Tính chất, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của Thái Bình Thiên Quốc
Cuộc khởi nghĩa Thái bình thiên quốc nổ ra ngày 11-1-1851 ở Kim Điển, sau đó đã phát triển rộng ra hấu khắp Trung Quốc. Đó là phong trào đấu tranh của nông dân trên phạm vi đất đai rộng lớn của Trung Quốc, bao gồm 18 tỉnh. Cuộc đấu tranh kéo dài trong 14 năm, đã xây dựng một chính quyền và thi hành nhiều biện pháp tiến bộ.
Xét về tính chất của các chính sách, về tư tưởng chỉ đạo và thành phần tham gia thì đó là một phong trào nông dân. Mặc dù về hình thức tổ chức và tuyên truyền có khoác màu tôn giáo, nhưng không thể vì vậy mà cho rằng đó là một cuộc chiến tranh tôn giáo. Họ mượn hình thức tôn giáo để tổ chức, nhờ giáo lí để nói lên ước vọng và tạo ra Thượng đế hay một vị thần linh nào đẩy làm bùa hộ mệnh tập hợp đồng đảo quần chúng vào cuộc đấu tranh chống cường quyền.
Phong trào Thái bình thiên quốc không phải là cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Tuy nó có làm hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, song đó là do nhu cầu bức thiết của sự tồn tại bản thân chứ giai cấp lãnh đạo không phải là đại diện cho một lực lượng sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới. Phong trào nông dân này nằm trong giai đoạn lịch sử đặc biệt của Trung Quốc, khi thực dân đế quốc đang xâu xé Trung Quốc, bọn phong kiến thì nhu nhược đầu hàng bên ngoài. Xã hội Trung Quốc có hai mâu thuẫn cơ bản tồn tại, mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với bọn thực dân đế quốc và mâu thuẫn giữa bọn phong kiến thối nát với quần chúng nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân. Dù là cuộc đấu tranh thuần túy nông dân, thì nó cũng không thể không đụng chạm đến việc giải quyết hai nhiệm vụ trên.
Phong trào Thái bình thiên quốc là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Đây không chỉ nói về phạm vi ảnh hưởng. mà chủ yếu là về biện pháp quyết liệt và sáng tạo của nó. Trong cuộc chiến đấu này, giai cấp nông dân Trung Quốc lần đầu tiên để ra được một cương lĩnh chính trị kinh tế có hệ thống, mang tính chất lịch sử dân tộc của mình. Chính sách ruộng đất bình quân. chính sách xã hội, chính sách nam nữ bình đẳng là những chính sách lần đầu tiên được đề ra trong lịch sử Trung Quốc.
Cuộc đấu tranh này có một hoài bão lớn lao là mong lật nhào toàn bộ trật tự phong kiến, đặc biệt là muốn xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất của phong kiến. Thái bình thiên quốc chủ trương chia ruộng đất cho dân cày theo lao động, ước mơ xây dựng một xã hội không có người bóc lột người “thiên hạ nhất gia cộng hưởng thái bình”, nhưng lí tưởng đó không thể nào thực hiện được. Mặc dù vậy, giai cấp nông dân Trung Quốc đã đoàn kết tấn công quyết liệt vào dinh lũy của phong kiến đế quốc. Trong giai đoạn đấu, lãnh tụ nông dân đã không ngừng sáng tạo, đưa cuộc cách mạng đi lên.
Cuối cùng Thái bình thiên quốc đã bị thất bại. Nguyên nhân chủ yếu là do không có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo. Giai cấp lãnh đạo là nông dân mang tính chất bảo thủ, hẹp hòi, phân tán, không đại diện cho quan hệ sản xuất mới. Giai cấp nông dân có khả năng đập phá xã hội cũ, nhưng khi đã đẩy cách mạng đến đỉnh cao rồi thì họ không biết làm gì nữa. Sau khi đã xây dựng chính quyền ở Thiên Kinh, các vương của Thái bình thiên quốc bị phong kiến hóa nhanh chóng, sống xa hoa, xa rời quần chúng nhân dân. Trong cuộc sống vật chất sung túc, địa vị cao sang, các “Vua nông dân” nảy sinh tư tưởng bè phái, ghen ghét, tranh giành địa vị, quyền lợi, cuối cùng đi đến chém giết lẫn nhau, gây ra thảm họa “sự biến Dương Vì” làm yếu dẫn và tan rã hàng ngũ cách mạng.
Thái bình thiên quốc sở di bị thất bại là vì nó phải đối chọi với hai kẻ thù rất lớn của dân tộc và giai cấp. Sau Chiến tranh thuốc phiện lần thứ hai, bọn đế quốc phong kiến càng câu kết chặt chế hơn, các nước đế quốc giúp tàu chiến, lập xưởng đúc súng cho bọn phong kiến để trấn áp Thái bình thiên quốc. Bọn đế quốc còn trực tiếp tổ chức quân đội đánh nhau với quân cách mạng. Đứng trước kẻ thù lớn hơn hẳn về trang bị vũ khí mà các lãnh tụ Thái bình thiên quốc ngày càng chia rẽ, tàn sát lẫn nhau, tự làm yếu mình, thì không thể nào tránh khỏi thất bại được.
Mặt khác, tác dụng phá hoại của cái áo khoác tôn giáo cũng không phải là ít. Chính tôn giáo và mê tín làm cho đội quân nông dân đoàn kết với nhau và chính tôn giáo cũng bị lợi dụng để đấu tranh nội bộ làm tan rã hàng ngũ. Cuộc đấu tranh giữa Hồng Tử Toàn và Dương Tú Thanh là ví dụ rõ ràng nhất.
Ngoài những lí do quan trọng trên, còn phải nói đến những sai lầm về mặt chiến lược, chiến thuật vv….
Phong trào Thái bình thiên quốc tuy đã thất bại, nhưng có ý nghĩa lịch sử to lớn trong lịch sử Trung Quốc.
Phong trào nông dân này giáng một đòn chí mạng vào chế độ phong kiến đã tồn tại mấy ngàn nam ở Trung Quốc. Nó tuyên bố chủ nghĩa phong kiến đã quá lỗi thời, cần phải thay đổi. Đồng thời, nó cũng đã cho bọn đế quốc một bài học về sức mạnh của quần chúng quật khởi.
Tuy thất bại, nhưng phong trào Thái bình thiên quốc đã để lại những kinh nghiệm lịch sử quý báu. Tình trạng lạc hậu của Trung Quốc nói riêng và phương Đông nói chung đã tạo nên tình hình là nông dân chiếm đa số cư dân, là bộ phận bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẽ trở thành lực lượng chính trong cuộc đấu tranh cải biến xã hội. Các giai cấp, các nhà hoạt động cách mạng dân tộc không thể không chú ý vấn đề trên. Nhưng đồng thời, quá trình vận động của phong trào Thái bình thiên quốc đã để lộ những nhược điểm của giai cấp nông dân trong đấu tranh. Tư tưởng tư hữu, ý thức phong kiến “chia quả thực”, “tham vọng quyền uy” “muốn làm vua” sẽ tác động phá hoại phong trào và rút cục sẽ xóa đi tất cả thành quả cách mạng mà phong trào nông dân đã giành được.
Phong trào Thái bình thiên quốc là một đợt sóng đấu tranh chống đế quốc trong phong trào đấu tranh của nhân dân các nước châu Á, chống sự nỗ dịch của đế quốc tư bản phương Tây. Nó đánh dấu một bước phát triển của phong trào nông dân Trung Quốc, đồng thời cũng để lại nhiều kinh nghiệm đối với sự nghiệp cứu nước của nhân dân Trung Quốc.