Mâu thuẫn nội bộ và quá trình tan rã của Thái Bình Thiên Quốc 

1. Sự biến Dương – Vi 

Giữa lúc Đông chính và Tây chính đang trên đà thắng lợi thì nội bộ của Thái bình thiên quốc mâu thuẫn làm cho phong trào dừng lại và đi xuống.

Từ lúc đánh chiếm được Vĩnh An, quyền lực thực ra đều thuộc về Dương Tú Thanh, một viên tướng có tài, lập được nhiều công lớn, và có khả năng tổ chức lãnh đạo. Dương Tử Thanh ngày càng tự cao, tự đại, lạm dụng cả quyền hành của Thiên vương là Hồng Tú Toàn, làm cho Hồng Tú Toàn hầu như chỉ giữ hư vị của ngôi Thiên vương mà thôi. Đối với các tướng lĩnh, Dưỡng Tu Thanh ngạo mạn coi thường, nên Vi Xương Huy và Thạch Đạt Khai đều bất mãn või Duong Tu Thanh. 

Dương Tú Thanh và Hồng Tú Toàn sau khi vào Nam Kinh thì trở nên kiêu căng, sống xa hoa. Hai bên ngày càng thù hằn nhau, cuộc đấu tranh khi ngấm ngầm, lúc công khai và chỉ đợi dịp để tiêu diệt lẫn nhau. 

Hồng Tú Toàn thấy nguy cơ bị hất chân ngày càng đến gần nên mật gọi Vi Xương Huy và Thạch Đạt Khai về để tìm cách trữ Dương Tử Thanh. Vi Xương Huy lúc này đang ở Giang Tây, nhận được lệnh của Hồng Tà Toàn liền trở về Thiên Kinh. Nửa đêm ngày 2-9-1856, Vi Xương Huy đem 3.000 quân vây phủ Đông vương bắt Dương Tú Thanh và gia quyển đem giết ; tất cả họ hàng thân thích của Đông vương cũng đều bị giết. 

Thạch Đạt Khai ở Vũ Xương đang lãnh đạo quân Tây chinh thắng lợi, nghe tin Thiên Kinh có biến, vội vàng kéo quân về khuyên Vì Xương Huy không nên tàn sát. Vi Xương Huy không những không nghe mà còn định hại luôn Thạch Đạt Khai. Thạch Đạt Khai một mình trốn khỏi Thiên Kinh. Vi Xương Huy lại đem bất giết cả nhà Thạch Đạt Khai. Thạch Đạt Khai chạy về An Khánh. 

Những hành động tàn bạo của Vi Xương Huy bị quần chúng oán ghét, quân lính và các tướng sĩ phẫn nộ, chính họ cũng lo sợ ngay cho số phận của mình. Vì lí do đó nên tháng 11, các tướng sĩ ở Thiên Kinh nổi lên giết chết Vì Xương Huy. Thiên vương Hồng Tú Toàn liên phải người đi đón Thạch Đạt Khai về để ổn định triều chính. 

Nhưng Thạch Đạt Khai trở về Thiên Kinh lại không được Hồng Tu Toàn tín nhiệm lấm. Thạch Đạt Khai thấy tình thế như vậy liên kéo 10 vạn quân đi đánh Triết Giang, Phúc Kiến, Hổ Nam, Tứ Xuyên, lại trở về Quảng Tây và cuối cùng bị tiêu diệt ở Tứ Xuyên (1857). Cuộc tiến quân lang thang vô mục đích này đã làm cho quân đội mệt mỏi, dần dần rơi vào thế bị động, cuối cùng bị tiêu diệt. Mười vạn quân tinh nhuệ và nhiều tướng lĩnh có tài của Thái bình thiên quốc đã hi sinh vô ích trong cuộc tiến quân. 

Từ mâu thuẫn nội bộ đến sự biến Dương – Vì và cuối cùng đến cuộc hành quân của Thạch Đạt Khai đã đánh dấu giai đoạn đi xuống của cuộc khởi nghĩa. 

Sự biến Dương – Vì làm cho triều đình Thiên Kinh không còn ai làm trụ cột nửa. Các tướng lĩnh lo sợ nên không hết lòng, và chỉ mong xa Thiên Kinh. Chính vì vậy nên khi Thạch Đạt Khai kéo quân ra đi, họ liên theo hết. Thiên Kinh trở nên điều tàn, chính quyển Thái bình thiên quốc như bị tê liệt. 

Thái bình thiên quốc đã phát triển đến đỉnh cao nhưng nó đặt ra câu hỏi cho các nhà lãnh đạo về con đường phát triển của đất nước. Làm sao để có thể đi đến mục đích ? Những người đứng đầu Thái bình thiên quốc không thể nào trả lời được câu hỏi đó. Không đại diện cho một phương thức sản xuất mới, họ không có khả năng xây dựng một xã hội tiến bộ hơn xã hội cũ. Điều kiện kinh tế, địa vị xã hội lịch sử không cho họ miếng đất thực tế và trình độ để giải quyết vấn để trên. 

Trong khi đó tập đoàn lãnh đạo của Thái bình thiên quốc ngày càng đi vào con đường phong kiến hóa. Sau khi vào Thiên Kinh họ dần dần xa rời quần chúng đố kỵ lẫn nhau, tham lam tranh giành quyền lợi. Mâu thuẫn không giải quyết nổi của Thái bình thiên quốc tất yếu sẽ dẫn đến sự tan rã hàng ngũ. 

2. Chiến tranh Thuốc phiện lần thứ hai 

Cuộc chiến tranh Thuốc phiện lần thứ hai nổ ra năm 1866 là cuộc chiến tranh xâm lược, nhằm mục đích mở rộng thêm quyền lợi của các đế quốc ở Trung Hoa ; đồng thời nhằm uy hiếp phong trào nông dân, câu kết với nhà Thanh tiêu diệt Thái bình thiên quốc. 

Phong trào Thái bình thiên quốc ngày càng phát triển buộc nhà Thanh phải dựa vào đế quốc mới trấn áp được. Anh đã nhiều lần muốn gây chiến với Trung Quốc để mở rộng thêm các điều khoản trong hiệp ước Nam Kinh, nên nhân cơ hội đó đưa ra điều kiện mới : 

– Yêu cầu cho Anh phái sứ thần đến kinh đô. 

– Cho người Anh được tự do đi lại trên đất Trung Quốc. 

– Mở cửa Thiên Tân và cho Anh đặt lãnh sự ở đó. – Sửa lại chế độ thuế, thừa nhận thuốc phiện là món hàng hợp pháp. 

– Đế quốc Anh vào đóng ở Quảng Châu. 

Đế quốc Pháp, Mĩ cũng yêu cầu sửa lại những điều ước cũ và lấy đó làm điều kiện để giúp nhà Thanh trấn áp Thái bình thiên quốc. Ban đầu, những yêu sách đó đều bị cự tuyệt. Do vậy, tháng 10–1857, Anh lấy cớ là chiếc thuyền Arao của Anh bị thủy quân Trung Quốc bắt giữ, còn Pháp thì lấy cớ là các giáo sĩ bị giết hại để tấn công Trung Quốc. 

Năm 1857, liên quân Anh Pháp đánh chiếm Quảng Châu. Quan lại nhà Thanh đấu hàng, nhưng nhân dân khắp nơi nổi dậy, tự thành lập các đội vũ trang của mình đánh đuổi quân xâm lược. 

Ngày 25-6-1858, nhà Thanh buộc phải kí điều ước Thiên Tân, nhận bồi thường cho Anh và Pháp, cho chúng phải sử thần đến kinh đô, cho chúng tự do đi lại, mở thêm hải cảng, giảm giá thuế và thực hiện quyền lãnh sự tài phán. Chưa thỏa mãn, tháng 6-1859, Anh điều 18.000 quân và Pháp phái 6.500 quân tiến công pháo đài Đại Cổ. Tháng 10-1860, quân Anh Pháp tiến vào Bắc Kinh cướp bóc, tàn phá, đốt cháy và cướp hết của cải trong khu Viên minh viên – một công trình kiến trúc vô cùng tráng lệ của nhân dân Trung Quốc. Vua nhà Thanh chạy trốn sang Nhiệt Hà và sai em ruột là Cung Thân vương đi cầu hòa. 

Ngày 24-10–1860, điều ước Bắc Kinh khất khe và nhục nhã hơn đã được ký kết. Ngoài những điều khoản của hiệp ước Thiên Tân, nhà Thanh còn phải công nhận những điều sau đây : 

– Cắt vùng Cửu Long ti cho Anh. 

– Mở thêm cửa biển Thiên Tân. 

– Bồi thường cho Anh, Pháp, mỗi nước 8 triệu lạng bạc. 

Cuộc Chiến tranh thuốc phiện lần thứ hai kết thúc bằng hiệp ước đầu hàng của Mãn Thanh. Bọn đế quốc nhờ điều ước này đã hợp pháp hóa việc thọc sâu vào nội địa Trung Quốc. Hiệp ước đã bảo đảm cho sự cầu kết càng ngày càng chặt chẽ giữa đế quốc và phong kiến. Nhà Thanh dựa vào đế quốc để duy trì nền thống trị thối nát của mình. Bọn đế quốc dùng nhà Thanh làm bình phong để dễ bé bóc lột nhân dân Trung Quốc. Bọn chúng cùng nhau dìm cuộc đấu tranh của nông dân trong biển máu. 

3. Thời kỳ tan rã của Thái bình thiên quốc 

Mùa thu năm 1856, bọn phong kiến nhân lúc Thái bình thiên quốc có biến quay lại tấn công quân khởi nghĩa. Tháng 12 năm 1856, chúng chiếm lại Hán Dương Và Xương. Cùng lúc này các cánh quân phía bắc của triều Mãn Thanh cũng tràn xuống uy hiếp Thiên Kinh. Đến năm 1858, Thái bình thiên quốc bị tấn công, bị bao vây tứ phía rất nguy khốn. 

Dưới sự lãnh đạo của Trấn Ngọc Thành, quân Thái bình nhiều lần đánh bại những cánh quân triều đình, đập tan đại doanh Giang Bắc, giáng cho quân Tưởng những đòn nặng nề. Đội “Thường tháng quân” do Anh-Pháp tổ chức cũng bị quân Thái bình đánh cho tan tành và Thượng Hải nhiều lần bị quan khởi nghĩa vây đánh. Giữa lúc đó thì có tin Thiên Kinh bị ngụy, quân Thái bình phải kéo về giải vây cho Thiên Kinh. Quân Thái bình thiên quốc đã đánh bại đại doanh Giang Nam và tiêu diệt một bộ phận quan tinh nhuệ của Tăng Quốc Phiên. 

Nhưng đến giai đoạn này, Thái bình thiên quốc đã đi vào giai đoạn cuối của nó. Kẻ thù ngày càng cầu kết với nhau, gây thêm nhiều khó khăn cho phong trào. Từ mùa xuân 1860, quân Tường vây An Khánh, cuộc chiến đấu ở đây do người tướng trẻ có tài là Trần Ngọc Thành chỉ huy đã diễn ra rất quyết liệt, nhưng cuối cùng An Khánh bị hạ. Trần Ngọc Thành bị bắt và bị giết giữa lúc mới 26 tuổi. 

Tình thế của quân Thái bình thiên quốc ngày càng nguy ngập. Tháng 12-1862, lí Hồng Chương liên hiệp với quân Anh tấn công vào Tổ Châu. Bọn chúng đã thẳng tay tàn sát hơn 10 vạn người. Bọn đế quốc càng ngày càng tích cực ủng hộ phong kiến Mãn Thanh đàn áp quân Thái bình. Chúng cung cấp chiến thuyền, giúp lập xưởng đúc súng ở Thượng Hải, An Khánh vv… 

Sau khi Dương Tú Thanh, Vi Xương Huy bị giết và Thạch Đạt Khai kéo 10 vạn quân đi, thì Hồng Tú Toàn sống trong nỗi thất vọng cổ đơn. Mùa xuân năm 1864 . Thiên Kinh bị vầy.1-6-1864 Hồng Tú Toàn uống thuốc độc tự tử. 

Ngày 19 tháng 7 năm 1864 Thiên Kinh bị hạ. Cuộc khởi nghĩa Thái bình thiên quốc hoàn toàn thất bại.