Nội dung, đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật

Khác với cách mạng công nghiệp (còn gọi là Cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất) với nội dung chủ yếu là cơ khi hóa, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay (còn gọi là Cách mạng kỉ thuật lần thứ hai) có nội dung phong phú hơn và phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Nó diễn ra trong lĩnh vực khoa học cơ bản gồm toàn học, vật lí học, hóa học, sinh vật học. Khoa học cơ bản đã tạo cơ sở lí thuyết cho các khoa học khác, và là nền móng của tri thức. Ngoài khoa học cơ bản ra, cuộc cách mạng khoa học-kỉ thuật đã và đang nghiên cứu, phát minh ra nhiều ngành khoa học mới, như khoa học vũ trụ và khoa học du hành vũ trụ, những ngành mới về nguyên tắc của khoa học tự nhiên gắn liền với kĩ thuật mới, như điều khiển học v.v… Có thể nói, nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật là tự động hóa cao độ bằng cách sử dụng máy tính diện tử, hiện đại hóa kĩ thuật và sản xuất trên cơ sở những phát minh khoa học mới nhất, sử dụng những nguồn năng lượng mới nhất, những vật liệu mới, những công cụ sản xuất mới, tấn công vào lòng các đại dương, đi sâu vào lòng đất, nghiên cứu bí mật của sự sống, thám hiểm thế giới vô cùng nhỏ của hạt nhân nguyên tử, đồng thời đi sâu vào vũ trụ bao la. 

Khác với cuộc Cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất, cuộc Cách mạng kì thuật lần thứ hai được gọi là cách mạng khoa học – kĩ thuật bởi mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. 

Nhìn lại, các phát minh kĩ thuật của cuộc cách mạng lần trước như máy hơi nước, máy phát điện, nhà máy điện, … chủ yếu bắt nguồn từ những cải tiến kĩ thuật, và những người phát minh không phải là nhà khoa học mà đều là người lao động trực tiếp. Người thợ máy Giêm Oất phát minh ra máy hơi nước chính là bắt đầu từ việc cải tiến máy hơi nước đầu tiên của Niucmen. Nói một cách khác, những phát minh kỉ thuật ở thế kỉ XVIII-XIX có liên quan đến thế giới vĩ mô, tức là thế giới ta có thể nhìn thấy, sở mó được hằng ngày, như cái búa, cái đe, cái bàn.., còn khoa học của thế kỉ XX đi sâu vào thế giới vi mô, thế giới vô cùng nhỏ bé của nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, thế giới mà mắt thường không thể nhìn thấy được, tay không sờ mó được, chỉ có thể phát hiện giản tiếp bảng máy móc điện tử, màn huỳnh quang, phim ảnh, v…. 

Như vậy, so với các phát minh kĩ thuật của cuộc Cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất, những phát minh của cuộc Cách mạng kĩ thuật lần thứ hai có nguồn gốc sâu xa hơn nhiều. Những phát minh về kĩ thuật bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học, khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mủ đường cho kĩ thuật. 

Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Do đó, một đặc điểm lớn của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật thế kỉ XX là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Ngày nay, khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất hàng ngày, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ hàng ngày. Khoa học thật sự thâm nhập vào sản xuất và trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp. Sản xuất càng phức tạp, càng hiện đại thì lại càng đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu khoa học. 

Trong cuộc Cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay, người ta dễ dàng nhận thấy thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất và thời gian đổi mới công nghệ ngày càng rút ngắn. 

Trong những thế kỉ trước, thời gian từ phòng thí nghiệm đến thực tế sản xuất thường rất dài. Thí dụ, từ khi đẻ ra nguyên lí máy ảnh cho đến khi xuất hiện chiếc máy ảnh đầu tiên phải mất hơn 100 năm (1829–1939), từ khi để ra nguyên lí đến khi sử dụng điện thoại trong thực tế mất hơn 50 năm (1820-1876). Trái lại, trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay, thời gian từ phát minh nguyên lí đến ứng dụng thực tế rút ngắn rất nhiều, như đối với phát minh transitos chỉ mất 5 năm (1948-1953), mạch vi điện tử mất 3 năm(1958-1961), lade mất 2 năm (1960-1962). Chẳng những thế, thời gian đổi mới công nghệ cũng rút ngắn. Nếu như trước đây, để đổi mới một quy trình công nghệ cần phải từ 10 đến 12 năm thì nay chỉ cần 2 đến 3 năm. Ở Nhật Bản, trung bình 3 tháng cho ra đời những loại vi mạch mới, đáp ứng nhu cầu đổi mới thường xuyên của thị trường. Sự thay đổi các thế hệ máy móc có tính mềm dẻo, linh hoạt, bảo đảm không bị lạc hậu so với công nghệ tiên tiến trên thế giới. Việc tạo ra, thay thế và áp dụng những công nghệ mới diễn ra nhanh chóng, cả về lưu lượng và tốc độ, không chỉ bó hẹp trong phạm vi một nước mà đã lan rộng sang nhiều nước. Vào giữa thập niên 80 và đầu thập niên 90, các nước nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương là nơi giao lưu, hội nhập các làn sóng chuyển giao công nghệ mạnh mẽ, đã có điều kiện để phát triển kinh tế với nhịp độ cao hơn hẳn so với các nước ở khu vực khác trên thế giới. 

Một đặc điểm nổi bật nữa của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là hiệu quả kinh tế ngày càng cao của công tác nghiên cứu khoa học . Đầu tư vào khoa học cho lãi cao hơn so với đầu tư vào các lĩnh vực khác. 

Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại dẫn đến một hiện tượng mà người ta thường gọi là “sự bùng nổ thông tin” với vốn kiến thức khoa học, số lượng các tài liệu khoa học và các nhà nghiên cứu khoa học đều tăng lên gấp bội. Nhà bác học người Anh là Giồn Bớtnôn cho rằng vốn kiến thức khoa học của nhân loại cử 7 năm lại tăng gấp đôi, còn nhà khoa học D. Praixơ cho là 10 năm. Nhà bác học Mĩ – Openhêmơ, người chế tạo ra bom nguyên tử của Mi tính rằng 9/10 số nhà bác học của cả nhân loại từ trước đến nay là người cùng thời với chúng ta. Bình quân cứ 10 năm thì số nhà bác học tăng gấp đôi. Một nửa số tài liệu khoa học được xuất bản trong toàn bộ lịch sử nhân loại chính là xuất hiện trong vòng 15-20 năm trở lại đây.