấp. Theo ước tính của các chuyên gia, khoảng ba thập niên tới, các dạng năng lượng không gây ô nhiễm môi trường sẽ được sử dụng phổ biến để đáp ứng nhu cầu về điện năng.
Cách mạng khoa học – kĩ thuật tác động đặc biệt mạnh mẽ đến bản thân con người – yếu tố cơ bản nhất của lực lượng sản xuất. Nó làm thay đổi căn bản vai trò và vị trí của con người trong sản xuất, không ngừng khuyến khích và nuôi dưỡng sự sáng tạo, phát triển tài năng và trí tuệ con người.
Cùng với sự cách mạng hóa sâu sắc tất cả các yếu tố của lực lượng sàn xuất, sự đổi mới quan hệ sản xuất cũng phát triển theo chiều hướng mới. Sự phát triển vượt bậc của kĩ thuật và tự động hóa cao, đã kéo theo sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc. Mặt khác, sự phát triển của các dịch vụ viễn thông tin học đã đẩy mạnh xu hướng hợp tác hóa sản xuất, với sự hình thành các tổ chức, hiệp hội, công đoàn quy mô nhỏ và các xí nghiệp quốc tế quy mô lớn. Ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, các xí nghiệp sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước có xu hưởng giảm, trong khi đó các doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp với quy mô quốc tế đang tăng nhanh và ngày càng trở nên phổ biến.
Do tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, cơ cấu kinh tế thế giới thay đổi theo hướng tập trung phát triển các ngành kĩ thuật mũi nhọn có hàm lượng kĩ nghệ cao như điện tử, vi điện tử, máy tính, công nghệ sinh học, lade, quang dẫn, siêu dẫn, tin học,… Xu hướng sản xuất từ quy mô lớn chuyển sang quy mô nhỏ và vừa. Chiến lược phát triển kinh doanh từ “chuyên môn hóa” chuyển sang “đa dạng hóa”, mang tính hỗn hợp và bao trùm toàn bộ nền sản xuất. Được coi là ngành sản xuất thứ ba sau công nghiệp và nông nghiệp, lĩnh vực sản xuất phi vật chất (như dịch vụ về y tế, tư vấn pháp luật về kinh doanh…) chiếm tỉ lệ đáng kể trong ngành kinh tế quốc dân. Sản xuất phi vật chất ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc tái sản xuất sức lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế. Giá trị sản lượng ngành sản xuất này không ngừng tăng lên.
Thứ tư, sự phân bố lại cơ cấu ngành, kéo theo sự biến động trong cơ cấu nghề nghiệp. Hệ thống ngành nghề mới về thao tác, điều chỉnh máy móc, tự động điều khiển vv… đặt ra những yêu cầu cao hơn đến chất lượng đội ngũ người lao động. Tầng lớp trí thức, nhân viên và công nhân có tri thức khoa học ngày càng tăng. Số lượng chuyên gia ngày nay chiếm khoảng 1/4 đến 1/3 tổng số người làm việc. Lao động giản đơn, lao động sống đang bị thay thế ngày càng nhiều bởi lao động phức tạp, tổng hợp với trình độ chuyên môn cao hơn. Lĩnh vực dịch vụ và phi sản xuất vật chất thu hút đông đảo nguồn lao động dư thừa do sự thu hẹp các nhóm ngành truyền thống và nông nghiệp cổ truyền. Trong kết cấu giai cấp xã hội của các nước tư bản phát triển, tỉ lệ dân cư nông nghiệp nhỏ bé đi (3,5% ở Mĩ, 2,7% ở Anh, 9,7% ở Nhật). Những người lao động làm thuê và giai cấp công nhận ở các nước này tăng từ 60-70% giữa những năm 80. Khu vực dịch vụ, buôn bán, văn phòng đã chiếm tới 50-60% trong khi khu vực công nghiệp truyền thống (công nghiệp mỏ, luyện kim, đóng tàu… ) giảm đi, chỉ còn khoảng trên 40%. Như thế, cuộc cách mạng khoa học . kĩ thuật hiện đại đã dẫn tới sự thay đổi lớn về kết cấu và tỉ lệ trong các giai cấp xã hội. Cuộc cách mạng đã phá vỡ cơ cấu và độc quyền nghề nghiệp cú, tạo ra cơ cấu nghề nghiệp mới theo hướng phi tập trung hóa sản xuất
Thứ năm, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước. Những nước đi đầu trong cuộc cách mạng này có nhiều cơ hội thuận lợi để khắc phục các cuộc khủng hoảng, đầy nhanh phát triển kinh tế – xã hội, giành được nhiều lợi thế về kinh tế và quân sự, tăng cường nhanh chóng sức mạnh tổng hợp quốc gia, củng cố và phát huy vai trò của mình trong nền chính trị thế giới. Những nước bỏ lỡ thời cơ này sẽ có nguy cơ tụt hậu, thua kém ngày càng nhiều, mất vị trí và vai trò kinh tế – chính trị trước đây của mình, bị phụ thuộc vào các cường quốc mới
Thứ sáu, cách mạng khoa học – kỉ thuật với những thành tựu to lớn của nó làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa cao, đang hình thành một thị trường thế giới bao gồm tất cả các nước có chế độ chính trị khác nhau, vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau trong cùng chung sống hòa bình. Chưa bao giờ sự phân công lao động quốc tế lại diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc như hiện nay. Nền kinh tế thế giới đang vận động trong mối quan hệ đan chéo, phụ thuộc vào nhau và tác động lẫn nhau. Nhiều quốc gia điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế để phù hợp với xu thế mới. Các nước đang phát triển phải đối phó với những thách thức về “khoảng cách công nghiệp” và điểm xuất phát, cũng đang cải cách kinh tế theo hướng “thị trường hóa”, từng bước bị cuốn vào làn sóng cạnh tranh kinh tế. Cách mạng khoa học – kĩ thuật đã khơi dậy, thúc đẩy sự hợp tác quốc tế; tạo những tiềm năng mới, sức vóc mới, thu hút sự chú ý của toàn nhân loại. Đối tượng của cách mạng khoa học – kĩ thuật cũng vì thế mà ngày càng rộng mở. Những vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu, đòi hỏi nỗ lực chung trong hợp tác nghiên cứu khoa học và sản xuất. Cách mạng khoa học – kĩ thuật lan rộng ra nhiều nước thông qua các hoạt động dịch vụ, du lịch, buôn bán, trao đổi, sản xuất với mạng lưới thị trường rộng khắp, với những hình thức, quy mô nhịp độ khác nhau. Những hoạt động này thúc đẩy sự gia tăng chuyển giao công nghệ hiện đại, đầu tư vào các ngành kĩ thuật cao.
Thứ bảy, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã mang lại những thay đổi to lớn trong mọi lĩnh vực đời sống của loài người và đang đặt ra những đòi hỏi mới, những yêu cầu cao đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo con người ở các quốc gia. Bởi vì, con người bao giờ cũng là yếu tố hàng đầu của lực lượng sản xuất, mọi sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật đều bắt nguồn từ sự sáng tạo của con người, nó là sự kết tinh bởi những thành tựu trí tuệ của con người.
Để đáp ứng những đòi hỏi của cách mạng khoa học – kĩ thuật trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, người lao động ngày nay phải được giáo dục đầy đủ về học văn, được đào tạo kĩ càng về nghề nghiệp. Vì vậy, nhiều quốc gia rất coi trọng sự nghiệp giáo dục, đào tạo, xem đó là vấn đề chiến lược hàng đầu (được gọi là” chiến lược lập quốc” hoặc ” trọng điểm chiến lược” hay “quốc sách”) với những chính sách, biện pháp cụ thể và những khoản đầu tư ngày càng tăng lên trong ngân sách nhà nước.
Có thể lấy Hàn Quốc làm thí dụ. Nếu vào nửa đầu thập niên 50, tỉ lệ chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong ngân sách nhà nước từ 2-5%, thì đến nửa sau thập niên này đã tăng lên 9-10%; tới thập niên những năm 70 là 17%, những năm 80 là 21-25%. Trong những năm gần đây, như năm 1993, chiếm khoảng 19% ngân sách nhà nước. Đó là một trong những nguyên nhân có ý nghĩa quyết định nhất để giải thích vì sao chỉ trong khoảng 30 năm, kể từ năm 1962, từ một nước nông nghiệp Hàn Quốc đã trở thành nước công nghiệp mới (NIC), được mệnh danh là một “con rồng” châu Á.
Còn ở Đài Loan, do sớm nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, chính quyền đã có sự đầu tư cần thiết. Chẳng hạn, năm 1992, tổng kinh phí giáo dục là 353,3 tỉ NT (tiến mới Đài Loan), chiếm tỉ lệ 6,96%. GNP. Nhìn chung, nền giáo dục Đài Loan đã đạt trình độ tiên tiến trên trường quốc tế.
Thứ tám, sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học – kĩ thuật và những thành tựu kì diệu của nó trong những thập niên gần đây đã và đang đưa loài người tiến tới một nền văn minh mới mà người ta gọi là “tin minh hậu công nghiệp”, “van minh tin học”, hay “uân minh trí tuệ” v.v…
Trong nền văn minh mới – văn minh tin học, văn minh của thế kỉ XXI đã và đang xuất hiện các ngành khoa học mũi nhọn tin học, điện lượng tử, sinh học phân tử, đại dương học, kì thuật hạt nhân, sinh thái học và khoa học vũ trụ. Song hành với các ngành khoa học mũi nhọn này là các ngành công nghiệp xương sống: điện từ, máy tính, kĩ thuật không gian, hóa dấu phức tạp, cấp thông tin quang học, vật lí chất rắn. Những ngành này đang đạt được những thành tựu đáng khâm phục ở nhiều nước công nghiệp tiên tiến.
Bên cạnh những ngành công nghiệp xương sống kể trên, loài người đang và sẽ đi tới sử dụng nguyên liệu, vật liệu, năng lượng một cách hợp lí hơn, tiết kiệm hơn, giảm bớt sử dụng những nguồn năng lượng và vật liệu không tái sinh, gây ô nhiễm môi trường. Chẳng hạn, từ trước đến nay, loài người chỉ dùng những vật liệu sẵn có trong thiên nhiên. Gần đây, do những khám phá về cấu trúc vật lí và sinh học của vật chất, loài người đang sản xuất ra những vật liệu mới bằng cách sắp xếp loại nguyên tử . Những vật liệu mới này có tỉnh nang kĩ thuật rất cao mà vật liệu trong thiên nhiên không có. Vật liệu siêu dân có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Việc sản xuất ra các vật liệu mới sẽ giải quyết được tình trạng nguyên liệu trong thiên nhiên đang cạn kiệt và đáp ứng được những đòi hỏi cao về tính năng kĩ thuật. Có khả năng đầu thế kỉ tới, năng lượng mặt trời sẽ thay thế cho những năng lượng cổ truyền (than, dầu khí…). Đó là một nguồn năng lượng vô tận và không gây ô nhiễm. Vai trò của trí tuệ, của tri thức trong tiến bộ kĩ thuật, trong quản lí kinh tế và xã hội tang lên một cách nhảy vọt, trở thành đặc trưng của nền văn minh mới. Trong các sản phẩm mới, tỉ lệ các yếu tố vật chất và lao động chân tay ngày càng giảm và tỉ lệ chất xám ngày càng lớn. Số cán bộ nghiên cứu khoa học hiện nay trên thế giới nhiều gần bằng số lượng của tất cả các nhà nghiên cứu khoa học vốn có từ cổ đến kim. Ngày nay, cứ 13 đến 15 năm thì kiến thức khoa học lại tăng lên gấp đôi. Trước đây, cuộc cách mạng công nghiệp đã nâng năng suất lao động lên hàng trăm lần; còn ngày nay, cuộc cách mạng vé điện tử và tin học đang tăng năng suất lao động lên hàng triệu lần.
Từ sự phát triển của khoa học và công nghệ trong nền văn minh mới này, người ta dự đoán về những thay đổi trong lĩnh vực tổ chức sản xuất, lưu thông phân phối và tiêu dùng của xã hội tương lai; về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa người sản xuất và người tiêu thụ; về một nền kinh tế vượt qua giai đoạn sản xuất hàng loạt để tiến tới sản xuất “đơn chiếc hóa” theo đơn đặt hàng của người tiêu thụ, một nền sản xuất và kinh doanh có xu hướng trở lại sản xuất và làm việc tại nhà với một chất lượng và nến tăng kĩ thuật hoàn toàn mới, vv…
Nền văn hóa, văn minh bắt đầu từ những năm 50 (từ khi có vi điện tử) đang phát triển và sẽ đi vào thế kỉ sau, bao gồm những biến đổi cực kì to lớn và sâu sắc không những trong công nghệ và kinh tế, mà còn bao hàm cả cơ cấu chính trị, tư tưởng, đạo đức, luận lí, văn hóa. Cuộc cách mạng nông nghiệp, rồi cách mạng công nghiệp và hiện tại là cách mạng thông tin: một nền văn minh mới đã ra đời.
Một nền văn minh mới không chỉ là ở nền công nghiệp điện tử, công nghệ tin học, vật liệu mới, năng lượng mới, mà còn ở cả nến tâm lí học mới – tâm lí học giao lưu, giao tiếp, những thái độ mới, nối tiếp tâm lí học hành vi và hoạt động, tâm lí học nhân văn, đi vào phát huy tiềm năng của con người.
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật mới đang diễn ra mà mũi nhọn của nó là cách mạng thông tin đang chuyển xã hội loài người sang xã hội gọi là “xã hội học tập”, tức là xã hội dựa vào việc học tập mà tồn tại và phát triển. Cho nên, xã hội của nền văn hóa, văn minh “hậu công nghiệp” cũng còn gọi là “xã hội trí tuệ” – xã hội mà ở đó trí tuệ có quyền lực cao nhất. Chính vì vậy mà yếu tố con người, sự phát triển bền vững được đề cập tới như một yếu tố quyết định, đóng vai trò trung tâm của sự phát triển.
Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại do con người làm chủ, nên được sử dụng theo những mục đích khác nhau. Công nghe, hiểu theo nghĩa rộng, là hệ thống những yếu tố năng động phát triển sáng tạo. Nếu sử dụng đúng hướng, nó sẽ mang lại nguồn lực và sức mạnh to lớn cho con người. Ngược lại, nếu bị sử dụng với mục đích trái với lợi ích phát triển của nhân loại, thì có thể dẫn tới những sự tàn phá không lường hết được.