Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa (1851 – 1856) 

Phong trào nông dân ở Quảng Tây vào năm 1849 – 1850 đã bước vào giai đoạn mới, Hồng Tú Toàn và Phùng Văn Sơn cùng các lãnh tụ của Hội Thượng đế quyết định khởi nghĩa. 

Mùa hạ năm 1850, Hồng Tú Toàn ra lệnh cho các đoàn và trang quân sự tập hợp ở Kim Điển. Ngày 1-1-1851 quân khởi nghĩa nổi dậy lập hiệu là Thái bình thiên quốc và tháng 9 năm đó tiến vào Vĩnh An. 

Quân Thái bình chiếm được Vĩnh An, bắt đầu xây dựng chính quyền, tuyên bố các chế độ, phong vương cho các tướng lĩnh. Dương Từ Thanh được phong là Đông vương, Tiểu Triều Quý là Tây vương. Thạch Đạt Khai làm Dực vương v. v.. Tất cả các vương này đều dưới quyền điều khiển của Đông vương. Hồng Tú Toàn làm Thiên vương trông coi tất cả. Các tổ chức về quân đội, các quy chế kỉ luật, các chế độ cấp phát hầu hết cũng được định trong lúc này. 

Quân Thái bình có tổ chức kỉ luật rất nghiêm, có nam doanh “nữ doanh”. Của cải đều tập trung vào kho chung. Không được cướp phá nhũng nhiễu nhân dân, ai trái lệnh thì bị chém. Ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa nông dân lan rất nhanh chóng trong các vùng 

Triều đình Mãn Thanh hoảng sợ phái quân đi vây đánh Vĩnh An. Tháng 4-1852, quân Thái bình mặc dù bị vây, lương hết, đã chiến đấu rất anh dũng phá tan vòng vây của quân Mãn Thanh và bắt đầu cuộc tiến công lịch sử của mình. Khi tiến công về Quốc Lâm và Toàn Châu, gặp phải lực lượng mạnh của quân triều đình, Phùng Văn Sơn hi sinh và nghĩa quân bị thiệt hại nặng. Nhưng cuối cùng nghĩa quân đã mở đường tiến vào Hồ Nam. Khi vào Hổ Nam, quân Thái bình có khoảng chừng 5-6 nghìn ; nhưng sau đó đội quân phát triển lên 5-6 vạn. Đoàn quân với khí thế chiến thắng, đi đến đâu, quân Mãn Thanh tan đến đấy. Quân Thái bình tiến vào Và Hán. Ngày 8-2-1853 chiếm Cửu Giang, ngày 24 chiếm An Khánh, đoạt lương thực, vàng bạc rất nhiều. Quân khởi nghĩa đã chiếm một vùng rộng lớn, chia cắt Trường Giang và khống chế vùng trung lưu giàu có. Ngày 8-3 quân Thái bình bao vây Nam Kinh, mười ngày sau thì chiếm được thành. 

Vào Nam Kinh, quân Thái bình giành được thắng lợi to lớn. Chỉ trong vòng hơn 2 năm đã tiến công thắng lợi trên một vùng đất đai rộng lớn hơn 10 tỉnh. Vào Nam Kinh, Thái bình thiên quốc bắt đầu xây dựng chính quyền mới, lấy Nam Kinh làm thủ đô và đổi tên là Thiên Kinh.Khâm sai đại thần Hưởng Vinh đem quân đến ngoại thành Nam Kinh án ngữ ở Tử Kim Sơn gọi là đại doanh Giang Nam, để ngăn chặn quân Thái bình vượt lên miền Bắc. Triều đình Mãn Thanh lo sợ sự phát triển nhanh chóng của Thái bình thiên quốc lên phía bắc, nên vội vàng điều quân từ Tây bắc, Đông bắc về giữ Bắc Kinh. 

Ở khắp nơi, quân Mãn Thanh tan rã nhanh chóng địa chủ Hán tộc chỉ còn dựa vào quân “đoàn luyện” để bảo vệ tài sản. Lực lượng mạnh nhất là quân đoàn luyện của địa chủ Hán tộc Tang Quốc Phiên. Chính đạo quân này về sau đã gây nhiều thiệt hại cho khởi nghĩa Thái bình thiên quốc. 

Đồng thời, quan lại phong kiến Mãn Thanh cầu cứu quân đội nước ngoài giúp đỡ để chống lại phong trào nông dân. Nhưng trong lúc phong trào nông dân đang phát triển mạnh, chúng chưa dám công khai tham chiến, chỉ giúp bọn phản động Trung Quốc súng ống và tiền bạc để chống lại cuộc khởi nghĩa nông dân Trung Quốc. 

Để đối phó với phong kiến Mãn Thanh và đẩy mạnh sự phát triển phong trào cách mạng, quân Thái bình thiên quốc đã tiến hành ba cuộc tiến công lớn : 

Bắc Chinh – nhằm đập tan hoàn toàn uy thế chính trị của nhà Thanh, phá tan sào huyệt cuối cùng của nó. 

Tây chính – để bảo vệ Nam Kinh, tiêu diệt lực lượng phản cách mạng của bọn địa chủ Hán tộc. 

Đông chính – để cắt nguồn cung cấp tài nguyên của nhà Mãn Thanh. 

Hai cuộc Đồng chinh và Tây chinh thu được thắng lợi lớn, nhưng cuộc Bắc chính thì thất bại. Mặc dấu cuộc Đông chính và Tây chính trên đường tiến quân thu được nhiều thắng lợi, song vì sự biến Dương – Vì nên phải lui quân. 

Ba cuộc tiến quân trên tuy bị chấm dứt không thỏa lòng mong muốn của những người lãnh đạo Thái bình thiên quốc, nhưng nó đã nói lên sức mạnh lớn lao của quân Thái bình thiên quốc. Nó đã gây tác dụng thúc đẩy phong trào đấu tranh trong toàn quốc lên cao.