Sự phát triển kinh tế và sự ra đời các tổ chức lũng đoạn
1. Tình hình kinh tế nước Anh ba mươi năm cuối thế kỉ XIX
Trong những năm 70 của thế kỉ XIX, nước Anh còn giữ được một ưu thế đáng kể so với các nước khác về sản xuất công nghiệp. Anh xuất càng kim loại nhiều hơn cả Đức, Mĩ và Pháp góp lại. Nhưng cũng như các nước tư bản khác, nó làm vào tình trạng khủng hoảng liên miên : 1878 – 1879, 1882 – 1887, 1890 – 1894… Những cuộc khủng hoảng đó là một trong những nguyên nhân làm cho ngôi bá chủ công nghiệp của nước Anh bị suy yếu. Mĩ và Đức dẫn dân vượt Anh về mặt đúc thép, sản xuất gang tiêu thụ bông và khai thác than. Đến cuối thế kỉ XIX, nước Anh chỉ còn đứng ở hàng thứ ba trong nên sản xuất công nghiệp thế giới.
Về mặt thương nghiệp, nước Anh cũng không tránh khỏi hiện tượng giảm sút so với các nước khác. Trong 20 năm cuối thế kỉ XIX, xuất cảng của Mĩ tăng 230%, của Đức tăng 40%, thì Anh chỉ tang 8. Mặc dấu chính phủ Anh đã dùng mọi biện pháp (thuế quan, kích thích tinh thần dân tộc..) để hạn chế, hàng hóa của Đức vẫn chèn được hàng Anh và xâm nhập cả vào thị trường nội địa nước Anh.
Tuy nhiên, nước Anh vẫn còn giữ được ưu thế về thương mại, bảo hiểm, ngân hàng và hàng hải. Yếu tố quan trọng duy trì ưu thế đó là hệ thống thuộc địa rộng lớn. Các thuộc địa bảo đảm cho nước Anh giữ được vai trò của một “kho tàng” và một trung tâm tài chính thế giới Số tư bản xuất khẩu sang các thuộc địa (Ấn Độ, Canada, Úc) và các vùng rộng lớn khác (Nam Mĩ, nước Mì và nhiều nước châu Âu) tăng lên nhanh chóng : năm 1850 là 200 triệu livrơ xtecling, 1875 là 1.100 triệu và đến 1900 lên tới gần 2 tỉ, chiếm một nửa tổng số vốn đầu tư của các nước lớn. Số vốn đầu tư đó mang lại một món lai khổng lồ cho giai cấp tư sản Anh. Cuối thế kỉ XIX, số tiến đầu tư ở nước ngoài đã sinh lãi tới 90 triệu livrơ xtecling trong khi tiến lợi do ngoại thương đem lại chỉ có 18 triệu, bằng 1 phần 5. Nước Anh trở thành nước cho vay nặng lãi và bóc lột thuộc địa. Hậu quả tất nhiên của nó là số lớn tư bản được chuyển ra nước ngoài, vốn đầu tư ở trong nước bị giảm sút, nên công nghiệp phát triển chậm chạp. Đó là nguồn gốc của sự trì trệ trong lĩnh vực kĩ thuật, làm chậm nhịp độ sản xuất công nghiệp của nước Anh và cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng ăn bám, thối nát của chủ nghĩa tư bản Anh.
Cùng trong thời gian này, nông nghiệp Anh làm vào tình trạng khủng hoảng không kém. Trước những năm 70, nước Anh còn từ cung cấp được 80% lương thực thì đến đấu thế kỉ XX, gần 65% phải trông vào lúa mì nhập từ các thuộc địa và các nước khác. Lúa mì nhập từ các thuộc địa rất rẻ trong khi giá lúa mì sản xuất trong nước rất cao do chế độ thuế khóa làm cho giai cấp tư sản lao vào việc buôn bán lương thực hơn là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Dân số ở nông thôn giảm sút trong khi dân số thành thị tăng lên rõ rệt. Theo thống kê năm 1891 thì 77% cư dân ở các thành phố và chỉ có 23% sống ở nông thôn.
Nghề buôn bán lúa mì và chuyên chở nguyên liệu từ các thuộc địa làm cho ngành hàng hải phát triển. Về mặt này, nước Anh vẫn giữ được địa vị hàng đầu : 48% trọng tải trên mặt biển được chở trên những chiếc tàu mang cờ Anh.
2. Sự phát triển kinh tế đầu thế kỉ XX và bước chuyển sang chủ nghĩa đế quốc
Đến đầu thế kỉ XX, nước Anh vẫn giữ địa vị hàng đầu trong nền kinh tế thương nghiệp và trong những hoạt động tín dụng thế giới. Luân Đôn đóng vai trò một trung tâm tài chính và đồng bàng Anh (livrd stecling) vẫn là đơn vị tiền tệ thông dụng trong mậu dịch quốc tế. So với hối cuối thế kỉ XIX, tốc độ phát triển công nghiệp có nhanh hơn, đặc biệt là các ngành đóng tàu, hóa chất, điện khí. Nhưng trong cuộc cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, độ tăng trưởng của Anh vẫn tiếp tục lạc hậu so với các nước khác, nhất là so với Mỹ và Đức. Tỉ lệ sản phẩm của công nghiệp Anh trong toàn bộ sản lượng thế giới từ năm 1900 đến 1913 giảm sút rõ rệt : than từ 29,7% xuống 21,8%, gang từ 22,1% xuống 13%, tiêu thụ bông từ 28,5%. xuống 23,2%.
Nhiều công ti làng đoạn xuất hiện trong hầu hết các ngành công nghiệp : khai thác than, dột, thuốc lá, hóa chất, luyện kim, vận tải. Nhưng quá trình tập trung ở Anh diễn ra nhanh và mạnh mẽ, nhất là trong ngành ngân hàng
Năm 1913, 27 nhà ngân hàng đã tập trung trong tay một số vấn hàng 85% tổng số tư bàn trong nước. Có thể lực nhất là 5 nhà ngân hàng Luân Đôn chiếm 40% xã tư bản của nước Anh. Những nhà ngân hàng đều có chi nhánh ở thuộc địa.
Sự phát triển của ngân hàng thúc đẩy việc xuất khẩu tư bản. Năm 1900, nước Anh đầu tư ra bên ngoài 2 tỉ livrơ xtecling thì đến năm 1913 đến gần 4 tỉ. Năm 1899, tiến lãi của số vốn xuất khẩu là 90 triệu livrơ xtecling thì đến năm 1912 lên tới 176 triệu. Thị trường đầu tư chủ yếu của nước Anh là các thuộc địa và một số nơi nhữ Trung Quốc, Nga, các nước Mỹ la tinh…