Các chính sách của Thái Bình Thiên Quốc

Sau khi vào Nam Kinh tháng 3-1853 những người lãnh đạo Thái bình thiên quốc xây dựng chế độ nhà nước, trong đó có ý nghĩa quan trọng nhất là chế độ ruộng đất của Thiên triều”. 

1. Chế độ ruộng đất của Thái bình thiên quốc 

“Chế độ ruộng đất của Thiên triều” là cương lĩnh về ruộng đất của Thái bình thiên quốc, đồng thời nó cũng quy định cả việc tổ chức chính quyền, chế độ văn hóa, xã hội, giáo dục… Có thể nói đây là cương lĩnh cơ bản của nhà nước Thái bình thiên quốc. 

Thái bình Nội dung của chế độ ruộng đất Thái bình thiên quốc quy định toàn bộ tài sản và đất đai đều thuộc về Thượng đế : Mục tiêu của thiên quốc là xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất phong kiến. Căn cứ vào quy định của pháp lệnh này thì ruộng đất thuộc về Thượng đế, mọi người đều bình đẳng trước Thượng đế, mọi người đều có quyền lợi như nhau. Như vậy mỗi người nông dân đều có quyền có một mảnh đất do Thượng đế ban cho. “Có ruộng cùng cây, có cơm cùng ăn, có áo cùng mặc, có tiến cùng tiêu, không nơi nào là không đồng đều, không ai là không no ấm”. 

Trong “Chế độ ruộng đất của Thiên triều”, ruộng đất tùy theo tốt xấu được phân ra làm 9 hạng. Chia ruộng thì căn cứ theo nhân khẩu, nam nữ như nhau, tốt xấu chia đều. Từ 16 tuổi trở lên chia như nhau : từ 15 tuổi trở xuống thì được nửa phán. “Chế độ ruộng đất của Thiên triều” còn quy định mới nhà đều phải trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, nuôi gia súc. Những sản phẩm lao động thu hoạch không được làm của riêng. Các gia đình có việc ma chay, cưới xin thì đều dùng chi phí của kho chung (Quốc khổ), nhưng có hạn định. Đồng thời Thái bình thiên quốc cũng quy định những người tàn phế hay mất sức lao động đều được nhà nước nuôi. 

Ngoài ra, trên cơ sở chia đều ruộng đất và sản vật công hữu hóa, chế độ ruộng đất của Thiên triều còn quy định về tổ chức xã hội, lấy đơn vị nhà làm tế bào. Thái bình thiên quốc quy định là cử 25 nhà thành một đơn vị xã hội, một đơn vị quân sự, gọi là lưỡng tư mà : 4 lượng tư mã lập thành một tốt trưởng, 5 tốt trưởng lập một lữ soái, 5 lữ soái lập một sự soái, 5 sư soái lập một quân soái và một quân soái gồm có 13.156 nhà. Ở dưới quân soái là hương quan ; trên quân soái có giám quân (tương đương với tri huyện đời Thanh). Chế độ hành chính của Thái bình thiên quốc dựa trên chế độ quân sự, cho nên hệ thống tổ chức của hành chính và quân sự giống nhau. Những người sáng lập ra nó có lẽ muốn thống nhất quân sự và hành chính làm một, nên quy định : “mỗi nhà phải có một người vào lính ; có loạn thì thủ lĩnh điêu động đến làm lính, giết giặc, bắt kẻ gian ; thời bình thì thủ lĩnh đốc thúc họ cày ruộng”. 

Mục đích của tổ chức xã hội Thái bình thiên quốc không chỉ muốn thống nhất quân sự và hành chính lại, mà còn muốn nó đồng thời là một đơn vị xã hội kinh tế thống nhất. Tổ chức cơ sở của sản xuất gồm 25 nhà do Lưỡng tư mã quản lí, có một kho chung ; thu nhập của mỗi nhà, trừ xuất lương thực khẩu phần, còn thì nộp vào kho chung, cung cấp theo quy định. Chính sách cũng quy định 25 nhà quản lí cả thủ công nghiệp như chế tạo nông cụ và đồ dùng trong gia đình vv. Rõ ràng là những người lãnh đạo Thái bình thiên quốc muốn tổ chức 25 nhà này thành đơn vị kiểu công xã nông thôn kết hợp thủ công nghiệp và nông nghiệp. Hình thức tổ chức này phản ánh tàn dư của chế độ công xã cổ đại mà người nông dân lúc bấy giờ coi là chế độ xã hội tốt nhất, tỏ vẻ nó thành hình tượng tổ chức lí tưởng nhất của xã hội. 

Ngoài chức năng quân sự và kinh tế, Lưỡng tư mã còn có nhiệm vụ giáo dục, tư pháp, tôn giáo .. 25 nhà lập một nhà thờ, ngày ngày mọi người đến nghe giảng giáo lí của Hội Thượng đế. Thực . tế đây là một chế độ giáo dục mang nghi thức tôn giáo. Trong nội bộ của công xã, nếu có xảy ra tranh chấp kiện tụng gì thì do Lưỡng tử mà giải quyết. Lưỡng tư mã còn có quyền thưởng phạt, tiến cử người tài. Trong các tổ chức của Thái bình thiên quốc đều có quy định rõ chính sách tiến cử, giáng chức và ngăn chặn các phần tử làm việc có hại cho xã hội. 

Tất cả những điều trên vẽ lên một xã hội lí tưởng mà những người lãnh đạo Thái bình thiên quốc phác họa theo trí tưởng tượng của mình. Thực ra, đó là một bức tranh không tưởng, không thể nào thực hiện được. Nhưng trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, “chế độ ruộng đất của Thiên triều” đã gây một tác dụng rất lớn, động viên và cổ vũ những người nông dân nghèo khổ tiến lên đấu tranh giành lấy quyền sống cho mình. 

“Chế độ ruộng đất của Thiên triều” không chỉ động viên vô chính trị, mà quan trọng hơn là nó gây tác dụng thực tế về kinh tế. Khi đó Trung Quốc đang ở trong thời kì tan rã của chế độ phong kiến. Quan hệ tư bản chủ nghĩa chưa phát triển đến độ chín muồi, những thành phần kinh tế mới đều bị chế độ ruộng đất phong kiến và bọn thống trị kìm hãm. Giai cấp phong kiến Mãn Thanh áp bức nhân dân lao động rất tàn tệ, làm cho sức sản xuất của xã hội không phát triển được. Nhiệm vụ lịch sử lúc bấy giờ là đập tan chế độ ruộng đất phong kiến ràng buộc sự phát triển của sức sản xuất. Chế độ ruộng đất Thiên triều chính là sự phản đối chế độ tư hữu ruộng đất phong kiến, kêu gọi quán chúng nông dân đứng lên tịch thu ruộng đất của giai cấp địa chủ và các tài sản tư hữu khác của chúng. Nếu làm được như vậy thì nhất định nó sẽ có tác dụng mở đường cho sức sản xuất phát triển. Nhưng “chế độ ruộng đất của Thiên triều” có mặt không tưởng và lạc hậu. Cương lĩnh này muốn xóa bỏ tất cả quyền tư hữu tài sản, muốn khôi phục các công xã nông thôn, muốn đem một quan hệ xã hội cũ đã thời lí tưởng hóa thực thi. Theo quy định về chế độ ruộng đất của Thiên triều” thì trong xã hội không thể có bất cứ một thứ tài sản tư hữu nào, không có sự phân công trong lao động, cũng không có thị trường mở rộng và sự lưu thông hàng hóa. 

Họ tưởng rằng nếu tiêu diệt được tất cả những hiện tượng trên thì sẽ tiêu diệt được nguồn gốc của nghèo khổ và bất công trong xã hội. Họ không nghĩ rằng xã hội thái bình hạnh phúc mà họ ước mơ chỉ có thể xây dựng được sau khi nền kinh tế đã phát triển đến mức độ nhất định. Phải có một cơ sở vật chất nhất định mới xây dựng được xã hội thái bình như họ mong muốn mà trong thời đại mới, nền kinh tế đó phải dựa trên cơ sở công nghiệp cơ khí hóa. Họ muốn dùng biện pháp chính trị để đạt đến mục đích, dùng ước muốn chủ quan để thay thế quy luật lịch sử. 

2. Một số chính sách khác của Thái bình thiên quốc 

Về thương nghiệp, lúc đầu xuất phát từ tư tưởng muốn xây dựng một nền kinh tế tự cung tự cấp của nông dân, Thái bình thiên quốc không cho tự do phát triển thương nghiệp. Nhưng chính sách cấm buôn bán không thể thực hiện được. Việc giải phóng sản xuất chung kích thích thương nghiệp phát triển, nền quang cảnh buôn bán ở các vùng Thái bình thiên quốc rất sầm uất. 

Về thủ công nghiệp, những người lãnh đạo Thái bình thiên quốc muốn kết hợp với nông nghiệp và do chính quyền quản lí chung Nhưng chính sách cấm phát triển tự do của thủ công nghiệp mang tính chất không tưởng cũng không thi hành được. Sự giải phóng nông nghiệp, kéo theo sự giải phóng thủ công nghiệp. Việc sản xuất chè, tơ tằm, dệt vải… đặc biệt phát triển trước yêu cầu trao đổi của thị trường ngày càng mạnh. 

Một số chính sách xã hội có tính chất cách mạng đã được thi hành ở vùng Thái bình thiên quốc quản lí. Đáng kể là :

– Thái bình thiên quốc ra lệnh cấm thuốc phiện rất nghiêm ngặt, ai hút sẽ bị chém đầu. 

– Chính sách tuyển dụng hiền tài : Thái bình thiên quốc mở khoa thi, xóa bỏ những điều kiện quy định thành phần xã hội ngặt nghèo thời phong kiến. Hổ là người tài giỏi đều được tuyển dụng. Bỏ lối thi văn chương cổ mà thêm vào môn thi nghề nghiệp, tính toán…. nghề in được khuyến khích. 

– Đối với phụ nữ, luật pháp của Thái bình thiên quốc tuyên bố chính sách bình đẳng nam nữ về kinh tế, thi cử, quân sự. Thái bình thiên quốc tuyên bố xóa bỏ hình thức hôn nhân có tính chất buôn bán, bỏ các lễ tiết phong kiến trong nhân dân. Những hành động hãm hiếp phụ nữ đều bị chém đầu, triệt để thi hành chính sách một vợ, một chống. Quân Thái bình thiên quốc có cả tướng nữ và tiểu đoàn nữ quân. Danh sách thí sinh thi tuyển hiện tài quốc gia có cả nữ. 

Một kí giả người Anh lúc bấy giờ đã viết “ở đây (Nam Kinh) khác hẳn với các thành thị trong toàn quốc là phụ nữ đi lại một cách tự nhiên. Họ cuối ngựa đi trên đường phố mà tuyệt nhiên không e đề sợ sệt: người ngoại quốc như phụ nữ Trung Quốc ở các vùng khác, họ không tránh mặt chúng ta”. 

– Về chính sách đối ngoại, ngay từ khi phong trào đang phát triển mạnh mẽ, Thái bình thiên quốc đã tuyên bố coi người ngoại quốc như anh em xa đến, cho tự do đi lại buôn bán. Toàn quyền của Anh ở Hương Căng là Bonham đã từng phái người đến gặp Dương Tử Thanh để thăm dò về thái độ của Thái, bình thiên quốc đối với hiệp ước Nam Kinh năm 1842, nhưng các lãnh tụ Thái bình thiên quốc tuyên bố không thừa nhận, chỉ cho giao thiệp, buôn bán. Bonham đã viết thư đe dọa, nhưng lúc bấy giờ chưa dám can thiệp tấn công bằng vũ lực Thái bình thiên quốc. 

Tháng 3 năm 1853, công sứ Pháp là Buốc Bulông đến Thiên Kinh để thăm dò thái độ của Thái bình thiên quốc đối với điều ước Pháp – Thanh, cũng bị Thái bình thiên quốc cự tuyệt. Mĩ tuyên bố “trung lập” nhưng cũng đồng ý với Anh, Pháp là phải phối hợp tiêu diệt quân Thái bình thiên quốc. 

Thái bình thiên quốc tuy không chấp nhận điều ước của nhà Mãn Thanh kí với đế quốc, nhưng vẫn giữ quan hệ buôn bán với các nước tư bản.