Cách mạng 1848 ở Đức

1. Những sự kiện cách mạng ở miền Nam nước Đức 

Cuối tháng 2-1848, cuộc cách mạng bắt đầu từ miền Nam nước Đức, trước hết ở Baden rồi lan dần sang các miền sông Ranh, ở Vuyếtthembec, Baye. Cuộc khởi nghĩa ở Baden chống chính quyền phong kiến giành được thắng lợi bước đầu : chính phủ buộc phải công nhận quyền tự do báo chí, võ trang toàn dân, bãi miễn các bộ trưởng phản động và trao quyền cho các đại biểu của giai cấp tư sản tự do. 

Ở Vuyếtthembec, nhất là ở những nơi đã xảy ra cuộc chiến tranh nông dân Đức năm 1525, nông dân phát huy truyền thống cách mạng, nổi dậy kéo đến dinh của bọn địa chủ quý tộc, đốt phá lâu đài, giấy tờ ràng buộc họ về thuế mã và đòi hủy bỏ những đặc quyền phong kiến. Yêu cầu cấp thiết đối với giai cấp nông dân là tiêu diệt trật tự phong kiến và các thứ sưu dịch phong kiến đè lên đời sống của họ. 

Ngày 3-3-1848, giai cấp công nhân tổ chức cuộc biểu tình lớn ở Khuên, đòi ban bố quyền phổ thông đấu phiếu, tự do ngôn luận, vũ trang nhân dân và bãi bỏ quân đội cũ, tự do lập hội, bảo vệ lao dong v.v… 

Trên các đường phố ở Munsen, công nhân và sinh viên dựng chướng ngại vật đòi thái hối các bộ trưởng phản động. 

Những cuộc nổi dậy ở miền Nam nước Đức đã thu được một số thủng lợi nhất định buộc giai cấp phong kiến phải thay các chính phủ phản động cũ bằng nội các từ sản tự do. 

Kế tiếp các sự kiện cách mạng trên, khắp các thành phố và nông thôn Đức đều nổi dậy đấu tranh và đông đảo công nhân, nông dân ngày càng được lôi cuốn vào phong trào cách mạng Có ảnh hưởng lớn đến tình hình toàn nước Đức là cuộc cách mạng ở Berlin. 

2. Cách mạng tháng 3 ở Berlin 

Vào những ngày đầu tháng 3, ở Phổ và Bắc Đức cũng xảy ra nhiều cuộc đấu tranh. Những cuộc hội họp sôi nổi của công nhân, thợ thủ công, sinh viên và các tầng lớp thuộc giai cấp tiểu tư sản đã được tổ chức ở Berlin để thảo luận những tin thắng lợi của cách mạng ở Pari, ở Tây và Nam Đức. Những đơn thỉnh cầu được gửi lên nhà vua, đòi ân xá tù chính trị, đòi lập cơ quan đại diện của nhân dân và thành lập Bộ Lao động. Nhưng Phridrich Vinhem IV đa lờ đi, tăng cường binh lính và dùng cảnh sát đàn áp các cuộc biểu tình. Cảnh xô xát giữa binh lính và nhân dân xảy ra khắp nơi. 

Tin cách mạng ở Viên bùng nổ, Mettecnich bị đổ được truyền đến Beclin làm nhân dân thêm nức lòng và đẩy cuộc đấu tranh lên cao. Vua hoảng sợ trước tình hình đấu tranh và làn sóng cách mạng của nhân dân nên ngày 17-3 phải nhượng bộ, hứa sẽ bãi bỏ việc kiểm duyệt báo chí, sửa đổi hiến pháp, cải tổ Liên bang Đức và triệu tập quốc hội liên bang vào ngày 2-4. Ngày 18-3, nhà vua dự định tuyên bố những lời đã hứa đó trước cung điện. Từ sáng sớm ngày 18-3, nhân dân kéo từng đoàn lớn biểu tình đi đến hoàng cung. Mãi đến 2 giờ chiều hôm đó, nhà vua mới công bố dự án cải cách, nhưng nhân dân không thỏa mãn vì yêu sách của họ đòi quân đội phải rút khỏi thủ đô không được thực hiện. Khi những người dự biểu tình hồ lớn “quân đội cút đi thì hàng loạt súng bắn vào quán chúng Lập tức công nhân hô hào đấu tranh và tất cả đoàn biểu tình đứng lên cướp vũ khí, lập chiến lũy chống lại 14.250 binh lính và 36 khẩu đại bác. Cuộc đấu tranh kéo dài 14 giờ liên. Binh lính dán dẫn ngà về nhân dân, không bắn vào nhân dân theo lệnh của bọn chỉ huy Nhân dân buộc nhà vua phải nhượng bộ, ra lệnh cho quân lính rút khỏi Berlin . Cuộc cách mạng tháng Ba ở Berlin đã tỏ rõ sức mạnh của giai cấp công nhân. Do thắng lợi của cách mạng nhà vua buộc phải thành lập nội các tư sản tự do, đứng đầu là thủ tướng Camhauden nguyên thủ lĩnh của tư sản tự do vùng sông Ranh và Handeman chủ xưởng giữ chức Bộ trưởng Bộ tài chính. Như vậy là tư sản tự do chiếm địa vị quan trọng trong nội các. Nhưng họ vẫn để nguyên bộ máy quan liêu cảnh sát cũ và quân đội vẫn nằm trong tay bọn địa chủ quý tộc. Không có sĩ quan và viên chức cũ nào bị thải hồi. Ở các vương quốc, địa chủ quý tộc vẫn nắm quyền thống trị. Yêu cấu vũ trang toàn dân không những không được thực hiện mà bọn tư sản tự do lại đóng tình với nhà vua không vũ trang cho giai cấp công nhân. Về nhiệm vụ của nội các, Camhauden tuyên bố rằng “Chúng tôi là kẻ bảo hộ cho vương triều”. 

3. Quốc hội Phrăngphua và giai đoạn thoái trào của cách mạng 

Ngày 18-5-1848 Quốc hội toàn Đức khai mạc lần đầu tiên ở Phrẵngphua (bên sông Mainz)(1). Cuộc bầu cử tiến hành ngày 2-4 đi ngược lại ý muốn của quần chúng không có một đại biểu nào của công nhân và chỉ có một đại biểu nông dân. Tư sản tự do chiếm tuyệt đại đa số Tất cả mọi người đều hướng về Phringphua chờ đợi, hi vọng. Hầu hết các thành phố đều tổ chức các cuộc biểu tình, đòi thành lập nước Cộng hòa Đức tự do, dân chủ và thống nhất. Những cuộc nổi dậy trước đây kể cả cuộc cách mạng tháng 3 ở Berlin nhiều hay ít đều mang tính chất địa phương cục bộ, còn những cuộc biểu tình lần này có tính chất toàn quốc. 

Cuộc khởi nghĩa tháng Sáu ở Pari thất bại thúc giục bọn phong kiến phản động Đức chuyển sang thể phản công. 

Cuộc khởi nghĩa tháng Mười ở Viên thất bại đã làm nghiêng cán cân có lợi cho bọn phản cách mạng. Sự kiện đó có ảnh hưởng đến thể phản công của thế lực phản động ở Đức. 

Ngày 20-6, nội các Camhauden bị đổ. Tháng 9, Handelman bị cách chức. Nhà vua lập nội các gồm bọn quan liêu và sĩ quan do tướng Pophuen là kẻ đã giết nhiều người trong phong trào giải phóng dân tộc ở Ba Lan giữ chức thủ tướng. Cũng trong thời gian này, 50.000 quân lính được lệnh tập trung ở Berlin. Những cuộc chiến đấu giữa quần chúng và công nhân, nông dân, thợ thủ công xảy ra ở khắp nơi. Khi tin thất bại của cuộc khởi nghĩa tháng Mười ở Viên lan đến Berlin, nhà vua lập tức thải hối các bộ trưởng, giải tán quốc hội Phổ để lập lại chế độ cũ, lập nội các do bá tước Brandenbua và Manthoiphen đứng đầu. 

Ngày 5-12, nhà vua ra sắc lệnh giải tán quốc hội Berlin, đồng thời ban hành hiến pháp theo chế độ hai viện. Bàn hiến pháp này trên mọi mặt đều nhằm mở rộng quyền hạn của nhà vua, mở rộng các quyền hạn của bọn địa chủ, quân đội quý tộc. Như vậy là bọn phản động đã thắng cách mạng vì sự phản bội của giai cấp tư sản. 

4. Cuộc vận động hiến pháp để chế (mùa xuân 1849) 

Vấn đề cơ bản của cách mạng Đức là thống nhất đất nước vẫn chưa được giải quyết. Ngày 28-3-1849 Quốc hội Phrangphua công bố bản hiến pháp từ lâu họ đã dự thảo và bàn cãi. Bản hiến pháp về căn bản phù hợp với quyền lợi của đại tư sản và phần nào mang tính chất tự do tự sản. Theo hiến pháp thì nước Đức thống nhất tất cả các vương quốc, thành lập một chính phủ liên bang, theo chế độ quân chủ lập hiến do hoàng đế đứng đầu, ngôi vua cha truyền con nối. Các vương quốc vẫn giữ chủ quyền riêng Quốc hội đế quốc gồm hai viện : một viện đại biểu chính phủ và một viện dân biểu do đấu phiếu bầu lên. Mọi đặc quyền đẳng cấp của bọn quý tộc được tuyên bố bãi bỏ. Quyền tự do tư sản như ngôn luận, báo chí, hội họp được công bố, nhưng những quyền đó lại không có gì để bảo đảm cả, quyền tư hữu tài sản không bị xâm phạm. Nhìn chung, bản hiến pháp màng đáy mâu thuẫn, khuynh hướng phong kiến quân chủ lẫn lộn với khuynh hướng tư sản tự do và dân chủ tư sản. Xét cho cùng hiến pháp tuy có nhiều thiếu sót nhưng đối với nước Đức phong kiến và chia cắt thì đó là một tiến bộ, được coi như một bước tiến đến thống nhất. 

Thái độ của các vương quốc đối với hiến pháp khác nhau. Một số vương quốc nhỏ thừa nhận hiến pháp. Các vương quốc lớn như Phổ, Bayern, Hanova, Dacden thì phản đối. Vua Phổ ngả về các vương quốc lớn để củng cố địa vị lãnh đạo của mình trong đế quốc, rút các đại biểu bảo thủ ủng hộ nhà vua khỏi quốc hội Phràngphua. Quốc hội chỉ còn 150 đại biểu trong tổng số 831, trở nên hoàn toàn bất lực. Từ đó diễn ra cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ hiến pháp vào tháng 5-1849. 

Cuộc khởi nghĩa bắt đầu ở Drétxđen, thủ đô vương quốc Daeden vào ngày 3-5 khi nhà vua không chịu công nhận hiến pháp. Sau đó các cuộc nổi dậy nổ ra ở khắp nơi, ở Railan, Vétxphalen, Baye, Baden v.v. và cuối cùng kết thúc ở Rátxtat vào ngày 23-7-1849. 

Cuộc khởi nghĩa ở Baden có quy mô lớn nhất, lôi cuốn nhân dân, thợ thủ công tiểu tư sản và 20 vạn binh lính. Khắp nơi gửi đến Baden đội nghĩa quân của mình để ủng hộ cuộc khởi nghĩa. Mặc dầu quân khởi nghĩa và quần chúng nhân dân đấu tranh rất dũng cảm. tập trung hơn 13.000 nghĩa quân chiến đấu trong hai ngày liền chống lại đội quân mạnh gấp 6 lần, cách mạng vẫn thất bại. 

Quốc hội Phrăngphua hoàn toàn bất lực, và sự thất bại của cuộc cách mạng làm cho quốc hội dễ dàng bị giải tán. Sau khi trấn áp cuộc khởi nghĩa, bọn phản cách mạng thẳng tay đàn áp, khủng bố nghĩa quân. Các tòa án quân sự hoạt động khắp nơi. Sự bán giết không thông qua tòa án trở thành một hiện tượng thường xuyên. 

Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa ở miền Tây Nam nước Đức và việc giải tán quốc hội Đức đã kết thúc cuộc cách mạng đầu tiên của nước Đức Vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng Đức là thống nhất đất nước vẫn chưa được giải quyết.