Ai Cập thời kì Trung vương quốc

1. Chính sách đối nội và đối ngoại của các vương triều 

Như trên đã nói, các Pharaông thuộc hai vương triều VII và VIII, về danh nghĩa vẫn đóng đô ở vùng Memphát, nhưng trong thực tế hầu như không nắm được quyền hành gì. Lợi dụng sự suy yếu của chính quyền trung ương, các chúa châu ngày càng củng cố thể lực của mình và thực tế đã trở thành những ông vua nhỏ ở địa phương. Trong số đó, các chúa châu ở Heracleopolit là có thể lực lớn mạnh hơn cả. Thủ lĩnh của họ – Heti I đã chinh phục được những vùng xung quanh và trở thành người sáng lập ra vương triều mới – •vương triều IX và X (2222 – 2070 TCN). 

Tài liệu lịch sử về thời kì này còn lại rất ít ỏi, nên người ta không hiểu biết được gì nhiều lắm. Nhưng qua tài liệu văn tự cổ “Lời khuyên của vua Heracleopolit”, các đời vua của hai vương triều này đã luôn luôn phải đối phó với các cuộc nổi dậy của dân chúng và sự chống đối của tầng lớp quý tộc cũng như nạn xâm lược từ bên ngoài. Tình hình đó ảnh hưởng tai hại đến nền sản xuất kinh tế, trước hết là nền sản xuất nông nghiệp vì các công trình thủy lợi đã bị phá hủy. Bởi vậy, sau một thời kì phân liệt, việc khôi phục lại nhà nước thống nhất trung ương tập quyền đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. 

Quá trình thống nhất đất nước đã diễn ra trong cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt và kéo dài giữa hai tập đoàn quý tộc lớn ở Heracleopolit và Tebo. Nhờ có vị trí địa lí thuận lợi lại được các châu miền Nam ủng hộ, nên tập đoàn quý tộc ở Tehơ đã thắng. Lãnh tụ của thành Tebo là Mentuhtép trở thành người sáng lập ra vương triều thứ XI, và cũng trở thành Pharaông của cả Ai Cập, đóng đô ở thành Tebo. Từ đó bắt đầu thời kì Trung vương quốc trong lịch sử cổ Ai Cập.

Các Pharaông thuộc vương triều XI (2160 – 200 TCN) đã tiến hành các cuộc viễn chinh sang vùng phía bắc Nubi. Nhưng các nguồn tài liệu ít ỏi còn lại đã không cho biết gì chi tiết hơn về các cuộc viễn chinh này. 

Ông vua đầu tiên của vương triều XII (2000 – 1785 TCN) là Amen-mhet I đã tiếp tục các cuộc chiến tranh xâm lược của vương triều XI, nhiều lần tấn công sang Nubi, đã chiếm được nhiều đất đai. Kết quả của các cuộc viễn chính này đã được ông nói tới trong “Lời khuyên bảo” của mình. Senuxret I – người kế ngôi Amenemhet I lại tiếp tục tấn công Nubi và đã mở rộng lãnh thổ của mình tới thác thứ hai trên sông Nin ở vùng Vađi Hanpha. Tại đây, ông đã cho dựng một tấm bia đá vừa “kĩ niệm” chiến thắng vừa đánh dấu “điểm” biên giới phía nam xa nhất của mình. Đặc biệt, dưới đời các Pharaông Senuxret III (1867 – 1849 TCN), Amenemhet II và III, quân Ai Cập đã tấn công sang tận Xiri và Palextin. 

Để khống chế và khai thác các miền bị chinh phục, một mặt, các Pharaông phái quân đội thường trú tới chiếm đóng và cử quan lại tới trực tiếp cai trị, mặt khác cũng rất chú ý tới việc mở mang các đường giao thông liên lạc thủy bộ để dễ kiểm soát. Điều đó cũng đã ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát triển của ngành thương mại, nhất là ngoại thương. Chính quyền Pharaong cũng đặc biệt chú ý tới công tác thủy lợi, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp. Về mặt chính trị, các Pharaông ra sức củng cố chính quyền, tập trung cả pháp quyền và thần quyền trong tay mình, đàn áp các cuộc khởi nghĩa và sự chống đối của nô lệ và dân nghèo. Những biện pháp đó đã dẫn tới sự ổn định và phát triển trong nước. 

2. Sự phát triển của các ngành kinh tế 

Sự thống nhất lại Ai Cập dưới vương triều XI – XII là một nhân tố hết sức quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế ở trong nước. Ngành kinh tế chính của Ai Cập là nông nghiệp, sự phát triển của nó phần lớn phụ thuộc vào việc chính quyền nhà nước có quan tâm tới công tác thủy lợi hay không. Đúng như C.Mác đã nói : “Được mùa ở Ai Cập là quyết định ở chính phủ tốt hay xấu, cũng như ở châu Âu là quyết định ở thời tiết tốt hay xấu”. 

Ở thời Trung vương quốc, chính quyền Pharaông đã hiểu một cách sâu sắc tác dụng của công trình thủy lợi và tầm quan trọng của việc quan sát mực nước sông Nin đối với sản xuất nông nghiệp. Vì thế, chính quyền nhà nước đã rất quan tâm tới công tác thủy lợi. Ở thời kì vương triều XII, nhất là dưới thời trị vì của Pharaông Amenemhet III, hệ thống thủy nông của Ai Cập đã được tu bổ và mở rộng hơn nhiều. Điôdo viết rằng vùng tam giác châu của Ai Cập bị chia nhỏ ra bởi các kênh đào. Người Ai Cập cũng đã biết đo mực nước sông Nin lên xuống bằng một dụng cụ đặc biệt mà người ta gọi là Ninlômét (Nilomètre). Trên sườn núi ở gần thác thứ hai của sông Nin, người ta thấy có đánh dấu các mực nước sông Nin lên xuống và gần đấy lại tìm thấy một bản văn tự cổ thuộc thời các vương triều XII – XIII. Rất có thể đây cũng là một loại Ninlômét đặc biệt, được làm ngay trên vách đá ở bờ sông. Có quy mô to lớn nhất trong thời kì này là công trình sửa chữa hồ Phayum (mà các tác giả Hi Lạp gọi là hồ Moris) thành một bể chứa nước nhân tạo rộng lớn. Công trình này đã được bắt đầu từ thời Heracleopolit. Đến thời vương triều XII, người ta đã đào một con kênh dẫn nước nổi từ hồ tới sông Nin dài 19km. Các tác giả Hi Lạp cho biết người Ai Cập đã làm hồ đào kênh để khi nước sông Nin dâng cao, thì được chia bớt và chứa trong hổ, sau đó lại từ từ chảy ra khi mực nước sông Nin xuống thấp. Chính nhờ việc xây dựng công trình thủy lợi này, ở đây đã xuất hiện một trung tâm – thành thị mới – thành Kahun. 

Cùng với việc củng cố và mở rộng các công trình thủy lợi, công cụ lao động ở thời Trung vương quốc đã được cải tiến thêm một bước. Bước tiến quan trọng đó thể hiện trước hết ở sự xuất hiện các công cụ bằng đồng thau. Người Ai Cập thời kì này chế được đồng thau là nhờ việc nhập khẩu thiếc từ vùng Tiền Á. 

Sự xuất hiện công cụ bằng đồng thau đã làm thay đổi căn bản tình trạng kĩ thuật sản xuất lạc hậu trước đây trong mọi ngành kinh tế. Người ta có thể phỏng đoán sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp thời kì này qua việc xây dựng các công trình thủy lợi, qua các công cụ lao động bằng đồng thau phát hiện được trong các đã chỉ ở Kahun và Xackara, qua các bức phù điêu trên tường các hâm mộ ở Beni-Haxana, và El-Bers. 

Ngành chăn nuôi cũng được nhà nước đặc biệt chú ý. Nhà vua đã cử ra một chức “quan trông coi súc vật trong cả nước” và thành lập “cơ quan thống kẻ súc vật có sừng”, còn ở hoàng cung thì cử một chức “quan chân súc vật của vua”. Rất có thể những biện pháp trên đây đã có tác dụng khuyến khích cho ngành chăn nuôi phát triển. Trong một bản cổ văn, một quý tộc địa phương đã rất tự hào nói rằng ông là có một đàn súc vật lớn và có thể cung cấp cho nhà nước một số lượng súc vật cần thiết vào bất cứ lúc nào. 

Đi đôi với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủ công nghiệp và các hoạt động thương nghiệp và mậu dịch đối ngoại cũng được đẩy mạnh. Thời kì này, người Ai Cập đã có quan hệ buôn bán hai chiều thường xuyên với Xiri, Palextin, cả với Babilon và vùng biển Égiê nữa. Ở Gezera gần Jerusalem, người ta đã tìm thấy những bức tượng Ai Cập và các sản phẩm từ ngà voi. Những bình gốm với hoa văn tinh xảo và châu tượng hình khác tên các Pharaông Amenemhet III và IV đã được tìm thấy ở Biblos (Xiri). Ngược lại khi khai quật một ngôi đền ở Tốt vào năm 1936, người ta đã tìm thấy 4 chiếc hòm bằng đồng có khắc tên Pharaông Amen-mhet II. trong đựng đầy các sản phẩm mĩ nghệ, vàng, bạc, hạt chuỗi, vòng hình lục giác của Babilon. Ở Ai Cập đã tìm thấy những mảnh gốm vỡ được chế tạo ở đảo Krét ; và ngược lại những hạt chuỗi Ai Cập thuộc các vương triều XI – XII đã được phát hiện ở Krét. Sự phát triển chung của các ngành kinh tế còn được biểu hiện ở việc mở mang các đường giao thông thủy bộ, ở sự hưng thịnh của các thành phố cũ và sự xuất hiện thêm nhiều thành phố mới. Tuy nhiên, nếu so sánh với những Kim tự tháp hùng vĩ của thời Cổ vương quốc thì thời kì này người ta lại không thấy những công trình xây dựng có -“tắm cơ” như vậy. 

3. Quan hệ xã hội và đấu tranh giai cấp ở thời Trung vương quốc 

Ở thời Trung vương quốc, xã hội Ai Cập càng phân hóa mạnh mẽ. Do sự phát triển của sản xuất ở trong nước và do chiến lợi phẩm của các cuộc chiến tranh xâm lược ngày càng nhiều nên của cải và số lượng nô lệ chiến tù ngày càng tăng lên. Vì thế, tầng lớp quý tộc quan lại và quý tộc tăng lữ, nhất là các thủ lĩnh quân sự, giàu lên một cách nhanh chóng. Đồng thời trong xã hội cũng hình thành một tầng lớp mới – tầng lớp trung lưu – trong các bản cổ văn thường gọi là “Tiểu nhân” (“Nodjes”). Trong số các “tiểu nhân” có những người xuất thân từ thư lại, thương nhân hay nông dân, ngày càng trở nên giàu có và trở thành những ông chủ. Các tài liệu cố văn gọi họ là những “tiểu nhân hùng mạnh”. Ngược lại, lại có một số “tiểu nhân” sống rất nghèo khổ, mặc dù họ có tài sản riêng. Có thể đó là những thợ thủ công và nông dân nghèo tự canh. Theo các tài liệu cổ văn miêu tả thì họ tự cày cấy và gặt hái, tự chèo thuyền cùng với hàng hóa, tự nấu cơm tối và sống nghèo khổ bằng chính sản phẩm của mình. 

Do chiến tranh, số lượng nô lệ đã có phân đông hơn trước. Đa số nô lệ vẫn là người Xiri, Palextin và Etiopi bị bắt làm tù binh. Song đến thời Trung vương quốc, số lượng nô lệ vì nợ cũng đã chiếm một phân đáng kể do sự phá sản của một bộ phận dân nghèo. Vẫn như trước kia, người Ai Cập chỉ tính nô lệ bằng đầu. Một bản cổ văn có chép : “Tôi tặng cho cô ấy nô lệ là người bộ lạc amu (cư dân châu Á) – 4 đầu” Công việc chính của họ là hầu hạ chủ, cũng có khi phải làm ruộng hoặc làm các nghề thủ công. So với thời Cổ vương quốc, chế độ nô lệ thời Trung vương quốc đã có một bước phát triển mới. 

Sự biến đổi trong cơ cấu xã hội trên đây đã dẫn tới những mâu thuẫn ngày càng thêm gay gắt. Nô lệ và dân nghèo phải chịu hai tầng áp bức, bóc lột của Pharaông và các chúa châu. Một tác phẩm văn học thời bấy giờ đã phản ánh : “Thần đối lãng vàng xung quanh túp lều tranh của nông dân, lay động nhọc nhằn vẫn không đảm bảo cho họ đủ sống… Người là đánh đập họ không chút thương tiếc… Và nếu họ có đi thưa kiện thì họ cũng không tìm đầu ra công lí”. 

Có thể trong lịch sử cổ đại Ai Cập, nô lệ và dân nghèo đã nhiều lần vùng dậy đấu tranh. Nhưng rất tiếc nguồn sử liệu nói về các cuộc đấu tranh này lại rất ít ỏi. Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì ở Ai Cập cổ đại chỉ có tầng lớp quý tộc quan lại mới biết chữ, mà họ thì không bao giờ muốn ghi lại những cuộc bạo động “phản loạn” ấy và nếu có ghi lại thì cũng với lời lẽ đây hằn học và phỉ báng những người khởi nghĩa.

Qua nội dung của một tài liệu cổ văn – lời khuyên hảo của vua Heracleopolit đã nói ở trên, người ta thấy hiện lên hình bóng của một cuộc khởi nghĩa của nô lệ và dân nghèo khi tác giả của nó yêu cầu nhà vua phải “trói cổ bọn người ấy lại và dập tắt ngay ngọn lửa do chúng đẩy lên” và tác giả kết luận : “Nó là kẻ thù… vì nó nghèo đói”. 

Những cuộc bạo động lẻ tẻ đó đã dẫn dẫn hợp lại thành một phong trào khởi nghĩa to lớn vào khoảng năm 1750 TCN. Ngày nay người ta biết được về cuộc khởi nghĩa này qua hai tài liệu còn lưu lại : “Lời khuyên bảo của Ipuxe” và “Lời tiên đoán của Nephctuy”. Hai tác giả kể lại : Người ta phá phách các cung điện nhà vua, người ta xục xạo vào các nơi bí mật để thiếu hủy nhưng hồ say, sổ sách của các cơ quan tư pháp, tài chính, đại diện…”… “Những người bạo động thậm chí còn bắt trói nhà vua đem đi… và cuối cùng các tác giả kết luận “… Bây giờ những kẻ tôi tớ trở thành những người chủ nhà”. Qua đó, ta có thể biết được phần nào diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa. 

Rõ ràng cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp, nhưng nó đã góp phần làm cho nhà nước Ai Cập thời kì này suy yếu, tạo cơ hội tốt cho người Hichxốt vào. xâm lược và đô hộ trong ngôi 150 năm (1710 – 1560 TCN).