Ấn Độ trước khi chủ nghĩa tư bản Phương Tây xâm nhập. Sự tuy tàn của Đế quốc đại Môgôn
1. Đế quốc Đại Môgôn
Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn và đông dân nằm ở phía nam châu Á. Bước vào đầu thời kì cận đại của lịch sử thế giới, dân cư ở Ấn Độ có chừng 100 triệu người bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, có nền kinh tế khá phát triển và nền văn hóa lâu đời phong phú. Đầu thế kỉ XVI, lợi dụng sự suy yếu về quân sự do những cuộc chiến tranh liên miền giữa các vương quốc ở Ấn Độ, một quỹ tộc người Udobếch ở Cabun là Babua đã dẫn quân xuống miền Bắc Ấn. Nam 1526, Babua đánh chiếm Đeli và các vùng lân cận ở phía bắc Ấn Độ, tự xưng là hoàng đế của đế quốc Đại Môgôn.
Những người kể tục Babua tiếp tục mở mang bờ cõi, nhất là dưới thời người cháu của ông ta là Acoba (1556 – 1605), đất đai của đế quốc được mở rộng đến cả vùng Ápganixtan, toàn bộ miền Bắc và Trung Ấn. Đến nửa sau thế kỉ XVII biên giới đế quốc lan tới phía nam sông Gồnđaviri. Một số vương quốc ở miền Nam bán đảo vẫn còn giữ được độc lập.
2. Chế độ ruộng đất và tình cảnh người nông dân Ấn Độ
Đến thế kỉ XVII, chế độ phong kiến vẫn giữ địa vị thống trị ở Ấn Độ. Trong các dân tộc ở biên giới phía Tây bắc và Đông bắc còn duy trì đậm nét nhiều dấu vết của chế độ công xã nguyên thủy. Tuy nhiên, ruộng đất trong toàn quốc đều thuộc quyền sở hữu quốc gia phong kiến. Nhà vua có quyền sở hữu tối cao về ruộng đất, đứng đầu nhà nước và đại diện cho toàn bộ giai cấp phong kiến. Phương thức bóc lột nông dân chủ yếu là thu thuế và nông dân phải nộp tổ dưới hình thức thuế đất rất nặng nề.
Hệ thống thái ấp quân sự – Để bảo đảm cho sự bóc lột nông dân, triều đại Mogôn đã đặt ra chế độ thái ấp, quân sự trên cơ sở quan hệ ruộng đất phong kiến. Theo đó, vua chỉ trực tiếp nắm giữ 1/8 ruộng đất. Tổ thuế thu được trên những mảnh ruộng đất dùng để chi phí cho triều đình và quân đội. Phần lớn đất đai còn lại đem phân cho quý tộc phong kiến dưới hình thức thái ấp quân sự nhưng vẫn thuộc sở hữu nhà nước, không được cha truyền con nối. Mỗi lãnh chúa có nghĩa vụ nuôi cho hoàng đế một đội kỵ binh, số lượng quân lính tùy thuộc diện tích của thái ấp. Do nghĩa vụ đó, lãnh chúa được quyền thu thuế trên những mảnh ruộng trong thái ấp và có quyền hành vô hạn đối với các công xã nằm trong lãnh địa của mình. Lãnh chúa còn bất nông dân – mỗi thái ấp thường có mấy vạn người – đóng nhiều thứ thuế và chịu nhiều thứ xâu dịch khác. Trong thời Môgôn, thái ấp quân sự là hình thức chiếm hữu phong kiến cơ bản. Nhưng cạnh đó còn duy trì nhiều hình thức khác. Ở một số vùng thực hiện chế độ chiếm hữu cha truyền con nổi, bọn phong kiến có quyền tự quyết định toàn bộ công việc trong lãnh địa và sử dụng tổ thuế trên lãnh địa đó. Một phần ruộng đất thuộc quyền chiếm hữu cố định của tăng lữ.
Công xã nông thôn. – Mặc dầu quyền sở hữu ruộng đất thuộc về nhà nước phong kiến nhưng trên thực tế, công xã nông thôn vẫn là đơn vị sản xuất và đóng thuế cơ bản trong xã hội. Công xã nông thôn là những cộng đồng dựa trên quyền sở hữu chung về ruộng đất, kết hợp trực tiếp giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp và dựa trên sự phân công cố định. Thiết lập trên một mảnh đất rộng từ một trăm đến vài ba nghìn ae-păng, những cộng đồng ấy là những tổ chức sản xuất tự cung tự cấp. Phần lớn sản phẩm là để tiêu dùng trực tiếp trong công xã, chỉ có một phần rất nhỏ còn thừa mới trở thành hàng hóa mà thường lọt vào tay nhà nước. Cho nên, việc sản xuất không có liên quan đến sự phân công do quan hệ trao đổi hàng hóa tạo nên. Công xã tổ chức cày cấy chung và phân chia sản phẩm cho các thành viên. Trong mỗi gia đình nông dân còn làm thêm việc kéo sợi, dệt vải để dùng cho bản thân họ. Ngoài ra, còn có một số người làm công việc chung được công xã đài thọ như thẩm phán, thu thuế, chưởng bạ, căn phòng, thủy lợi, tôn giáo, dạy học, chiêm tinh và một số thợ thủ công làm lò rèn, đồ gốm, đồ gỗ, cắt tóc….
Nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho nhà nước dưới hình thức thuế đất, một phần cho tầng lớp trên trong công xã và cho tăng lữ Họ còn phải chịu xâu dịch, lao động ở các công trình nhà nước.
Tất cả quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên công xã đều có tính chất cha truyền con nối. Công xã đa buộc chặt người nông dân và thợ thủ công vào ruộng đất vì chỉ có ở trong công xã của mình – nơi mà ông cha đã sống và lao động từ đời này qua đời khác – người ta mới được phép làm một công việc nhất định. Rời khỏi công xã đến nơi khác, họ trở thành dân ngụ cư không có quyền hành. Về pháp lí, đa số nông dân là những người tự do nhưng trên thực tế, họ bị trói buộc vào công xã.
Dưới thời đế chế Môgôn, công xã nông thôn Ấn Độ lộ ra những mầm mống tan rã. Chế độ thu thuế bằng tiền dần dần phá vỡ tính chất đóng cửa của nền kinh tế công xã. Đất đai của công xã biến thành đất sở hữu tư nhân của phong kiến và của nông dân cá thể. Tầng lớp trên trong công xã dẫn dẫn tập trung vào tay mình một phần đáng kể những khoảnh đất của các thành viên công xã. Sự tập trung được tiến hành bằng cách chiếm đoạt đất đai không thừa kế, hoặc bằng cách mua đất của những nông dân bản cùng. Việc mua bán ruộng đất diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi trong nước. Những đất đai đó về thực tế đã chuyển vào tay bọn phong kiến hoặc vào một số nông dân khá giả. Họ sử dụng sức lao động của những nông dân ngụ cư, của những người cùng khổ ở địa phương và những người thuộc đảng cấp thấp hèn trong xã hội. Những người điển cấy rẻ hay cổ nông. Như vậy, sự du nhập hóa tiền tệ và việc chuyển sang tô tiền đã dẫn đến hiện tượng không bình đảng về tài sản trong công xã và xuất hiện quan hệ bóc lột dưới nhiều hình thức khác nhau. Nó cũng làm cho nhu cầu về tiến của nông dân tăng lên. Điều đó tạo điều kiện cho việc phát triển nghề cho vay. Những người cho vay nặng lãi bao gồm cả tầng lớp trên trong công xã và thương nhân ngày càng đông đảo ở nông thôn. Người thợ thủ công trong công xã trước đây chỉ lo đáp ứng các nhu cầu trong nội bộ công xã thì nay họ kết hợp với việc sản xuất một số hàng hóa bán ra thị trường. Tại một số nơi ở Bengan, Biha cuối thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XVIII, đáng lẽ người thợ nhận một phần hoa lợi thường lệ của công xã thì lại nhận tiền của nông dân để làm những món đặt hàng của họ hoặc bán cho họ những sản phẩm lao động khác. Những hình thức phân công lao động lâu đời giữa nghề nông và nghề thủ công trong nội bộ công xã bị phá vỡ dẫn, việc sản xuất ngày càng mang tính chất của quan hệ hàng hóa – tiền tệ. Chính những điều đó đã làm tan rã chế độ công xã nông thôn, phá vỡ chế độ sở hữu quốc gia phong kiến về ruộng đất. Sự diễn biến cơ bản của chế độ ruộng đất trong thế kỉ XVII là việc chuyển từ chế độ sở hữu quốc gia phong kiến sang chế độ tư hữu phong kiến và đồng thời là việc chuyển quyền sở hữu ruộng đất của công xã sang chế độ tư hữu nông dân.
3. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
Ấn Độ vốn là một trong những nước có nghề thủ công nổi tiếng thế giới như hàng dệt tay tinh xảo bằng bông, lòng thủ, lụa… Những xưởng thủ công không chỉ sản xuất cho nhu cầu trong nước mà còn xuất cảng một phần đáng kể ra nước ngoài. Do đó, nên ngoại thương phát triển đem lại cho Ấn Độ một khối lượng vàng bạc khá lớn. Thương gia Ấn Độ liên hệ chặt chẽ với phong kiến và ngay chính tầng lớp phong kiến cũng thường tham gia buôn bán.
Đầu thế kỉ XVII, công thương nghiệp Ấn Độ có chiều hướng tiến bộ. Vai trò của các thành phố từ đình lũy của lãnh chúa phong kiến dần dần trở thành những trung tâm thủ công nghiệp. Nhiều thành phố mới xuất hiện nối liền các thị trường trong nước cũng như liên hệ với thị trường bên ngoài. Sự giao lưu hàng hóa giữa thành thị và nông thôn được tăng cường.
Do đó, thợ thủ công trước đây chỉ sản xuất theo yêu cầu của khách đặt hàng hay đem bán trong thị trường địa phương nhỏ hẹp thì nay, họ dần dần trở thành người sản xuất hàng hóa. Sản phẩm của họ được tiêu thụ trên các thị trường rộng lớn với vai trò trung gian của thương nhân hay người bao mua.
Sự phát triển của thương nghiệp làm cho tầng lớp thương nhân và cho vay nặng lãi mở rộng hoạt động, có ảnh hưởng trên phạm vi toàn Ấn Độ. Những thị trường địa phương hình thành trên cơ sở sự phân công giữa nghề thủ công và nghề nông được đẩy mạnh và sự chuyên môn hóa trong nông nghiệp được tăng cường. Trong thế kỉ XVII nhiều vùng không thể tự tác lương thực, nên phải nhập từ các vùng khác, làm cho việc trao đổi hàng hóa trở nên nhộn nhịp.
Như vậy, cho đến trước khi thực dân châu Âu mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược, ở Ấn Độ sự phân công lao động trong xã hội được đẩy mạnh, các thị trường địa phương hình thành, vai trò kinh tế của thành phố được tăng cường công xã nông thôn bất đấu tan rã, nghề thủ công gia đình biến thành sản xuất hàng hóa nhỏ, người thợ thủ công bị lệ thuộc vào tầng lớp thương nhân và cho vay, một số xưởng lớn và công trường thủ công ra đời. Điều đó chứng tỏ rằng ở Ấn Độ đã bắt đầu xuất hiện một số điều kiện để sau này dẫn tới sự tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
4. Tình hình xã hội Ấn Độ
Một vấn đề khá quan trọng trong đời sống xã hội Ấn Độ là tình trạng phức tạp về dân tộc, tôn giáo và đẳng cấp.
Trong khoảng 100 triệu dân có rất nhiều dân tộc với trình độ phát triển khác nhau. Bên cạnh những bộ phận đang ở thời kì phong kiến trong những vương quốc độc lập thì vẫn còn không ít bộ lạc sống rải rác khắp vùng biên giới phía bắc trong tình trạng rất lạc hậu. Những cuộc chiến tranh liên miền giữa các tập đoàn phong kiến càng khơi sâu sự chia rẽ dân tộc và làm suy yếu đất nước.
Hai tôn giáo lớn của Ấn Độ là đạo Ấn Độ (Hindu) và đạo Hồi (Islam). Có khoảng 2/3 dân số theo đạo Ấn Độ, nhưng đạo Hồi lại được coi là tôn giáo chính thống của đế quốc Đại Mogồn. Ngoài ra còn có đạo Phật và nhiều thứ tôn giáo nguyên thủy khác. Sự khác nhau về tôn giáo thường gắn liền với sự cách biệt về đẳng cấp. Ở một số vùng, nông dân theo đạo Ấn Độ trong khi tầng lớp phong kiến theo đạo Hồi. Ở nơi khác có hiện tượng ngược lại. Bọn bóc lột thường lợi dụng điều đó để tăng cường áp bức giai cấp.
Sự phân chia đảng cấp trong xã hội Ấn Độ diễn ra khá phức tạp(1). Dưới vua có tăng lữ và quý tộc quân sự được coi là đảng. cấp cao nhất. Sau đó đến đẳng cấp gồm nhà buồn, bọn cho vay lai, thợ thủ công, nông dân và binh lính. Thấp nhất là đẳng cấp gồm nông dân và thợ thủ công nghèo khổ. Ngoài ra, những người Paria bao gồm những người bị khinh rẻ nhất, không ai đụng tới, đến cái bóng của họ cũng bị coi là làm uế tạp các nhà quyền quý, đi ngoài đường phải đeo chuông để những người ở đồng cấp khác xa lánh. Nếu đi đường mà gặp người thuộc các đảng cấp cao hơn, họ phải tránh xa cách chừng 20 bước. Ranh giới giữa các đảng cấp được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Người ở đẳng cấp trên không được kết hôn với người đảng cấp dưới. Khi bị đuổi ra khỏi đẳng cấp, họ sẽ không có chỗ đứng trong xã hội. Chế độ đẳng cấp dẫn đến tình trạng bất công và chia rẽ.
Sự khác biệt về dân tộc, tôn giáo và đảng cấp cùng với những thành kiến sâu sắc, những lễ nghi phức tạp, những tập tục lạc hậu… làm trở ngại sự thống nhất và sự phát triển của Ấn Độ. Tuy nhiên, dưới ách thống trị khắc nghiệt của chế độ phong kiến, quần chúng nhân dân vẫn đoàn kết đấu tranh để giải phóng khỏi ách áp bức dân tộc và giai cấp, chống lại triều đình phong kiến Môgôn.
5. Cuộc đấu tranh chống phong kiến và sự suy tàn của Đế quốc Đại Môgôn
Cuộc đấu tranh chống phong kiến bùng nổ ở nhiều nơi trên đất Ấn Độ. Ở Penjap, cuộc khởi nghĩa diễn ra dưới ngọn cờ của giáo phái Xích. Giáo phải Xích (có nghĩa là môn đổ) hình thành từ đầu thế kỉ XVI ở các thành thị. Người sáng lập là Nande (1459 – 1538) chủ trương thực hiện sự bình đẳng trước Thượng đế, huỷ bỏ chế độ đẳng cấp, hòa giải giữa Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Ban đầu, nó phản ánh sự đối lập của thị dân đối với phong kiến. Nhưng đến cuối thế kỉ XVII, tham gia phong trào còn có đông đào nông dân và thợ thủ công. Dưới sự lãnh đạo của Bando, trong những năm 1713 – 1715, cuộc khởi nghĩa lan rộng trên một phần lớn đất đai của Penjap. Mặc dấu bị đàn áp, nghĩa quân đã giáng đòn tấn công mãnh liệt vào chế độ phong kiến Môgôn và chính quyền hà khác ở Bắc Ấn Độ. Kiên trì cấm vũ khí, người Xích tiếp tục đấu tranh, đến năm 1761 họ thiết lập được chính quyền và tuyên bố thành lập ở Penjap một quốc gia độc lập. Ruộng đất được coi là sở hữu chung của công xã người Xích. Nhưng dẫn dẫn, một bọn quý tộc phong kiến mới trong giáo phái hình thành và lại tiến hành áp bức bóc lột quần chúng.
Một phong trào phản phong rộng lớn khác của người Đojat bùng nổ ở Tây bắc Ấn Độ trong những năm cuối thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XVIII. Sau nhiều lần nổi dậy tấn công vào chính quyền Môgôn, năm 1671 – 1672, họ đã đánh chiếm Đeli, đuổi cổ bọn phong kiến và bọn thấu thuế. Tuy bị đàn áp, họ vẫn không ngừng đấu tranh và tiến tới thành lập một vương quốc độc lập ở phía nam Đeli.
Cuộc đấu tranh của các dân tộc Ấn Độ chống nên thống trị Môgồn cũng diễn ra khắp nơi. Đáng chú ý nhất là phong trào khởi nghĩa của người Marat ở miền Nam Ấn Độ. Từ khi bị phong kiến Môgồn chinh phục, đất nước của người Marat là Maharaxtơra bị phân chia thành những thái ấp lớn trao cho bọn địa chủ Hồi giáo. Điều đó không những làm cho nông dân chịu khổ cực bội phần mà còn đụng chạm tới quyền lợi của bọn phong kiến. Vì vậy, tham gia phong trào đấu tranh, ngoài nông dân còn có tầng lớp phong kiến, đứng đầu là Sivatji (1627-1680). Đội quân của Sivatji bao gồm đông đào nông dân đã tỏ ra là một lực lượng hùng mạnh, có tinh thần chiến đấu cao, thông thạo địa hình nên đã giảng nhiều đòn quyết liệt vào quân đội nhà vua. Năm 1674, một phần lớn đất đai của người Marat được giải phóng, Sivatji tuyên bố trở thành quốc vương của Maharaxtora.
Cũng trong thời kì này, nhiều vương quốc độc lập khác dẫn dẫn xuất hiện ở vùng Bengan, Aodo, Haiderabat, Rajatxtan… Hoàng đế Môgôn vẫn tự coi mình là kẻ thống trị tối cao, nhưng thực tế, quyền hạn bị thu hẹp khá nhiều.
Trong những năm 40, chính quyền Môgôn phải đương đầu với cuộc tiến quân xâm lược của Iran. Tiếp đó, người Ápganixtan tấn công sang Ấn Độ, đặt được nền thống trị ở Penjap, Casơmia, lưu vực sông Anhduyt và Đôli. người Xích và quân đội Marat đã đứng lên chống ngoại xâm nhưng không còn đủ khả năng đánh bại đối thủ. Về phần mình, Ápganixtan cũng không thiết lập được nên thống trị trên toàn cõi Ấn Độ.
Tình hình đó bộc lộ rõ rệt sự suy tàn của đế quốc Môgôn và ngay những vương quốc mạnh nhất khi đó cũng có nhiều dấu hiệu suy yếu. Nó đánh dấu giai đoạn mạt kì của chế độ phong kiến ở Ấn Độ. Giữa lúc đó, thực dân phương Tây đặt chân lên Ấn Độ. và từng bước tiến hành cuộc chiến tranh ăn cướp trên bán đảo rộng lớn này.