Thời kì cộng hòa hiến chế và cuộc chính biến của L. Bônapactơ

Ngày 29-5-1849, cuộc bầu cử Quốc hội lập pháp được tiến hành. Dâng Trật sự giành được đa số trong quốc hội chiếm 500 ghế. Phải Bonaparte khi đó mới chỉ là cái đuôi của Đảng Trật tự mà thôi. Phải Cộng hòa tư xăm cánh hữu chỉ còn 70 ghế. Phái dân chủ và xã hội chủ nghĩa – còn gọi là phải Núi – chiếm 180 ghế. 

Trước các chính sách phản động của chính phủ Bônapactơ, những người dân chủ tiểu tư sản dần dần thấy rằng mình đã bị lửa trong những ngày tháng Sáu. Họ nhích lại gắn với công nhân. Cuối cùng tháng 2 – 1849, các “bữa tiệc hòa giải” được tổ chức giữa công nhân và những người dân chủ tiểu tư sản. Họ thành lập phái “Núi mới” (phái Giacôbanh mới), chiếm được nhiều phiếu và trở thành một lực lượng đáng sợ của đảng Trật tự. Phái Núi tự cho rằng họ sẽ tiếp tục truyền thống của những người Giacôbanh hối cuối thế kỉ XVIII. Họ chủ trương thiết lập chế độ Cộng hòa dân chủ để làm giảm nhẹ sự đối khủng lao động và tư bản, để cải biến xã hội theo con đường dân chủ trong khuôn khổ tiểu tư sản. Thực ra, trong điều kiện lịch sử lúc đó, họ không còn lí tưởng và khí phách của những người Giacôbanh thuở trước nữa.

Thành phần quốc hội lập pháp đã phản ánh tương quan lực lượng của xã hội lúc đó. Kẻ thù trước mắt của đảng Trật tự là phải Núi.

Giai cấp tư sản bảo hoàng thấy cần phải tẩy trừ phái tiểu tư sản dân chủ. 

Để đàn áp cao trào cách mạng của nhân dân Ý, quân đội Pháp liên được cử sang Rôma. Ngày 11-6, những nghị viên tiểu tư sản do Lodruy Rolanh làm đại biểu đòi truy tố Tổng thống và Quốc hội về sự vi phạm những điều khoản của hiến pháp cấm can thiệp vào cách mạng nước khác. Đa số phiếu của bọn phản động bác bỏ lời buộc tội đó. Những người dân chủ tiểu tư sản kêu gọi quần chúng biểu tình ngoài đường phố. Ngày 13-6, cuộc biểu tình có tính chất hòa bình được tổ chức ở Pari nhưng bị quân đội đàn áp. Các thủ lĩnh phái Núi không phát động được quần chúng nhân dân, không có cương lĩnh rõ rệt. Cuối cùng, họ bị loại trừ ra khỏi Quốc hội bởi bàn tay đẫm máu của viên tướng bảo hoàng Sănggaoniê theo đúng kế hoạch của đảng Trật tự. Sự thất bại thảm hại của phái Núi đã củng cố địa vị của đảng Trật tự. 

Chúng liên thi hành hàng loạt chính sách phản động : đóng cửa các tờ báo tiến bộ, phục hồi thuế rượu đánh vào nông dân, đạt giáo dục dưới sự kiểm soát của giáo hội và đặc biệt là tăng điều kiện cư trú của người đi bầu lên ba năm, gạt ra ngoài danh sách cử tri gần ba triệu công nhân. 

Như vậy là trong hơn hai năm trời, giai cấp vô sản, tư sản cộng hòa và tiểu tư sản dân chủ lần lượt bị gạt ra khỏi và đài chính trị. Khi nguy cơ cách mạng tạm qua khỏi, mâu thuẫn trong nội bộ tập đoàn thống trị giữa Tổng thống và Quốc hội (đa số là phái Trật tự lại nổi lên. Đảng Trật tự thấy không cần đến vai trò của Luy Bônapactơ nữa, muốn phục hồi chế độ quân chủ. Luy Bônapactơ cũng muốn xây dựng chính quyền độc đoàn cá nhân nên thành lập “Hội Mười tháng Chạp” để làm chỗ dựa. Lợi dụng sự bất đồng giữa hai phái trong nội bộ đảng Trật tự là phải Buốc Bông và phái Oóchang, Luy Bonapactơ từng bước loại dần đối thủ ra khỏi các chức vụ quan trọng của nhà nước, hạn chế quyền lực của nghị viên và cuối cùng, đêm 2-12-1851, làm cuộc chính biến dưới sự yểm hộ của pháo binh. 

Các nghị viên đàng Trật tự không dám chống cự, không dám ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân, đã lần lượt vào tù. Nhóm Cộng hòa cánh tả do nhà văn Vichto Huygô đứng đầu thành lập Ủy ban kháng chiến”, kêu gọi nhân dân vũ trang bảo vệ nền Cộng hòa. Ngày 3 và 4-12, các chiến lũy được dựng lên ở khu ngoại ô Xanh Ăngtoan và trong thành phố, các chiến sĩ công nhân lại đứng lên chiến đấu một lần nữa. Nhưng do lực lượng của họ bị suy yếu quá nhiều sau cuộc khởi nghĩa tháng 6-1848 nên đến ngày 5-12, cuộc kháng cự ở thủ đô bị đập nát. Cuộc đấu tranh ở các quận và các tỉnh miền Đông Nam nước Pháp cũng không kéo dài được bao lâu. Cuộc khủng bố lan tràn trong toàn quốc, 26.000 người bị bắt, hàng ngàn người bị đầy và bị trục xuất khỏi nước Pháp. 

Ngày 14-1-1852, hiến pháp mới ra đời, trao toàn bộ chính quyền vào tay Tổng thống với nhiệm kì 10 năm. 

Ngày 2-12-1852, đúng một năm sau vụ đảo chính, Luy Bônapactơ lên ngôi hoàng đế, lấy danh hiệu là Napoleon III. Nến Cộng hòa thứ hai sụp đổ. Đế chế thứ hai được xác lập.